Trường hợp bệnh nhân sau thực hiện các ca phẫu thuật thay khớp gối sẽ cần triển khai tập luyện phục hồi chức năng. Quá trình tập luyện vô cùng quan trọng và cần thiết để tối ưu thời gian phục hồi, cải thiện tầm vận động. Trong bài viết này, Winmedic sẽ chia sẻ kỹ hơn về những lưu ý và nội dung tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối.
Mục lục
- 1. Vai trò phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
- 2. Nguyên tắc trong điều trị phục hồi chức năng sau mổ khớp gối
- 3. Nội dung tập phục hồi chức năng
- 4. Chế độ dinh dưỡng phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối
- 5. Thực hiện phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối tại phòng khám uy tín
1. Vai trò phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối, ngoài việc sử dụng các loại thuốc được bác sĩ chỉ định, các biện pháp trị liệu quan trọng vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Phương pháp phù hợp giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn, đồng thời người bệnh cũng có thể nhanh chóng lấy lại được khả năng đi lại như trước đây.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Mục tiêu của các biện pháp điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối đó là:
- Giảm đau, giảm căng thẳng và tình trạng sưng viêm ở khớp gối, cân bằng lực tác động lên khớp
- Nâng cao độ linh hoạt, tầm vận động của khớp gối và xương bánh chè
- Phục hồi khả năng chịu lực độc lập của phần chân phẫu thuật khớp gối
- Tăng cường sự dẻo dai, sức mạnh và hỗ trợ bảo vệ các cơ ở khớp gối
Bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên bắt đầu tiến hành các biện pháp tập luyện hồi phục. Bắt đầu sẽ là các bài tập gấp gối bệnh nhân, sau đó nâng cao hơn sẽ là những bài tập đi bộ với nạng hoặc với khung tập đi. Độ khó của các bài tập sẽ tăng dần theo thời gian, đồng nghĩa với quá trình hồi phục của bệnh nhân đang ngày càng tốt hơn.
2. Nguyên tắc trong điều trị phục hồi chức năng sau mổ khớp gối
Các nguyên tắc cần lưu ý khi phục hồi
Trong quá trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh và bác sĩ, kỹ thuật viên sẽ cần tuân thủ và lưu ý theo các nguyên tắc:
- Đảm bảo bệnh nhân tập luyện ở tư thế thoải mái, an toàn, tránh tạo áp lực lên khớp gối mới thay thế
- Điều trị giảm đau và giảm sưng viêm bằng các cách như sử dụng thuốc hay điều trị máy móc
- Khuyến khích người bệnh thay đổi các tư thế luyện tập để giảm tải lực tác động lên khớp gối
- Người bệnh trong quá trình tập luyện phục hồi cần tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tập luyện quá sức sẽ làm giảm hiệu quả điều trị
3. Nội dung tập phục hồi chức năng
Trong quá trình luyện tập, người bệnh thường xuyên quan tâm nhất đến 2 vấn đề. Một là, cách để giải quyết những cơn đau phát sinh trong và sau quá trình luyện tập. Hai là nội dung của những bài tập luyện phục hồi.
3.1 Những cách giảm đau thông thường
Trị liệu laser công suất cao phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Sau phẫu thuật thay khớp gối, việc giảm đau và quản lý cơn đau là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình phục hồi. Có thể liệt kê các phương pháp giảm đau sau phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối như:
- Sử dụng thuốc giảm đau: bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau để giảm bớt các cơn đau trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật
- Sử dụng thuốc chống viêm: kết hợp cùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid sẽ được kê đơn và chỉ định để giảm sưng viêm
- Tiêm hoặc dùng máy giảm đau: trường hợp cơn đau nặng có thể tiêm thuốc hoặc dùng máy để giảm đau
- Trị liệu nhiệt: tác động vào các vùng bị đau để giảm đau đớn, giãn cơ
- Giữ vùng chỗ phẫu thuật lên cao: vị trí khớp gối phẫu thuật sẽ được duy trì giữ ở trên cao khi nằm hoặc ngồi để tránh đau đớn
- Đồ dùng hỗ trợ đi lại: ở giai đoạn đầu sau phẫu thuật người bệnh sẽ sử dụng đai hỗ trợ hoặc gậy đi lại để giảm áp lực lên khớp gối
3.2 Những bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối
Quá trình phục hồi được tiến hành qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: 1 đến 2 tuần sau mổ
Ở giai đoạn I, các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối sẽ được thực hiện nhằm:
- Kiểm soát tình trạng phù nề và giảm đau
- Duy trì tập sức mạnh cơ, duỗi gối ở 0 độ và gấp 100 độ
- Di chuyển được với các dụng cụ hỗ trợ như nạng, gậy, khung tập đi
Ngày 1 phục hồi chức năng sau mổ khớp gối người bệnh cần thực hiện:
- Chườm lạnh khớp gối 15 phút/lần (ít nhất 3 lần/ngày)
- Bài tập co cơ tĩnh trên giường (10 lần/ngày)
- Tập vận động khớp cổ chân và tập trượt gót chân
- Tập ngồi dậy và thay đổi vị trí trên giường
- Vận động chủ động khớp gối từ 0 độ đến 70 độ
- Kết hợp sử dụng máy tập CPM từ 0 độ đến 100 độ (ít nhất 4 giờ/ngày)
Ngày 2 phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối người bệnh cần duy trì các bài tập ở ngày 1 và tiếp tục tập thêm:
- Bài tập độc lập trên giường (5 lần/ngày)
- Tập vận động khớp cổ chân
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ để tập gập, duỗi, dạng, khép háng hoặc tập chủ động
- Tập ngồi trên ghế 30 phút (2 lần/ngày)
- Sử dụng dụng cụ để tập di chuyển vào buồng tắm và nhà vệ sinh
- Vận động chủ động khớp gối từ 10 độ đến 80 độ
Từ ngày thứ 3 tới 2 tuần kế tiếp phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối sẽ cần duy trì các bài tập phía trên và kết hợp tiếp các bài tập mới:
- Tập duỗi khớp gối hoàn toàn và tập gấp chủ động khớp gối thêm 10 độ mỗi ngày. Duy trì đến ngày thứ 5 để tầm vận động khớp gối đạt 100 độ.
- Tập bài có sức cản để tăng sức mạnh cơ đùi, cẳng chân
- Tập dồn trọng lực bằng cách đứng chịu lực lên 2 chân và từng chân, sau đó tập thăng bằng
- Tập gấp duỗi và dạng khép khớp háng chân phẫu thuật ở tư thế đứng
- Tập di chuyển với nạng và khung tập đi
Giai đoạn II: 2 đến 5 tuần sau phẫu thuật
Kỹ thuật viên hỗ trợ điều trị phục hồi
Ở giai đoạn II, các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối sẽ được thực hiện nhằm mục đích:
- Giảm sưng đau và phù nề, viêm nhiễm
- Tăng sức mạnh cơ, tầm vận động của khớp từ 0 đến 115 độ
- Phục hồi chức năng cho các hoạt động hàng ngày
Những bài tập ở giai đoạn I vẫn cần được duy trì và người bệnh nên tập thêm các bài tập:
- Sử dụng dụng cụ tập gấp duỗi khớp gối chủ động hoặc tập thụ động
- Tăng thêm 5 độ gấp gối mỗi tuần đến khi tầm vận động đạt 0 đến 115 độ sau 5 tuần
- Kỹ thuật viên hỗ trợ tập kéo giãn thụ động khớp gối
- Tập bài tập có sức cản tăng dần để tăng sức mạnh cơ, vận động khớp gối
- Từ tuần tập thứ 3 nên bắt đầu các bài tập xuống tấn
- Sử dụng nạng hỗ trợ di chuyển trên đệm, bước qua chướng ngại vật
- Tập luyện hoạt động thường ngày như di chuyển tại giường, dùng hố xí bệt, vào nhà tắm, đi giày dép
- Tập đạp xe đạp 15 phút/lần (2 lần/ngày)
Giai đoạn III: 6 đến 8 tuần sau phẫu thuật
Ở giai đoạn III, các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối sẽ nhằm mục đích:
- Cải thiện tầm vận động khớp từ 0 đến 115 độ – 120 độ
- Tăng cường sức mạnh cơ
- Duy trì thăng bằng mà không cần trợ giúp
- Phục hồi chức năng sinh hoạt các hoạt động hàng ngày.
Những bài tập ở giai đoạn II sẽ cần duy trì trong giai đoạn III và người bệnh sẽ kết hợp thêm các bài tập:
- Tập tăng sức mạnh cơ, vận động gấp duỗi ở khớp gối phẫu thuật
- Bỏ dụng cụ trợ giúp, để chân phẫu thuật đứng chịu lực hoàn toàn
- Tập chạy nhẹ và các hoạt động thể thao nhẹ nhàng.
Các phương pháp và quá trình trị liệu đều đã trải qua nhiều quá trình thẩm định và cho kết quả khả quan. Bệnh nhân thực hiện tuân thủ các biện pháp sẽ sớm có thể phục hồi, trở lại với các hoạt động bình thường.
Sử dụng máy nén ép trị liệu xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu
4. Chế độ dinh dưỡng phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối
Để bệnh nhân phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối được hiệu quả thì chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Người bệnh cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đồng thời sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi vết thương sau khi phẫu thuật. Một số những loại thực phẩm bạn cần bổ sung như: sữa, phô mai, đậu nành, sữa chua, đậu hũ, trứng gà, cá…
Chế độ dinh dưỡng phục hồi chức năng sau mổ khớp gối
Sau khi phẫu thuật khớp gối, người bệnh phải liên tục uống các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Chính vì thế dễ dẫn đến triệu chứng táo bón do tác dụng phụ của các loại thuốc này. Để khắc phục tình trạng này trong mỗi bữa ăn, bệnh nhân cần phải nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn.
Người bệnh cần tham khảo và thực hiện theo chế độ dinh dưỡng mà các bác sĩ tư vấn để được hiệu quả tốt hơn.
>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối: 6 món nên ăn và 3 thứ nên tránh.
5. Thực hiện phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối tại phòng khám uy tín
Sau khi thực hiện phẫu thuật, việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối là vô cùng cần thiết. Bệnh nhân cần phải tập trung theo dõi tại các cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng. Tại đây bệnh nhân sẽ nhận được chăm sóc, theo dõi và đánh giá từ các bác sĩ uy tín. Từ đó đưa ra những tư vấn cụ thể về lộ trình hồi phục cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Phòng khám Winmedic – Giải pháp tiên phong kỹ thuật hàng đầu
Nhằm phục vụ việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh cơ xương khớp được hiệu quả hơn, phòng khám Winmedic quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn cùng hàng loạt trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới. Với tâm thái luôn đặt bệnh nhân lên hàng đầu, Winmedic đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương tại phòng khám Winmedic, quý khách vui lòng liên hệ để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Liên hệ ngay đến: Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Winmedic
Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Hotline: 0917 086 003
Tel: 0286 6866 115
Website: https://winmedic.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Winmedic20/