Hội chứng Cổ – Vai – Gáy : Nguyên nhân, triệu chứng và phòng tránh

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Hội chứng cổ vai gáy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt. Ngoài ra, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng đến sức khỏe.

Vậy thực hư hội chứng cổ vai gáy là gì? Cách nhận biết và khắc phục ra sao? Các bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về hội chứng này.

1. Hội chứng cổ vai gáy là gì?

Hội chứng Cổ Vai Gáy

Hội chứng cổ vai gáy là tình trạng rối loạn cơ xương vùng cột sống cổ, từ đó xuất hiện triệu chứng đau, tê bì ở cổ, vai và gáy. Theo các bác sĩ, cổ – vai – gáy chứa hệ thống dây thần kinh, cơ, dây chằng, động tĩnh mạch… Nên tình trạng đau sẽ liên quan nhiều đến các cấu trúc này.

Hội chứng đau cổ, vai, gáy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người ở độ tuổi trung niên.

2. Nguyên nhân gây hội chứng cổ vai gáy

Hội chứng cổ vai gáy có nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số thủ phạm chính.

2.1 Thói quen sinh hoạt kém khoa học

Thông thường, những người mắc hội chứng đau cổ vai gáy là do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt không khoa học như:

  • Ngồi hoặc đứng sai tư thế;
  • Ngồi làm việc ở 1 tư thế quá lâu;
  • Thói quen ngủ tựa đầu vào ghế;
  • Khi ngủ kê gối quá cao;
  • Nằm xem tivi;
  • Cúi cổ quá lâu;
  • Thói quen ngồi trước quạt, ngồi điều hòa nhiệt độ thấp, tắm nước lạnh vào ban đêm…

2.2  Vấn đề tuổi tác

Một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc hội chứng này đó chính là tuổi cao. Ở những người trung niên và người lớn tuổi thì hệ thống cơ bắp, xương khớp, mạch máu sẽ có xu hướng thoái hóa theo thời gian. Chính vì thế, những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng đau cổ vai gáy.

2.3 Ảnh hưởng từ bệnh lý

Đau cổ vai gáy cũng là triệu chứng của những bệnh lý như:

  • Thoái hóa đốt sống cổ;
  • Thoát vị đĩa đệm;
  • Viêm cột sống;
  • Hẹp ống sống;
  • Vẹo cổ bẩm sinh.

2.4 Đau cổ vai gáy do chấn thương

Chấn thương đau mỏi vai gáy

Hội chứng cổ vai gáy cũng có thể do các chấn thương do tai nạn xe cộ hay khi lao động gây nên. Cụ thể:

  • Rạn, gãy xương;
  • Mô mềm;
  • Chóp xoay;
  • Cơ, dây chằng, gân.

2.5 Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đau cổ vai gáy như:

  • Những người làm công việc ở văn phòng;
  • Môi trường làm việc hay ở nhiệt độ thấp, độ ẩm cao;
  • Lao động nặng, mang vác nhiều;
  • Mắc bệnh đái tháo đường;
  • Thừa cân – béo phì.

2.6 Tình trạng đau vai gáy tự phát

Một số trường hợp khác đau cổ vai gáy là do tự phát, thường không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân này thì triệu chứng sẽ thuyên giảm dần nên người bệnh không nên quá lo lắng.

3. Dấu hiệu nhận biết hội chứng cổ vai gáy

Dấu hiệu của hội chứng đau cổ vai gáy khá đa dạng. Tùy vào từng nguyên nhân mà người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.

3.1 Nguyên nhân liên quan đến cột sống cổ

  • Đau vùng cổ gáy: Dấu hiệu này thường sẽ xuất hiện sau chấn thương hoặc khi vận động cổ quá mức. Nhiều trường hợp khác lại xuất hiện sau khi ngủ dậy. Tình trạng đau xuất hiện từ từ, âm ỉ và đau dữ dội.
  • Cột sống cổ bị hạn chế: Người bệnh còn kèm theo triệu chứng vẹo cổ. Triệu chứng này sẽ thường xuất hiện do đau cột sống cổ cấp tính gây nên.

3.2. Nguyên nhân liên quan đến rễ thần kinh

  • Đau ở vai gáy và lan rộng đến vùng chẩm. Thậm chí, cơn đau có thể xuống vai, cánh tay, bàn tay. Người bệnh sẽ đau hơn khi xoay đầu hay gập cổ ở vùng bị đau.
  • Rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, yếu cơ. Ngoài ra, còn bị tê bì ở vai, sau đó lan xuống cánh tay.

3.3 Nguyên nhân liên quan tới tủy cổ

Thủ phạm trong trường hợp này thường do thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm, từ đó gây chèn ép tủy cổ. Dấu hiệu bệnh sẽ diễn ra trong thời gian dài.

Triệu chứng sớm đó là tê bì, vận động cổ bị giảm. Sau đó, các chi, việc đi lại, vận động sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh nhanh bị mỏi. Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ có triệu chứng rối loạn phản xạ tiểu tiện hay liệt toàn thân.

3.4 Các triệu chứng khác

Ngoài triệu chứng đau, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như mệt mỏi, ù tai, rối loạn thị lực, rối loạn vận mạch ở chẩm vai hoặc tay.

Tình trạng đau nhức sẽ có xu hướng tăng nếu bệnh nhân bị nhiễm lạnh hay lao động nặng, thay đổi tư thế đột ngột, hắt hơi, ho… Một số trường hợp, tình trạng đau sẽ thuyên giảm sau khi được nghỉ ngơi.

4. Hội chứng cổ vai gáy có nguy hiểm hay không?

Hội chứng cổ vai gáy có nguy hiểm không? Thực tế, hiện nay còn nhiều người chủ quan và xem nhẹ hội chứng này. 

Các bác sĩ cho hay, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ phải đối diện với những biến chứng về tinh thần, khả năng lao động, sức khỏe.

Hội chứng đau cổ vai gáy nếu để lâu sẽ gây một số biến chứng như:

  • Đau rễ thần kinh;
  • Rối loạn tiền đình;
  • Rối loạn thần kinh thực vật;
  • Rối loạn cảm giác tứ chi…

Ngoài ra, nếu nguyên nhân là do làm việc quá sức, thói quen sinh hoạt. Các triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng cuộc sống và công việc.

Chưa hết, nếu nguyên nhân do liên quan đến các bệnh xương khớp. Người bệnh có thể bị biến dạng khớp, thiếu máu não. Bại liệt hay teo cơ nên không điều trị kịp thời.

Những biến chứng kể trên rất nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Do đó, nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ. Cần nhanh chóng đi thăm khám để điều trị kịp thời.

5. Biện pháp chẩn đoán 

Chụp Xquang chẩn đoán đau cổ

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định một số kiểm tra để chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

  • Bác sĩ thăm khám lâm sàng, kiểm tra tiền sử bệnh. 
  • Chụp X-quang: Giúp quan sát được khe giữa hai đốt sống, khối u. 
  • Chụp CT: Cung cấp hình ảnh cắt ngang bên trong của vùng cổ, vai, gáy. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Tìm kiếm các yếu tố liên quan đến dây thần kinh, tủy sống và dây chằng. 
  • Chụp tủy sống: Có thể sử dụng thay thế cho phương pháp cộng hưởng từ. 

6. Điều trị hội chứng cổ vai gáy

Để điều trị dứt điểm hội chứng này, cần phải điều trị dấu hiệu kết hợp với các vấn đề nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân, triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp.

6.1 Các biện pháp giảm đau tại nhà

Tình trạng đau nhức ở cổ vai gáy ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau tại nhà để cải thiện. Một số gợi ý trong trường hợp này phải kể đến như:

  • Chườm ấm; 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi;
  • Sử dụng thảo dược.

6.2 Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị hội chứng đau cổ vai gáy cũng sẽ được chỉ định. Thuốc có tác dụng loại bỏ nhanh các triệu chứng. Điển hình như tê bì, nhức mỏi, đau nhức và một số triệu chứng khác.

Một số thuốc bác sĩ có thể kê toa như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm;
  • Thuốc giảm đau thần kinh;
  • Thuốc giãn cơ;
  • Viên uống bổ sung vitamin B.

Lưu ý: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua về để sử dụng.

6.3 Vật lý trị liệu

Bên cạnh sử dụng thuốc, các bác sĩ sẽ khuyến khích kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu. Phương pháp này giúp giảm đau an toàn, tăng tuần hoàn máu, tăng khả năng vận động, thư giãn cơ.

Một số liệu pháp điều trị hội chứng cổ vai gáy như:

  • Điện xung;
  • Siêu âm trị liệu;
  • Sóng ngắn;
  • Tia hồng ngoại;
  • Châm cứu;
  • Xoa bóp bấm huyệt;
  • Bài tập vật lý trị liệu;
  • Kéo giãn cột sống cổ.

6.4 Can thiệp ngoại khoa

Hầu hết, các trường hợp mắc bệnh đều đáp ứng tốt với phương pháp nội khoa kết hợp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, với những trường hợp nguyên nhân do các bệnh mãn tính thì sẽ phức tạp hơn. Bệnh có thể tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần.

Nếu tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh. Bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc điều trị ngoại khoa.

Điều trị ngoại khoa trong trường hợp này sẽ loại bỏ các yếu tố chèn ép lên mạch máu, cột sống, cơ bắp và rễ thần kinh ở cổ… Cụ thể như do các nguyên nhân như thoát vị đĩa đệm, gai xương, hẹp ống sống, đốt sống bị trượt…

7. Biện pháp phòng ngừa 

Hội chứng cổ vai gáy là tình trạng rất phổ biến, thậm chí còn dễ tái phát. Do đó, cần có biện pháp phòng ngừa để hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, tránh các môn thể thao buộc phải xoay cổ thường xuyên. Ví dụ như chơi tennis, cầu lông, bóng chuyền… Các bạn có thể tham khảo các bộ môn như yoga, bơi, đi bộ.
  • Nếu mắc các bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ, trượt đốt sống thì nên kiểm soát tốt.
  • Hạn chế tắm nước lạnh, đặc biệt là tắm vào đêm. Khi ngủ không nên kê gối quá cao. Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi trời chuyển lạnh.
  • Không nên làm việc quá lâu ở một tư thế, nhất là những người làm văn phòng. Trong quá trình làm việc nên dành thời gian đi lại để thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng ở vùng cổ.
  • Giữ cột sống thẳng khi làm việc, không nên gập cổ quá lâu hay xoay đột ngột.
  • Khi tham gia giao thông, sinh hoạt và làm việc cần thận trọng để hạn chế chấn thương ở cổ.

8. Địa chỉ điều trị hội chứng cổ vai gáy ở đâu?

Điều trị vật lý trị liệu tại WinMedic

Tại TPHCM, phòng khám Winmedic được biết đến là một trong những địa chỉ điều trị hội chứng cổ vai gáy tốt nhất. Winmedic thực hiện theo nguyên tắc điều trị tiên tiến trong lĩnh vực vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Chính là tác động điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng bên ngoài. Nhờ đó, hiệu quả điều trị tại phòng khám cao, toàn diện và an toàn.

Với mỗi trường hợp, trước khi đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc. Nên sẽ hạn chế tối đa được tác dụng phụ, hiệu quả cao.

Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tại đây đều là những người có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Các bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh. Trong quá trình công tác, bác sĩ không ngừng học hỏi, áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào chữa bệnh.

Đặc biệt, với hội chứng đau cổ vai gáy, hiện phòng khám đang áp dụng phương pháp điều trị giảm áp HillDT. Nguyên lý của phương pháp này là tạo áp lực âm trong lòng đĩa đệm. Từ đó, giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy ở đĩa đệm trở về vị trí ban đầu. Đồng thời, tăng cường chuyển hóa và chất dinh dưỡng vào đĩa đệm.

Thiết bị này còn được thiết kế cảm biến tích hợp, sẽ giúp theo dõi liên tục trong quá trình điều trị, để đưa ra phác đồ phù hợp. Điều trị giảm áp HillDT được đánh giá là phương pháp hiện đại trong điều trị hội chứng cổ vai gáy hiện nay.

9. Lời khuyên từ bác sĩ

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hội chứng cổ vai gáy. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bệnh cần phải điều trị sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ. Để hạn chế biến chứng ảnh hưởng để đời sống, sức khỏe.

Nếu bạn đang tìm kiếm cơ sở y tế chữa hội chứng đau cổ vai gáy tốt nhất, có thể đến WinMedic. Với thế mạnh về con người, máy móc hiện đại, phòng khám đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh. Người bệnh có thể yên tâm điều trị mà không lo tái phát, hiệu quả cao.

Thông tin liên hệ

Phòng khám WinMedic – Tiên phong công nghệ giảm áp cột sống Hill DT – Mỹ

  • Địa chỉ:Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline:0917086003

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *