Đau Thần Kinh Tọa- Chuẩn đoán triệu chứng và cách điều trị

Đau thần kinh tọa

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Đau thần kinh tọa là “cụm từ” không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên,  đau dây thần kinh tọa do đâu. Triệu chứng của bệnh như thế nào. Biến chứng bệnh có thể gây ra. Cách điều trị bệnh hiệu quả? Luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Thấu hiểu được vấn đề này, bài viết dưới đây, các chuyên gia của phòng khám Winmedic sẽ tổng hợp, chia sẻ một số thông tin hữu ích  liên quan đến đau thần kinh tọa.

Mục lục

1. Đau thần kinh tọa là gì?

dau than kinh toa 1

Đau thần kinh tọa là các cơn đau lan dọc từ hông đến chân

Đau thần kinh tọa là tình trạng xuất hiện cơn đau lan dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa là đau ở đâu? Khu vực cơn đau xuất hiện thường ở vùng lưng dưới, hông, mông và lan xuống dưới chân. Đặc trưng của các cơn đau đó là thường chỉ ảnh hưởng tới một bên của cơ thể.

Các cơn đau dây thần kinh tọa xuất hiện do đĩa đệm bao quanh các đốt sống bị mài mòn do các chấn thương hay do thoái hóa. Cột sống sai lệch, biến dạng cũng gây chèn ép lên các dây thần kinh, gây viêm, đau và tê chân.

2. Lý do kiến bạn bị đau dây thần kinh tọa

Hiện nay, theo các bác sĩ chuyên khoa, đau dây thần kinh tọa là bệnh lý khá nguy hiểm về xương khớp, chỉ đứng sau bệnh viêm khớp dạng thấp. Bệnh nếu như không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm. Vì thế, nắm bắt được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, đau dây thần kinh tọa thường do các nguyên nhân sau gây ra:

2.1. Do thoát vị đĩa đệm

Đây được coi là nguyên nhân chủ đạo gây đau thần kinh tọa. Theo các chuyên gia, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm tại 2 vị trí đó là L5S1 và L4L5. Có đến 90% bạn sẽ bị đau thần kinh tọa. Bởi khi bị thoát vị đĩa đệm, nhân nhầy tại vị trí đó sẽ thoát ra ngoài chèn ép và gây tổn thương vào dây thần kinh tọa.

2.2. Các bệnh lý khác liên quan đến hệ xương khớp gây nên

Nếu như ống sống của bạn bị hẹp; đốt sống bị trượt; sống thắt lưng bị thoái hóa; đĩa đệm cột sống bị viêm …khả năng cao bạn cũng sẽ bị đau thần kinh tọa.

dau than kinh toa 2

Có nhiều nguyên nhân tác động gây đau khu vực thần kinh tọa

2.3. Vùng thắt lưng bị chấn thương

Trong quá trình lao động nặng, vùng thắt lưng của bạn bị chấn thương. Nếu như bạn không điều trị sớm và dứt điểm. Việc bạn bị đau dây thần kinh tọa là điều hiển nhiên.

2.4. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, đau dây thần kinh tọa còn do một số nguyên nhân khác gây ra như: thường xuyên làm việc nặng, đứng hay ngồi quá nhiều, đi giày cao gót thường xuyên, tuổi quá cao, bị mắc bệnh đái tháo đường….

3. Đau dây thần kinh tọa thường gặp ở độ tuổi nào?

Đau thần kinh tọa là tình trạng bệnh lý liên quan đến xương khớp bắt gặp khá phổ biến ở những đối tượng người trung niên hay lớn tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này ngày càng trẻ hóa và tác động đến nhiều độ tuổi, đối tượng đa dạng như: 

  • Người lớn tuổi: các khớp xương và cơ bắp bị lão hóa, đang mắc các tình trạng bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai xương,…
  • Dân văn phòng: những người phải ngồi nhiều, ít vận động khiến cột sống bị áp lực, chèn ép dây thần kinh dẫn tới các cơn đau thần kinh tọa. 
  • Người béo phì, thừa cân: cân nặng lớn khiến khớp xương phải chịu nhiều áp lực, làm căng thẳng cột sống dễ gây đau dây thần kinh tọa 

dau than kinh toa 3

Đau dây thần kinh tọa có thể bắt gặp ở nhiều độ tuổi, đối tượng

Ngoài ra, những người có thói quen vặn lưng hay lao động nặng nhọc, lái xe trong thời gian dài cũng là đối tượng dễ bị mắc đau dây thần kinh tọa.

4. Đau thần kinh tọa có mấy loại?

Hiện đau thần kinh tọa được phân chia làm các loại sau:

4.1. Dạng thông thường

Với dạng đau thần kinh tọa thông thường người bệnh thừng bị đau ở phần chân dưới. 

Tùy thuộc vào từng vị trí của dây thần kinh mà cơn đau sẽ xuất hiện khác nhau. Có lúc đau ở mặt trước của đùi, nhưng đôi khi cơn đau lại xuất hiện ở bên trong.

4.2. Dạng khớp

Nếu như bạn bị đau ở dạng khớp thì khớp háng cùng với khớp vùng xương chậu sẽ bị đau. Mức độ đau ở mỗi người sẽ khác nhau.

dau than kinh toa 4

Đau dây thần kinh tọa có 3 dạng chính

4.3. Đau dạng viêm cơ đáy chậu

Ở dạng này, cơn đau sẽ xuất hiện từ vùng sống lưng, sau đó sẽ lan dần xuống vùng đùi. Người bệnh bị đau nhất là khi duỗi chân.

5. Mức độ nguy hiểm của đau thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa nguy hiểm như thế nào? Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nếu như phát hiện muộn; phương pháp điều trị không phù hợp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường. Cụ thể gồm các biến chứng:

5.1. Cơ vận động của người bệnh bị teo

Hệ thần kinh của người bệnh bị tổn thương nếu như kéo dài không chữa trị sớm. Thời gian đầu người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Lâu dần, dây thần kinh tọa sẽ bị teo rút dần, khiến cho chức năng vận động của người bệnh bị mất hoàn toàn. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị bại liệt.

5.2. Cột sống bị cứng

Đây là một trong những biến chứng phổ biến mà bệnh gây ra. Một khi các cơ của người bệnh bị teo và co quắp lại. Toàn bộ cơ từ thắt lưng đến chi dưới sẽ bị mất năng lực.

dau than kinh toa 5

Biến chứng gây đau đớn, teo cơ

5.3. Bại liệt

Nếu như người bệnh không điều trị kịp thời, rất có thể sẽ bị bại liệt 1 hoặc toàn bộ cơ quan trên cơ thể. Vì thế, người bệnh không được chủ quan và coi thường bệnh.

5.4. Cơ vòng đường ruột, hệ bài tiết của người bệnh bị ảnh hưởng

Đau thần kinh tọa sẽ khiến một số cơ quan trong hệ bài tiết của người bệnh bị chèn ép. Khiến người bệnh bị bí tiểu hoặc không đại tiện không tự chủ được.

Kết luận: Với các biến chứng mà bệnh có thể gây ra khi không điều trị sớm, điều trị đúng phương pháp. Chúng ta có thể thấy được rằng, đây là bệnh lý khá nguy hiểm. Có thể khiến sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể khiến các bạn bị bại liệt toàn thân.

6. Dấu hiệu – Triệu chứng bệnh

Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp. Các bạn có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu triệu chứng sau:

6.1. Toàn bộ đường đi của dây thần kinh tọa bị đau nhức

Tùy vào từng vị trí của dây thần kinh tọa mà người bệnh sẽ bị đau nhức ở những mức độ khác nhau. Nếu như rễ thần kinh L4 của bạn bị tổn thương. Người bệnh sẽ bị đau nhức nhiều ở khu vực khoeo chân. Trường hợp, rễ thần kinh L5 bị tổn thương, mức độ đau nhức sẽ lan xuống lòng bàn chân và các ngón chân. 

Ngoài ra, người bệnh còn bị đau nhức ở một số vị trí khác như dọc cột sống lưng hay dọc chân. Kèm theo đó là hiện tượng nóng rát, khó chịu.

6.2. Cột sống thắt lưng bị đau nhức

Hầu hết bệnh nhân bị mắc bệnh đều bị đau nhức toàn bộ khu vực vùng cột sống của thắt lưng. Vì thế, đây được coi là triệu chứng chính của bệnh.

Thường thì người bệnh sẽ bị đau từ phần mông sau đó lan rộng ra phía sau của chân. 

Mức độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh vận động. Người bệnh có thể bị đau một cách đột ngột hoặc âm ỉ. Tuy nhiên, sẽ kèm theo hiện tượng đau buốt.

dau than kinh toa 6

6.3. Cơ bị yếu

Các cơn đau sẽ khiến cho cơ của người bệnh bị căng cứng, lâu dần yếu đi. Khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng.

6.4. Khu vực thắt lưng xuống chân bị tê và ngứa

Đây là một trong những triệu chứng của bệnh mà các bạn không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau dọc dây thần kinh ở hông. Với cảm giác giống như bị kim châm hoặc kiến cắn.

6.5. Gặp khó khăn trong quá trình vận động

Khi dây thần kinh bị đau sẽ khiến cho các cơ của người bệnh bị yếu, thêm vào đó là cảm giác bị đau nhức. Điều này khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày gặp khó khăn.

Đặc biệt, với những bệnh nhân bị tổn thương rễ thần kinh ở L5 và S1, phần gót chân sẽ bị đau nhức và tê bì. Khiến người bệnh không thể chạm gót chân khi di chuyển.

6.6. Đại tiện bị đau

Triệu chứng này ít xuất hiện. Tuy nhiên, nếu như rễ thần kinh đuôi ngựa mà bị chèn ép thì khu vực hạ bộ của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho việc đi đại tiện của người bệnh gặp nhiều khó khăn, người bệnh sẽ bị đau buốt.

7. Đau thần kinh tọa điều trị bằng những cách nào?

Để điều trị bệnh hiệu quả. Người bệnh cần phải đi thăm khám để các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân; mức độ của bệnh. Căn cứ vào kết quả, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay, đau dây thần kinh tọa đang được điều trị bằng các phương pháp dưới đây:

7.1. Chữa bằng thuốc Tây y

Để việc điều trị bệnh bằng thuốc tây an toàn và hiệu quả. Trước tiên người bệnh cần phải được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để chữa trị.

Hiện nay, bệnh đang được điều trị bằng một số loại thuốc sau: Thuốc chống viêm; thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen hay naproxen….

Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ có hiệu quả tức thời, không thể điều trị bệnh khỏi. Bên cạnh đó còn gây ra một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận… Vì thế, đây không phải là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hiện nay.

7.2. Điều trị bệnh bằng Vật lý trị liệu

dau than kinh toa 7

Điều trị giảm áp cột sống giảm đau thắt lưng, thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có chữa hết không? Đối với tình trạng đau dây thần kinh tọa, phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc, không dùng thuốc tối ưu cho người bệnh là điều trị bằng vật lý trị liệu. Việc điều trị kết hợp các máy móc VLTL – PHCN sẽ giúp điều chỉnh vị trí cột sống sai lệch, tăng cường sức mạnh của cơ bắp và cải thiện hiệu quả tính linh hoạt của các nhóm cơ.

Liệu trình điều trị bằng vật lý trị liệu thường kết hợp các máy móc hiện đại như máy kéo giãn, máy giảm áp, máy sóng xung kích, máy laser,… cùng với tác động, nắn chỉnh cột sống. Hiệu quả điều trị giúp tác động trực tiếp nguyên nhân gây bệnh, chữa lành tổn thương và kích thích phục hồi tự nhiên.

7.3. Sử dụng thuốc Đông y để chữa bệnh

Thuốc Đông y cũng được sử dụng để điều trị đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Đông y cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Đông y để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một số loại thuốc Đông y được sử dụng để điều trị đau thần kinh tọa như hoàng bá tử, đinh lăng, nhân sâm, cam thảo,…

7.4. Điều trị bệnh bằng phương pháp ngoại khoa

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng được chỉ định cho những bệnh nhân đã gặp biến chứng nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp khác. Việc thực hiện phẫu thuật sẽ do bác sĩ chuyên khoa thao tác, loại bỏ các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc khối u.

dau than kinh toa 8

8. HILL DT- PHƯƠNG PHÁP GIẢM ÁP CỘT SỐNG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA HIỆU QUẢ

Chữa đau dây thần kinh tọa cần phải chính xác, kịp thời mới có thể ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Nếu như việc sử dụng các loại thuốc Tây chỉ cho hiệu quả tức thời, lại gây ra tác dụng phụ. Phẫu thuật sẽ khiến người bệnh phải chịu đau đớn thì Hill DT – phương pháp giảm áp lực cột sống, được đánh giá là phương pháp điều trị đau dây thần kinh tọa an toàn, hiệu quả hiện nay.

Đây là phương pháp sử dụng công nghệ cảm biến tải trọng tinh vi để đo lường, cũng như theo dõi lực điều trị; lực kháng thể của từng bệnh nhân trong suốt liệu trình điều trị. 

8.1. Nguyên tắc hoạt động của Hill DT

Hill DT sẽ kéo giãn đốt sống theo trục dài, kéo giãn cơ đốt sống, tách và trượt các khớp tại bề mặt, làm căng dây chằng ở cột, giúp các đốt sống mở rộng. Tạo điều kiện cho nhân đĩa đệm trở về vị trí ban đầu.

Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để các chất chuyển hóa, cũng như cung cấp các chất dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức. Giúp người bệnh không còn cảm giác đau nhức, khó chịu, bị tê bì đốt sống lưng, dọc chân.

Phương pháp giảm áp cột sống Hill DT là phương pháp điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả, người bệnh không cần dùng thuốc cũng như phải phẫu thuật.

dau than kinh toa 9

8.2. Đến đâu để khám chữa đau dây thần kinh bằng Hill- DT hiệu quả

Hiện nay, tại TP.HCM, phòng khám WinMedic là địa chỉ tiên phong, đi đầu trong việc ứng dụng phương pháp giảm áp cột sống Hill DT trong việc điều trị bệnh lý đau thần kinh tọa. 

Với phương pháp hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, có tâm, có tầm. Phòng khám đã giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh.

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về bệnh đau thần kinh tọa cùng với đó là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào, các bạn vui lòng liên hệ đến số Hotline: 0917086003. Hoặc đến trực tiếp:

  • Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng Winmedic
  • Địa chỉ: Số 26 Phạm Cự Lượng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh. 

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *