Giãn dây chằng: Nguyên nhân – Triệu chứng và cách điều trị

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Giãn dây chằng gây đau đớn, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, sinh hoạt. Nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng thành viêm dây chằng, đứt dây chằng. Nắm được nguyên nhân, triệu chứng là cách giúp bạn sớm phát hiện và có hướng xử lý giãn dây chằng kịp thời.

1. Tình trạng giãn dây chằng là gì?

Giãn dây chằng

Dây chằng là một hệ cơ quan bao quanh các khớp với nhiều kích thước và hình dạng khác nhau. Chúng được cấu tạo từ các mô sợi gồm nhiều phân tử collagen liên kết chặt chẽ với nhau. Dây chằng có thể xuất hiện tại nhiều vị trí như: cổ, lưng, đầu gối,… có chức năng kết nối các khớp và bảo vệ đầu khớp.

Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị kéo căng quá mức, gây chùng giãn nhưng không bị đứt. Điều này dẫn đến những cơn đau nhức dữ dội. Vùng tổn thương xuất hiện tình trạng phù nề, sưng to. Giãn dây chằng cũng khiến các khớp trở nên lỏng lẻo, cản trở vận động. Tình trạng này có thể xuất hiện ở các khớp như: cổ tay, khớp gối, lưng, bả vai,…

2. Các nguyên nhân gây giãn dây chằng

Vận động sai tư thế, chấn thương, làm việc quá sức, tuổi tác,… là các nguyên nhân có thể khiến dây chằng bị giãn.

– Vận động sai tư thế: Ngồi làm việc sai tư thế, bưng bê đồ sai cách, tiếp đất không đúng cách khi chơi các môn thể thao có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

– Chấn thương, tai nạn: Tình trạng té ngã, va chạm khi chơi các môn thể thao như đá bóng, cử tạ, điền kinh, bóng rổ,… rất dễ gây nên tình trạng giãn dây chằng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông.

– Do lao động quá sức: Thường xuyên làm việc nặng nhọc, bê vác đồ nặng trong thời gian dài, khiến hệ thống dây chằng bị chùng nhão.

– Tuổi tác: Theo thời gian, hệ thống dây chằng dần lão hóa do sự suy giảm collagen. Chính vì vậy, bệnh thường có nguy cơ cao gặp ở người cao tuổi.

– Do bệnh bệnh lý: Một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp,… cũng làm tăng nguy cơ gây giãn dây chằng. Do đó cần điều trị dứt điểm các căn bệnh này để ngăn chặn dây chằng bị tổn thương.

3. Phân loại và triệu chứng giãn dây chằng

Tùy vào từng vị trí mà các triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều cảm thấy đau đớn, khớp bị căng cứng, có dấu hiệu sưng đỏ, bầm tím,…

3.1 Giãn dây chằng cổ tay

Cổ tay là khu vực có cấu tạo phức tạp, chứa nhiều xương nhỏ và các dây chằng. Đây cũng là bộ phận cơ thể thường xuyên phải hoạt động nên rất dễ bị tổn thương. Các động tác xoay, vặn, chống đỡ khi té ngã,… có thể khiến dây chằng bị giãn.

Triệu chứng: Cảm thấy đau nhức, sưng tấy vùng cổ tay, khó cử động, cầm nắm vật.

3.2 Giãn dây chằng bả vai

Tình trạng mang vác vật nặng liên tục, hoặc va chạm ở các vận động viên khiến khớp và dây chằng bả vai bị quá tải và kéo căng quá mức.

Triệu chứng: Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu vùng bả vai. Vai có thể lệch so với bình thường. Ngoài đau, vai cũng xuất hiện tình trạng căng cứng, sưng đỏ.

3.3 Giãn dây chằng đầu gối

Giãn dây chằng đầu gối

Khớp gối gồm hệ thống dây chằng phức tạp: dây chằng chéo trước, chéo sau, dây chằng bên trong, bên ngoài. Hệ thống này có tác dụng cố định cấu trúc khớp. Với việc đảm nhiệm nhiều vai trò trong vận động nên khớp gối rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là hệ thống dây chằng.

Giãn dây chằng khớp gối chủ yếu gặp ở dây chằng chéo trước, thường gặp ở các vận động viên thể thao khi di chuyển nhanh, gối xoắn bất thường hay đổi hướng đột ngột.

Các triệu chứng:

  • Đau dữ dội.
  • Khớp gối sưng to, đi khập khiễng.
  • Lỏng gối, teo cơ tứ đầu đùi, cứng khớp gối.
  • Gặp khó khăn trong vận động: dễ vấp ngã, lực chân yếu ớt, thiếu chính xác.

3.4 Giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng ở lưng xảy ra khi cơ thể vận động quá sức hoặc làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Dây chằng ở lưng bị căng giãn gây nhiều hệ lụy cho người bệnh. Không chỉ dừng lại ở những cơn đau, co cứng khối cơ cạnh cột sống, người bệnh còn có thể phải đối mặt với nguy cơ liệt.

Triệu chứng: Đau nhức, co cứng cơ. Đau gia tăng khi chuyển lạnh. Các hoạt động đi đứng, cúi gập trở nên khó khăn. Cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, giảm chất lượng sống.

4. Giãn dây chằng có nguy hiểm không?

Đây không phải là một tình trạng nguy hiểm. Các triệu chứng có thể cải thiện bằng việc nghỉ ngơi, xoa bóp, massage. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng, nếu không sớm xử lý và điều trị, các cơn đau nhức kéo dài dẫn đến một số biến chứng:

  • Đứt dây chằng.
  • Rách sụn chêm.
  • Suy giảm khả năng vận động.
  • Suy giảm chức năng dây chằng, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp.

Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện các tổn thương vùng khớp và dây chằng, bạn cần nghỉ ngơi, chú ý theo dõi và chăm sóc để hồi phục tổn thương. Trong trường hợp cơn đau không dứt, kéo dài, cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám, điều trị.

5. Chẩn đoán

Thông qua các triệu chứng, bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu. Để chính xác hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện tình trạng gãy xương, rạn nứt xương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Có thể xem được hình ảnh giãn hoặc đứt dây chằng. Từ đó, phát hiện được các bất thường ở sụn, bao hoạt dịch khớp và các tổn thương cơ, gân, mô mềm.

6. Phương pháp điều trị giãn dây chằng hiệu quả

Giãn dây chằng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, để nhanh hồi phục, người bệnh có thể áp dụng thêm một số phương pháp điều trị sau:

6.1 Điều trị bằng thuốc

Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc tiêm và thuốc uống như:

  • Thuốc tiêm: Tiêm trực tiếp corticoid vào gân, dây chằng để giảm đau tức thì cho người bệnh. Tuy nhiên, thuốc tiêm có thể gây ra nhiều biến chứng như: teo da, nhiễm trùng, yếu cơ, tăng đường huyết, làm mất khả năng đề kháng,…
  • Thuốc uống: Một số loại thuốc được chỉ định qua đường uống để giảm đau phổ biến như:
  • Thuốc giảm đau paracetamol.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Aspirin, Ibuprofen, Naprosyn.
  • Các loại thuốc khác: Indocin, Celebrex, Lodine, Mobic,…

Cũng như thuốc tiêm, thuốc uống cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, nếu trong giới hạn chịu đựng được, nên hạn chế sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.

6.2 Phẫu thuật trị giãn dây chằng

Phẫu thuật hiến được chỉ định trong trường hợp này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phẫu thuật là cần thiết và cũng là giải pháp cuối cùng cho người bệnh:

  • Không đáp ứng sau thời gian dài điều trị nội khoa tích cực.
  • Người bệnh xuất hiện các cơn đau dữ dội.
  • Các triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, vận động, chất lượng sống.

Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Phẫu thuật có thể để lại di chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc kỹ càng sau thực hiện. Do đó, người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

6.3 Thực hiện vật lý trị liệu

Phương pháp này giúp phục hồi dây chằng mà không cần phẫu thuật hay dùng thuốc. Các bác sĩ sẽ sử dụng các yếu tố vật lý tác động vào dây chằng như dùng nhiệt, laser, sóng âm, hoặc thực hiện các tác động nắn chỉnh, kéo giãn, nắn ép bằng thiết bị giảm áp,…

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình phục hồi mô và tế bào, giảm đau hiệu quả và khôi phục khả năng vận động cho người bệnh nhanh chóng.

6.4 Tự chăm sóc giảm đau giãn dây chằng

Trong trường hợp đau nhắc nhẹ, bạn có thể tự nghỉ ngơi tại nhà, kết hợp thực hiện một số thao tác sau để cải thiện tình trạng:

  • Chườm lạnh: Không chườm nóng vì sẽ khiến cơ và dây chằng căng giãn hơn, khó hồi phục. Thay vào đó hãy chườm đá lạnh lên vùng sưng đau khoảng 30 phút. Nên kết hợp massage nhẹ để tăng hiệu quả.
  • Xoa bóp, massage: Dùng tay massage xung quanh vùng khớp có dây chằng bị tổn thương. Điều này giúp giảm đau hiệu quả, điều hòa khí huyết và tăng cường lưu thông máu vùng tổn thương.

Ngoài ra, khi các cơn đau đã giảm bớt bạn có thể kết hợp các động tác yoga nhẹ nhàng để tăng độ dẻo dai cho xương khớp, hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh hơn.

7. Một số lưu ý khi bị giãn dây chằng

Để nhanh phục hồi tổn thương và tránh tái phát sau này, người bệnh cần chú ý:

  • Hạn chế vận động mạnh, tránh lao động quá sức.
  • Luôn chú ý đến tư thế khi làm việc, điều chỉnh lại đúng tư thế.
  • Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức.
  • Tránh tình trạng thay đổi tư thế đột ngột, hoặc thực hiện những tư thế sai trong sinh hoạt.
  • Thận trọng khi lao động, vui chơi để tránh chấn thương.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin cho cơ thể.
  • Thường xuyên thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh lý làm tăng nguy cơ gây giãn dây chằng.

8. Nên thăm khám, điều trị giãn dây chằng ở đâu?

Bác sĩ tư vấn Hồng Gấm

Tình trạng giãn dây chằng dễ tái phát nếu người bệnh không có phác đồ chữa trị triệt để và dứt điểm. Để làm được điều này, bạn cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm trong điều trị để phối hợp với bác sĩ tiến hành các xét nghiệm, thăm dò chuyên sâu. Từ đó, tìm ra giải pháp chấm dứt tình trạng đau nhức, khó chịu do giãn dây chằng gây ra.

Phòng khám WinMedic sở hữu đội ngũ bác sĩ Cơ xương khớp giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm, kết hợp máy móc, kỹ thuật hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý cơ xương khớp nói chung và tình trạng giãn dây chằng nói riêng. 

Tại WinMedic, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị kèm hướng dẫn tập luyện phù hợp với từng tình trạng người bệnh. Nhờ đó, giúp người bệnh nhanh chóng chữa lành tổn thương và khôi phục khả năng vận động vốn có. Một hoặc nhiều phương pháp điều trị sẽ được chỉ định như:

  • Điều trị bằng sóng siêu âm
  • Chiếu laser công suất cao 30W
  • Điều trị bằng máy Hill DT công nghệ giảm áp Mỹ
  • Massage giảm đau từng vùng bằng máy áp lực hơi UAM 8100

Bệnh nhân khi thấy dấu hiệu giãn dây chằng có thể đến WinMedic để được thăm khám, điều trị bằng những phương pháp tiên tiến với chất lượng dịch vụ y tế chuyên nghiệp.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, TP. HCM.
  • Hotline: 0917086003

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *