Điều trị bằng nhiệt nóng – Quy trình và Chỉ định theo bác sĩ

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Điều trị bằng nhiệt nóng giúp giảm đau, thư giãn cơ được sử dụng nhiều trong vật lý trị liệu. Sử dụng nhiệt nóng trong trị liệu mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Do đó, nắm bắt các thông tin về tác dụng của nhiệt nóng trong chữa bệnh là kiến thức cần thiết với mỗi người.

1. Điều trị bằng nhiệt nóng là gì?

Điều trị nhiệt nóng

Điều trị bằng nhiệt nóng là một phương pháp thuộc vật lý trị liệu, trong đó sử tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị. Đối với phương pháp nhiệt nóng, sẽ sử dụng nhiệt độ trên 37 độ C đến khoảng 45-50 độ C. 

Nếu trong dân gian chườm nóng là phương pháp hữu hiệu để chữa đau nhức xương khớp, phù nề,… thì trong y học hiện đại, nhiệt nóng lại là phương pháp phổ biến cho tác dụng tương tự. Tuy nhiên trị liệu nhiệt nóng mang tính hiện đại và cho hiệu quả điều trị hơn hẳn phương pháp truyền thống nhờ sự hỗ trợ của trang thiết bị, máy móc hiện đại.

2. Tác dụng khi điều trị bằng nhiệt nóng

Sử dụng nhiệt nóng mang đến nhiều tác dụng trong cải thiện các cơn đau, phục hồi chức năng vận động.

2.1 Tác dụng giãn mạch (Phản ứng vận mạch)

Dưới sức nóng của nhiệt, các động mạch nhỏ và mao mạch được kích thích tạo sự giãn nở. Nhờ vậy, làm tăng cường tuần hoàn máu đến vùng điều trị giúp giảm co thắt. Quá trình này tạo ra tác dụng giảm đau đối với các chứng đau mạn tính.

2.2 Tác dụng với hệ thần kinh cơ

Theo nghiên cứu, sử dụng nhiệt nóng có thể giúp:

  • An thần.
  • Điều hòa chức năng thần kinh.
  • Thư giãn cơ co thắt.
  • Điều hòa thần kinh thực vật.

Chính vì vậy, điều trị bằng nhiệt nóng tạo ra tác dụng tốt với các chứng đau mạn tính gây nên tình trạng co cơ.

2.3 Tác dụng giảm đau

Hiệu quả điều trị đau bằng nhiệt nóng phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ đau. Tác dụng giảm đau được sinh ra bởi các cơ chế:

  • Làm thư giãn cơ.
  • Kích thích nhiệt nóng dẫn truyền theo các noron thần kinh to, ức chế cảm giác đau được truyền theo các sợi thần kinh nhỏ.
  • Tăng cường tuần hoàn máu tại chỗ. Nhờ đó tăng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau như bradykinin, prostaglandin…

3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị bằng nhiệt nóng

Để phương pháp này phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần được chỉ định điều trị đúng.

3.1 Chỉ định

  • Điều trị đau, giảm co thắt cho các trường hợp: đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, đau nhức xương khớp, đau cơ,… 
  • Điều trị các trường hợp viêm không nhiễm khuẩn: viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp, viêm cột sống dính khớp.
  • Điều trị tổn thương trong các trường hợp xuất hiện vết thương, vết loét lâu liền, cần liền sẹo nhanh, chống phù nề,…

3.2 Chống chỉ định

Phương pháp này không áp dụng cho các trường hợp:

  • Xuất hiện chảy máu hoặc đe dọa chảy máu.
  • Các ổ viêm đã mưng mủ.
  • Người bệnh có khối u.
  • Các chấn thương mới.
  • Người đang sốt.
  • Lao xương, lao khớp.
  • Bệnh nhân suy tim, mắc bệnh gan, thận nặng,…

4. Các phương pháp điều trị nhiệt nóng thường dùng

Nếu trong dân gian, chườm nóng dùng muối rang, lá cây sao nóng,… để làm các chất trung gian truyền nhiệt, thì trong vật lý trị liệu, được phổ biến là paraffin, túi silicat, khay nhiệt điện.

4.1 Nhiệt dẫn truyền Paraffin

Paraffin là hỗn hợp của các hidrocacbon no có các đặc tính:

  • Không độc, không gây ra tác dụng hóa học, khi đắp lên da rất hiếm khi gây dị ứng. 
  • Có nhiệt độ dung cao.
  • Dẫn truyền nhiệt độ chậm, hạn chế gây bỏng cho người dùng.
  • Sử dụng tiện lợi do độ mềm dẻo cao có thể áp sát mọi vùng da trên cơ thể.

Với những đặc tính kể trên, Paraffin trở thành chất trung gian truyền nhiệt được sử dụng phổ biến trong vật lý trị liệu. Các kỹ thuật chính được dùng với Paraffin là: đắp, nhúng, quét.

4.2 Sử dụng túi Silicat

Thành phần của túi Silicat là silicon dioxide – có khả năng ngậm nước tốt. Để sử dụng loại túi này, người ta tiến hành như sau:

  • Ngâm túi vào nước để túi phồng lên.
  • Cho túi vào nồi đun đến nhiệt độ từ 65-90 độ C rồi lấy túi ra để ráo nước.
  • Phủ 5-6 lớp khăn lên vùng điều trị, sau đó đặt túi lên.

4.3 Dùng khay nhiệt điện

Khay có kích thước vuông hoặc hình chữ nhật được làm bằng nhôm. Bên trong có cấu tạo gồm 1 lớp cách điện và ở giữa là tấm nhiệt độ điện. Khi có điện, tấm nhiệt sẽ nóng lên và có thể duy trì ở một nhiệt độ nhất định. 

Khi điều trị, có thể lót giữa khay nhiệt điện với da bằng các loại thuốc đông y để hạn chế tình trạng bỏng da. Thời gian một lần điều trị khoảng 20-30 phút.

5. Lưu ý khi điều trị bằng nhiệt nóng

Về lý thuyết, điều trị với nhiệt nóng mang lại nhiều kết quả khả quan cho người bệnh trong việc giảm đau, phục hồi tổn thương, cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả người bệnh cần:

  • Kiên trì theo sát liệu trình.
  • Lựa chọn cơ sở điều trị uy tín, có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tay nghề cao.
  • Kết hợp thêm tập thể dục, hoặc dùng thuốc theo đúng chỉ định bác sĩ đưa ra.

Bên cạnh đó, mặc dù là phương pháp không xâm lấn, phẫu thuật, tuy nhiên trị liệu bằng nhiệt nóng có thể gây bỏng, và nếu không được chỉ định điều trị đúng có thể khiến bệnh tình càng ngày càng trở nặng hơn. Do đó, người bệnh cần hết sức cân nhắc khi lựa chọn phương pháp này.

6. Công nghệ Hill DT – Giải pháp trị liệu hiệu quả

Trong các phương pháp vật lý trị liệu hiện nay, sử dụng máy Hill DT công nghệ giảm áp Mỹ để điều trị được đánh giá vượt trội hơn cả. Đây là phương pháp điều trị 3 không: Không xâm lấn – Không cần dùng thuốc – Không tác dụng phụ, giúp cải thiện các bệnh lý xương khớp, cột sống hiệu quả, an toàn.

Với 5 nguyên tắc giảm áp chính bao gồm:

  • Kéo giãn cơ cạnh sống.
  • Tách và trượt các khớp bề mặt.
  • Mở rộng các lỗ đốt sống.
  • Kéo giãn đốt sống theo trục dọc.
  • Kéo căng dây chằng cột sống. 

Giảm áp Hill DT giúp người bệnh được thư giãn, giảm nhanh cảm giác tê, đau, khó chịu. Đồng thời cải thiện bệnh lý hiệu quả. Trước khi bắt đầu chữa trị, bác sĩ sẽ xem xét bệnh án và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thông qua máy Hill DT, người bệnh được kéo giãn cột sống theo lập trình tùy vào trọng lượng và tình trạng của mình.

Hill DT đã được chứng minh là kỹ thuật trị liệu công nghệ cao. Mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị các bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, đau cổ vai gáy, thoái hóa cột sống, phục hồi chức năng sau tai biến, chấn thương,… 

Liên hệ điều trị – Phòng khám WinMedic:

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0917086003
  • Thời gian làm việc: Từ 8h – 17h30 (không nghỉ trưa, Thứ 2 – 7, CN nghỉ).

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *