Đau lưng giữa là triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là cột sống lưng. Chứng đau nhức lưng giữa tuy không phổ biến nhưng dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan. Làm sao để nhận biết cơn đau giữa lưng và cách chữa trị hiệu quả như thế nào? Cùng Winmedic tìm hiểu về cơn đau vùng lưng giữa qua bài viết sau đây!
Mục lục
Nhận biết cơn đau lưng giữa
Vị trí cột sống ngực tới phần cuối xương sườn (đốt sống T1 – T12) được phân loại là vùng lưng giữa và nửa vùng lưng trên. Các cơn đau giữa lưng tập trung ở những đốt sống cuối (T8 – T12) với triệu chứng chính là đau nhói, đau âm ỉ, đau dai dẳng kèm cứng khớp, cảm giác nóng rát vùng đau.

Người bệnh bị đau lưng giữa một thời gian dài sẽ có cảm giác tê ngứa phần lưng và các chi. Một số cơ quan nội tạng như ruột và bàng quang bị mất kiểm soát. Xuất hiện cảm giác tức ngực, suy nhược cơ thể, suy sụp tinh thần.
7 bệnh lý xương khớp dẫn đến đau giữa lưng
Chúng tôi sẽ đề cập đến 7 bệnh lý về xương khớp phổ biến với triệu chứng đau lưng giữa, trong đó phần lớn là các bệnh bắt nguồn từ cột cột sống.
- Bệnh loãng xương: Xương đốt sống giòn, xốp, dễ gãy, xẹp lún dẫn đến sai lệch cấu trúc cột sống, gây đau lưng.
- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm bị xô lệch chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống và mạch máu, gây nên chứng đau lưng giữa.
- Viêm xương khớp: Đầu xương ma sát trực tiếp với nhau do sụn khớp đã bị mài mòn biến mất, dẫn đến đau nhói và tê cứng cột sống lưng.
- Cong vẹo cột sống: Cột sống biến dạng, sai lệch cấu trúc cột sống, gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh sinh ra đau giữa lưng
- U cột sống: Các khối u hình thành trong hoặc quanh tủy sống, cột sống chèn ép trực tiếp lên tủy sống, mô cơ, rễ thần kinh và mạch máu, tạo nên những cơn đau lưng giữa dai dẳng
- Viêm cột sống dính khớp: Các xương cột sống có xu hướng phát triển sát lại, tới mức dính chặt vào nhau khiến bệnh nhân khó cử động cột sống, xuất hiện cảm giác đau nhói như thể các đốt cột sống chà xát vào nhau
Những nguyên nhân khác dẫn đến đau giữa lưng

- Đau thần kinh tọa: Gây đau, tê liệt, căng cứng phần lưng giữa và lưng dưới do rễ thần kinh bị chèn ép, tổn thương
- Căng cơ, giãn dây chằng lưng giữa: Do sinh hoạt với tư thế sai, chấn thương thể thao và bê vác vật quá sức, gây tê bì, đau lưng âm ỉ.
- Lão hóa cơ thể: Các khớp xương, cơ, dây chằng dần mất đi chức năng, lượng máu lưu thông qua cột sống lưng kém dần dẫn đến đau mỏi lưng giữa.
- Thừa cân: Cơ thể tích trữ quá nhiều mỡ thừa, gây áp lực lớn lên cột sống, ảnh hưởng tới cột sống lưng giữa.
- Bệnh thận: suy thận, sỏi thận,… đều có các biến chứng ảnh hưởng đến nội tạng, cột sống và mô cơ.
- Lười vận động: Cơ thể bị trì trệ, suy yếu cơ, xương khớp yếu và kém linh hoạt; cơn đau giữa lưng có thể đến ngay cả khi thực hiện các động tác sinh hoạt cơ bản.
- Uống nhiều rượu bia: Cơ thể không thể hấp thụ hết lượng cồn nạp vào, ảnh hưởng tới mạch máu, dẫn đến mất kiểm soát cơ thể, tê bì chân tay và đau nhức lưng.
- Sai tư thế ngủ: Thường xuyên nằm cong lưng, vặn mình khiến cột sống bị đau nhức, có thể gây biến dạng.
Phòng ngừa chứng đau lưng giữa
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một nguyên lý cơ bản của ngành y học từ xưa đến nay. Điều này đặc biệt đúng với tình trạng đau lưng khi cơn đau có thể đến bất chợt. Để phòng tránh cơn đau lưng giữa hiệu quả, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh, nguyên nhân của bệnh để có những phương pháp phòng ngừa thích hợp.

Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn đảm bảo phần lưng giữa luôn khỏe mạnh:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, nói không với chất kích thích
- Vận động, thư giãn cơ thể đều đặn sau khi làm việc hoặc học tập. Trung bình bạn nên dành ra 2- 5 phút thư giãn sau khi ngồi 1 tiếng
- Chọn tư thế ngủ thích hợp cho cột sống, sử dụng đệm và gối phù hợp, thoải mái
- Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, omega 3, chất xơ, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn. Song song với đó là hạn chế chất béo, các chất độc hại.
- Lắng nghe cột sống của bạn, kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường như cơn đau lưng giữa âm ỉ, hiện tượng sưng đỏ, nóng ran vùng lưng.
Xem thêm: Đau lưng trên – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các phương pháp giảm đau vùng lưng giữa hiệu quả
Uống thuốc
Các loại thuốc giảm đau, chống viêm, bồi bổ sức khỏe, bổ sung vitamin,.. được sử dụng trong quá trình điều trị chứng đau lưng giữa. Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng cơn đau mà bệnh nhân được chỉ định uống loại thuốc, thời gian và liều lượng thích hợp. Không nên tùy tiện uống sai hướng dẫn, uống quá liều có thể dẫn đến tác dụng phụ như viêm loét, nôn mửa, ảnh hưởng thần kinh,.
Phẫu thuật lưng giữa
Phẫu thuật được xem là phương pháp chữa trị đau lưng giữa hiệu quả nhất bởi phương pháp này can thiệp trực tiếp vào vùng lưng đau. Bệnh nhân được chỉ định mổ giữa lưng trong các trường hợp sau:
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
- Bệnh tiến triển nặng, không thể áp dụng các biện pháp chữa trị nội khoa
- Nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tính mạng
Song hành với tỷ lệ thành công là những rủi ro trong phẫu thuật. Ngoài việc phẫu thuật không thành công, căn bệnh có thể tiến triển nhanh và nặng hơn. Trong một số trường hợp xấu, bệnh nhân phải chịu đựng các biến chứng như viêm loét, xuất huyết, bại liệt,…
Các bài tập phục hồi chức năng, hỗ trợ giảm đau lưng tại nhà

Với các bài tập phục hồi chức năng, bệnh nhân hoàn toàn có thể tập luyện tại nhà. Bên cạnh đó, cần duy trì tập luyện ngay từ khi phát hiện đau lưng giữa, duy trì trong quá trình điều trị cũng như sau khi điều trị khỏi. Người bệnh nên tập luyện với các bài tập giúp lưng thẳng, giãn cơ và giảm áp lực lên lưng. Lưu ý hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các động tác và cường độ trước khi tập.
Trong sinh hoạt, người bệnh cần giữ những tư thế lưng đúng khi di chuyển, khi ngồi và nằm ngủ. Hạn chế làm những công việc áp lực cao lên lưng, đặc biệt là lưng giữa. Đồng thời tập các môn thể dục vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, thiền,…
Phòng khám điều trị đau lưng giữa chất lượng cao tại Tp Hồ Chí Minh
Đau lưng giữa là triệu chứng bệnh lý liên quan mật thiết đến các vấn đề về cơ – xương – khớp – thần kinh. Do vậy người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín đề khám và điều trị bệnh hiệu quả. Ưu tiên lựa chọn những địa chỉ có tên tuổi, đội ngũ bác sĩ chất lượng, trang thiết bị hiện đại và có liệu trình chữa trị phù hợp, hiệu quả.
Phòng khám Winmedic là phòng khám cột sống thắt lưng TPHCM hàng đầu. Winmedic có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, VLTL – PHCN dày dặn kinh nghiệm trong điều trị các bệnh liên quan đến cột sống lưng. Ngoài ra phòng khám được trang bị đầy đủ, đồng bộ các trang thiết bị phục vụ khám và điều trị với công nghệ hiện đại như: Máy giảm áp Hill DT; máy laser điều trị 30W; máy sóng ngắn 1100W;…

Bệnh nhân đau lưng giữa đến với Winmedic sẽ được thăm khám và điều trị tận tình. Liệu trình chữa bệnh được phòng khám Winmedic xây dựng cá nhân hóa cho từng bệnh nhân, bài bản, kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp nhằm đạt hiệu quả tối đa. Winmedic cũng là địa chỉ uy tín trả lời cho câu hỏi “Nên khám cột sống ở đâu TpHCM thì an toàn và hiệu quả”.
Chứng đau lưng giữa có thể chữa khỏi hoàn toàn khi bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, đề phòng ngừa bệnh, hãy xây dựng cho bản thân nếp sống lành mạnh, khoa học, tránh xa các tác nhân gây bệnh, giữa cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ câu hỏi về đau giữa lưng, hãy liên hệ ngay tới phòng khám Winmedic để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!