Giãn dây chằng lưng là gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Giãn dây chằng lưng là tình trạng có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng, độ tuổi nào. Tình trạng giãn dây chằng thắt lưng gây ra những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Vậy nguyên nhân và triệu chứng giãn dây chằng thắt lưng là gì? Cách khắc phục giãn dây chằng lưng như thế nào? Cùng Winmedic tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng giãn dây chằng ở lưng trong bài viết này.

1. Tình trạng giãn dây chằng lưng là gì?

gian day chang lung 1

Giãn dây chằng lưng gây ra các cơn đau lưng

Dây chằng thắt lưng có nhiệm vụ bảo vệ và giữ đầu khớp cố định. Trong trường hợp vận động sai tư thế hoặc quá sức, dây chằng thắt lưng bị kéo giãn bất thường gây tổn thương vùng lưng, xuất hiện các cơn đau gọi là giãn dây chằng thắt lưng.

Có hai cấp độ của giãn dây chằng thắt lưng:

  • Đau nhẹ: cơn đau nhẹ, nhói và gây hạn chế vận động ở một mức độ nhất định, có thể phục hồi sau vài ngày.
  • Đau nặng: các cơn đau dữ dội xuất hiện, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh hoạt và di chuyển của người bệnh.

2. Nguyên nhân giãn dây chằng lưng do đâu?

2.1. Do chấn thương

gian day chang lung 2

Nguyên nhân chấn thương gây giãn dây chằng thắt lưng

Giãn dây chằng lưng là tình trạng bắt gặp phổ biến ở các vận động viên. Trong những môn thể thao như bóng đá, bóng rổ, tennis, cầu lông, cử tạ,… các động tác vặn, xoay người đột ngột rất phổ biến. Khi vận động viên thực hiện tư thế sai hay đột ngột sẽ khiến cơ thể phải vận động quá sức, gây nên các chấn thương giãn dây chằng ở lưng.

2.2. Lao động quá sức

Nguyên nhân giãn dây chằng lưng phổ biến chính là do người bệnh lao động quá sức. Việc thường xuyên phải khuân vác, bưng bê các đồ vật và hàng hóa nặng sẽ gây áp lực lên vùng lưng của cơ thể, khiến dây chằng bị kéo căng liên tục. Lặp lại các hoạt động quá sức sẽ gây tổn thương dây chằng.

2.3. Giãn dây chằng lưng do vận động sai tư thế

Trong sinh hoạt hàng ngày, nếu người bệnh vận động sai tư thế hay gặp tai nạn giao thông, tai nạn lao động khiến cơ thể va đập mạnh, căng cơ thì cũng là nguyên nhân gây ra giãn dây chằng thắt lưng.

2.4. Tuổi tác

gian day chang lung 3

Tuổi tác càng cao càng dễ bị tổn thương dây chằng vùng lưng

Theo thời gian trôi qua, các thành phần dưỡng chất và collagen trong xương khớp của con người sẽ bị suy giảm, thoái hóa dần cả về chất lượng, số lượng. Việc suy giảm dưỡng chất này cũng là nguyên nhân chính dẫn tới các tổn thương dây chằng lưng ở người trung niên hoặc người già.

2.5. Do mắc các bệnh về xương khớp

Với người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm xương khớp,… thì nguy cơ bị giãn dây chằng cũng rất cao. Xương khớp vùng lưng trên cơ thể lúc này bị thoái hóa gây ra các cơn đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

3. Triệu chứng giãn dây chằng lưng

3.1. Đau nhức vùng lưng

gian day chang lung 4

Đau nhức vùng lưng là biểu hiện đặc trưng

Triệu chứng không thể thiếu của giãn dây chằng lưng đó là những cơn đau nhức, khó chịu ở vùng lưng. Những cơn đau có thể xuất hiện theo từng mức độ từ nhẹ nhàng, âm ỉ đến đau đớn đột ngột, dữ dội. Khi người bệnh cúi gập người, ho, mang vác vật nặng hay xoay người có thể cảm nhận cơn đau đớn nặng hơn. Trong trường hợp giãn dây chằng vùng lưng mức độ nặng, cơn đau có thể lan rộng xuống dưới phần hông hay làm tổn thương dây thần kinh dẫn đến yếu, tê cứng chân.

3.2. Biểu hiện sưng, đỏ và tím bầm

Khi dây chằng bị kéo căng quá mức, cơ quanh vùng dây chằng bị tổn thương sẽ có biểu hiện sưng. Ngoài ra, do máu tập trung lại vị trí tổn thương nên người bệnh có cảm giác nóng, đỏ lên. Sau một thời gian, vùng da ở vị trí tổn thương đó sẽ chuyển sang tím bầm.

3.3. Khớp bị căng cứng

gian day chang lung 5

Giãn dây chằng khiến khớp xương căng cứng, người khó chịu 

Những triệu chứng giãn dây chằng dễ nhận biết đó là các khu vực khớp bị căng cứng. Mỗi buổi sáng thức dậy, người bệnh có thể cảm nhận được sự căng cứng trên cơ thể, hoạt động vùng lưng bị hạn chế, không linh hoạt. Khi khớp bị căng cứng, người bệnh sẽ phải xoa bóp một lúc mới có thể vận động bình thường. 

3.4. Tê buốt

Tê buốt là biểu hiện giãn dây chằng lưng đặc trưng. Những cơn đau nhức vùng lưng sẽ đi kèm với cảm giác tê buốt vùng thắt lưng, hông. Đặc biệt, cảm giác tê buốt có thể cảm nhận rõ rệt hơn khi thời tiết thay đổi, trời lạnh và không khí ẩm thấp, nóng nực.

4. Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?

gian day chang lung 6

Giãn dây chằng thắt lưng nếu không điều trị kịp thời dễ gây biến chứng nguy hiểm

Lưng là vùng chịu nhiều áp lực của cơ thể. Vì vậy, tình trạng giãn dây chằng lưng có tính chất nghiêm trọng và cần nhiều thời gian phục hồi hơn chấn thương dây chằng ở các vị trí khác. Tuy nhiên, với những trường hợp nhẹ, triệu chứng đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày, bạn có thể vận động bình thường.

Với những trường hợp nặng, cơn đau diễn ra liên tục và dữ dội, đồng thời ảnh hưởng tới khả năng vận động thì người bệnh không nên chủ quan. Bởi, những trường hợp nặng và chậm trễ trong quá trình điều trị sẽ gặp phải những vấn đề nguy hiểm sau:

– Biến dạng cột sống

– Đau lưng mạn tính

– Đứt dây chằng

– Suy giảm khả năng vận động

– Tăng nguy cơ chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

– Rách sụn chêm

5. Phương pháp điều trị giãn dây chằng lưng

Giãn dây chằng lưng nên ăn gì? Khi bị giãn dây chằng lưng, nếu thuộc trường hợp đau nhẹ, vận động thoải mái thì bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phục hồi. Nếu thuộc trường hợp đau nặng và nghiêm trọng, bạn cần kết hợp điều trị bằng các phương pháp phù hợp trong thời gian dài để phục hồi tổn thương.

Nghỉ ngơi

Thay vì cố gắng vận động, người bệnh nên nằm ngửa trên giường, thả lỏng người giúp cơ thể thư giãn. Từ đó, dây chằng, cơ và các khớp xương thư giãn, giảm áp lực lên vùng cột sống gây đau nhức.

Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, tránh vận động, di chuyển cũng giúp người bệnh làm dịu cơn đau nhức, tăng khả năng chữa lành tổn thương.

Chườm lạnh chữa giãn dây chằng lưng

Người bệnh cần phải lưu ý, không nên chườm nóng hay thoa dầu nóng khi bị chấn thương, căng giãn dây chằng. Bởi, nhiệt độ càng cao càng khiến cho dây chằng căng thêm, khó co lại trạng thái ban đầu. Vì vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh áp dụng phương pháp chườm lạnh.

Ngoài tác dụng làm co dây chằng, giảm đau, chườm lạnh còn giảm triệu chứng sưng đỏ ở vùng lưng. Đồng thời, phương pháp này giúp giảm viêm hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Sử dụng túi chườm hoặc khăn mềm bọc gọn vài viên đá lạnh.

– Chườm lên vùng lưng bị tổn thương khoảng 15-20 phút.

– Thực hiện liên tục 4 giờ/ 1 lần.

Sử dụng thuốc

gian day chang lung 7

Chỉ định uống thuốc giảm đau lưng

Tình trạng giãn dây chằng thắt lưng có thể điều trị bằng cách uống thuốc hoặc tiêm thuốc. 

  • Uống thuốc: bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau hoặc các dòng có chống viêm không steroid để người bệnh giảm đau hiệu quả. Khi uống thuốc cần lưu ý sử dụng số lượng đúng như chỉ định để tránh tác dụng phụ. 
  • Tiêm thuốc: thay vì uống thuốc, bác sĩ có thể tiêm Corticoid trực tiếp vào gân, dây chằng để giúp giảm đau. Tuy nhiên việc tiêm thuốc tiềm ẩn nhiều biến chứng nên người bệnh cần hết sức lưu ý khi áp dụng.

Xoa bóp, massage

Phương pháp xoa bóp, massage có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, giảm ứ huyết, làm tan vết bầm và giảm sưng đỏ.

Ngoài ra, xoa bóp còn giúp giảm áp lực lên dây thần kinh, giúp xương khớp, cơ và dây chằng được thư giãn. Qua đó, hạn chế tình trạng căng cứng cơ và cải thiện khả năng vận động.

Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên nhờ sự hỗ trợ của người thân. Xoa bóp 20-30 phút/ lần, mỗi ngày 2 lần sẽ thấy tình trạng tiến triển.

Xoa bóp điều trị giãn dây chằng lưng

Điều trị điện xung trị liệu

Điện xung trị liệu được thực hiện thông qua các tín hiệu xung điện có tần số thấp hoặc trung bình tác động trực tiếp lên vị trí đau.

Phương pháp vật lý trị liệu này được chỉ định phổ biến trong điều trị đau lưng, đau vai cổ, đau cơ, đau thần kinh tọa, đau do chấn thương…

Điện xung trị liệu có tác dụng:

  • Giảm đau và giảm trương lực cơ.
  • Kích thích thần kinh cơ, tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ, tăng khối lượng cơ.

Điều trị xoa bóp bằng máy áp lực hơi UAM 8100

UAM 8100 là máy nén áp lực lớn của hãng UNIX Maxstar Hàn Quốc. Sử dụng máy áp lực hơi UAM 8100 là phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý xương khớp, điển hình là chấn thương dây chằng.

Máy áp lực được thực hiện theo nguyên lý xoa bóp, massage giúp cải thiện tình trạng lưu thông máu ở vùng điều trị. Từ đó, giải phóng tình trạng căng cơ, đau nhói ở vùng dây chằng bị căng cứng.

Điều trị bằng nhiệt nóng (sóng ngắn)

Nhiệt nóng (sóng ngắn) là phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị.

Sử dụng nhiệt nóng trong điều trị giãn dây chằng lưng mang lại tác dụng:

  • Kích thích nhiệt nóng dẫn truyền theo các noron thần kinh to, ức chế cảm giác đau.
  • Kích thích sự giãn nở các động mạch nhỏ và mao mạch, tăng tuần hoàn máu đến vùng điều trị giúp giảm co thắt.
  • Điều hòa chức năng thần kinh.
  • Thư giãn cơ co thắt.

Phương pháp được chỉ định cho những trường hợp đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp…

gian day chang lung 8

6.7. Phẫu thuật

Phẫu thuật là trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên phương pháp này vẫn có thể được bác sĩ chỉ định nếu gặp phải các trường hợp sau:

– Điều trị nội khoa trên 3 tháng không mang lại hiệu quả tích cực.

– Triệu chứng đau nhức dữ dội, kéo dài hoặc tái phát thường xuyên.

– Có biểu hiện tê yếu chi, ảnh hưởng đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật cũng tồn tại nhiều rủi ro, vì vậy trước khi thực hiện, người bệnh sẽ được kiểm tra toàn diện và tư vấn phương pháp điều trị. Sau phẫu thuật, cần thực hiện vật lý trị liệu, ăn uống khoa học để rút ngắn thời gian phục hồi.

=> Tham khảo: 8 Địa chỉ khám chữa bệnh cột sống thắt lưng tại TP. HCM.

Khi lựa chọn điều trị giãn dây chằng lưng tại phòng khám Winmedic, bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình kết hợp các thiết bị VLTL – PHCN phù hợp theo tình trạng thực tế. Tiếp đó, kỹ thuật viên sẽ chịu trách nhiệm điều chỉnh, hỗ trợ điều trị và tập luyện cho người bệnh để giảm đau, tăng cường sức mạnh, phục hồi vận động.

gian day chang lung 9

Điều trị giãn dây chằng lưng bằng máy kéo giãn tại Winmedic

Hy vọng với những thông tin Winmedic chia sẻ trên bài viết, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về tình trạng này. Mọi nhu cầu tư vấn, hỗ trợ điều trị giãn dây chằng lưng, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 0917 086 003 của Winmedic để được hỗ trợ tốt nhất!

 

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *