[Thoái hóa cột sống thắt lưng] Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau nhức khó chịu, xuất hiện gai đốt sống. Bệnh lý này làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh lý này là gì? Triệu chứng nhận biết, phương pháp chữa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả không cần phẫu thuật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

1. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống lưng

Như chúng ta đã biết, cột sống là một trong những bộ phận quan trọng trong cơ thể người. Có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, giúp việc vận động diễn ra trơn tru. Đây cũng là vị trí thường xuyên chịu tổn thương, do tham gia các hoạt động thường ngày.

Một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp ở độ tuổi trên 35, đó là bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng. Với những triệu chứng điển hình như: đau nhức, khó chịu ở vùng thắt lưng và cổ. 

Bệnh thoái hóa cột sống có tên tiếng Anh là Degenerative Spine. Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa bao gồm thoái hóa đĩa đệm và gai cột sống.

Tổ chức y tế thế giới WHO thống kê cho thấy có 80% dân số thế giới khi bị đau lưng ít nhất một lần trong đời. Đây cũng là triệu chứng cơ bản của thoái hóa cột sống thắt lưng.

Nhóm tuổi dễ mắc phải căn bệnh này nhất rơi vào độ tuổi từ 35 trở lên. Tuy nhiên, không có nghĩa là người trẻ tuổi không bị mắc.

Tại Việt Nam, có khoảng 35% dân số mắc phải căn bệnh này. Trong đó:

  • 89% người mắc trong đội tuổi từ 60-69
  • 30% người trong độ tuổi mắc từ 25-45
  • Bệnh lý này vẫn có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi hơn nữa.

2. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng phổ biến hơn cả. Căn bệnh này xuất hiện khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa. Xương phát triển trên đốt cột sống tạo nên cảm giác đau khi vận động. Sự thay đổi còn ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh tại khu vực bị thoái hóa.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này do nhiều yếu tố:

  • Tuổi cao: Như đã nói ở trên, ở độ tuổi từ 60-69 dễ mắc phải bệnh lý.
  • Do nghề nghiệp: Những người làm việc lao động nặng, thường xuyên bê vác nặng. Ngồi lâu một tư thế trong thời gian dài dễ bị thoái hóa đốt sống thắt lưng.
  • Đã có bệnh lý về xương khớp: Người có tiền sử chấn thương cột sống, bất thường chi dưới, từng phẫu thuật cột sống,… cũng dễ mắc phải căn bệnh này.   

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đĩa đệm và sụn khớp chịu áp lực thường xuyên trong thời gian dài. Khiến cho phần xương dưới sụn bị tổn thương, suy giảm hoặc mất tính đàn hồi đĩa đệm. Dây chằng bị xơ cứng mà hình thành triệu chứng dẫn đến thoái hóa cột sống.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống thắt lưng

Căn bệnh này thường do một hoặc nhiều yếu tố gây nên. Cụ thể như:

3.1 Yếu tố tuổi tác

Bệnh lý này thường xuất hiện ở đội tuổi từ 20-50 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc phải căn bệnh này sẽ càng cao. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người, mà triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sớm hay muộn, hoặc nặng hay nhẹ.

3.2 Giới tính

Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng:

  • Những nam giới ở đội tuổi 45 trở xuống. Sẽ có nguy cơ mắc bệnh xương khớp nhiều hơn nữ.
  • Phụ nữ từ độ tuổi 45 trở lên có nguy cơ mắc cao hơn.

Chính vì vậy, các bệnh lý về khớp cũng là yếu tố gián tiếp gây ra thoái hóa cột sống, thoái hóa cột sống thắt lưng.

3.3 Béo phì dễ dẫn đến thoái hóa cột sống

Cột sống giúp định hình khung xương, nâng đỡ toàn bộ cơ thể, giúp chúng ta di chuyển vận động dễ dàng hơn. Do đó, những người bị thừa cân, béo phì, sẽ tạo ra gánh nặng cho cột sống.

Cột sống phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài, dẫn đến thoái hóa nhanh hơn so với những người bình thường.

Thoát hóa cột sống thắt lưng do béo phì

3.4 Người đã từng bị chấn thương xương khớp

Các chuyên gia y tế cho biết, tỷ lệ thoái hóa cột sống ở người châu Á có xu hướng thấp hơn so với người Châu Âu.

Trong đó, người bị mắc bệnh bẩm sinh như hẹp ống sống hoặc gai cột sống ….sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống thắt lưng.

3.5 Yếu tố công việc

Những người làm việc nặng nhọc như bốc vác, xây dựng,… người phải ngồi hoặc đứng lâu một tư thế như lái xe, vận hành máy móc, nhân viên văn phòng. Người luyện tập thể lực tác động mạnh đến khớp xương,… sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh thoái hóa cột sống.

3.6 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng có mối liên quan mật thiết với sức khỏe của hệ xương. Theo đó, những người có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu vitamin, magie, canxi và các khoáng chất,… sẽ không đủ để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

Lâu dần sẽ giảm khả năng tái tạo xương khớp tăng nguy cơ thoái hóa cột sống. Ngược lại, dinh dưỡng cung cấp đầy đủ sẽ giúp ổn định tình hình bệnh.

4. Cách nhận biết triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Các chuyên gia y tế cho biết, thoái hóa cột sống thắt lưng thường xuất hiện do tiến trình tự nhiên của cơ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng sẽ khác nhau.

Thông thường, người bị thoái hóa cột sống do tuổi tác, các triệu chứng thường không xuất hiện. Ngược lại, nếu căn bệnh này đột ngột ghé thăm, nhất khi khi bạn còn trẻ. Các triệu chứng của thoái hóa đốt sống thắt lưng sẽ xuất hiện liên tục, và tăng dần theo thời gian.

Dưới đây là những dấu hiệu, triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Xuất hiện những cơn đau nhẹ hoặc cứng khớp khi bạn ngồi quá nhiều hoặc ngủ dậy.
  • Khả năng phối hợp giữa tay và chân giảm.
  • Chân tay yếu đi, đau cơ bắp
  • Những cơ co thắt cơ bắp xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Đau cơ bắp,
  • Mất thăng bằng đi lại khó khăn
  • Mất kiểm soát vùng ruột và bàng quang.
  • Đau đầu

5. Tác hại khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Tất cả các bệnh lý về xương khớp đều khiến người mắc phải đau, nhức mỏi, khó chịu. Làm hạn chế vận động, gây mất ngủ, suy nhược cơ thể, làm giảm khả năng ăn uống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

5.1 Dễ gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị địa đệm, thoái hóa cột sống là hai bệnh lý tác động qua lại lẫn nhau. Khi đốt sống suy yếu, đĩa đệm cũng bị tăng áp lực hơn. Khiến độ đàn hồi bị suy giảm, gây nứt và chảy dịch ra ngoài. Dẫn đến tình trạng thoát vị địa đệm.

Thoát vị đĩa đệm

5.2 Đau dây thần kinh tọa

Nếu bạn bị thoái hóa đốt sống thắt lưng, chắc chắn bạn cũng sẽ bị đau dây thần kinh tọa. Đây là biến chứng rất thường gặp khi bị thoái hóa cột sống lưng.

Khi các gai xương hình thành ở đốt sống, gây  chèn ép lên hệ thống rễ dây thần kinh. Đồng thời làm phát sinh nhiều triệu chứng như đau nhức, ngứa ran hay tê bì…

5.3 Bại liệt

Đây là biến chứng nặng nề nhất mà bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra. Bại liệt thường xảy ra, nếu bạn không chữa trị kịp thời, dứt điểm thoái hóa đốt sống.

5.4 Các biến chứng khác

Ngoài những tác hại kể trên, thoái hóa cột sống có thể gây cong vẹo, biến dạng cột sống. Rối loạn chức năng của dây thần kinh, gai cột sống,…

Trước những tác hại nguy hiểm mà căn bệnh này gây ra. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về xương khớp, bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng. Hãy chủ động đi thăm khám càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kịp thời.

6. Phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng

Như đã nói ở trên, người già rất dễ bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng. Các triệu chứng thường rất khó phát hiện.

Do đó, những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc cao. Tốt hơn hết nên chủ động đi thăm khám định kỳ, để phát hiện sớm. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa vào những phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng:  Ở bước này, bác sĩ sẽ thăm hỏi, để khai thác các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
  • Chụp X quang: Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán căn bệnh này. Thông qua, hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng trực quan. Bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng xương, đĩa đệm, sụn có bị tổn thương hay không. Tuy nhiên, với những trường hợp tổn thương sớm ở sụn. Tia X-quang sẽ không thể phát hiện được.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này được dùng để loại trừ các căn bệnh khác gây ra triệu chứng tương tự.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cách này có thể xác định tổn thương xảy ra ở dây thần kinh hoặc đĩa đệm khu vực cột sống lưng.

Chẩn đoan thoái hóa cột sống lưng

7. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có chữa khỏi không? Đây luôn là thắc mắc của nhiều người. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên mức độ, tình trạng thực tế để chỉ định phác đồ điều trị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng phù hợp với mỗi người.

Trên thực tế, có rất nhiều người có triệu chứng tương tự nhưng lại không phải bị thoái hóa cột sống. Chính vì vậy, việc thăm khám và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ là hết sức quan trọng.

Dưới đây là những phương pháp chữa trị hiệu quả bệnh thoái hóa cột sống đang được áp dụng hiện nay.

7.1 Sử dụng thuốc chữa thoái hóa cột sống thắt lưng

Thuốc chữa trị thoái hóa đốt sống thắt lưng chủ yếu là thuốc giảm đau. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau cho những trường hợp nặng. Chứ không có khả năng điều trị tận gốc căn bệnh này.

  • Trong trường hợp bị viêm khớp bị đau từ nhẹ đến trung bình, bác sĩ thường chỉ định dùng Paracetamol. Với liều lượng vừa phải để tránh gây tổn thương gan.
  • Nếu người bệnh bị cơn đau nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc không kê đơn bao gồm ibuprofen và naproxen natri. Liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp sử dụng hai loại thuốc kể trên không hiệu quả. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giảm đau có chứa corticoid vào khu vực quanh cột sống. Tuy nhiên phương pháp này không đem đến lợi ích lâu dài.

Xem thêm: TOP 8 Địa chỉ bệnh viện, phòng khám điều trị cột sống thắt lưng tại TP. Hồ Chí Minh

7.2 Phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc

Như đã nói ở trên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời, không thể chữa trị tận gốc. Chính vì vậy, bác sĩ khuyên người bệnh nên sử dụng các phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc như:

7.2.1 Massage hỗ trợ điều trị, giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng

Massage hay còn gọi là xoa bóp, tẩm quất là phương thức sử dụng tay, chân hoặc dụng cụ cơ khí hỗ trợ. Để dịch chuyển, làm rộng cơ xương giúp giảm bớt tình trạng đau, tê cứng khớp. 

Một số động tác massage phổ biến như: nhấn, xoa, đấm vỗ, bấm chắt,…

7.2.2 Châm cứu

Châm cứu được sử dụng rất nhiều trong đông y. Các thầy thuốc sẽ dùng châm (kim) để tác động vào các huyệt trên cơ thể nhằm kích tác động vật lý và hóa học để hỗ trợ giảm đau, điều trị bệnh.

Hiện nay, ngoài việc dùng kim châm, các thầy thuốc đông y còn ứng dụng nhiều dụng cụ dùng trong châm cứu khác như: đèn hồng ngoại, điện cực, cứu ngải,… để tác động vào huyết trên cơ thể.

Châm cứu chữa thoái hóa cột sống lưng

7.2.3 Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đây là cách điều trị theo đông y, nhằm tác động lên vị trí xương cột sống bị đau.

  • Khi chườm nóng khí nóng vào cơ thể, và xua tan hàn khí trong cơ thể.
  • Chườm lạnh giúp giảm sưng đau tức thời.

 Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

7.2.4 Nắn chỉnh cột sống

Phương pháp này thường áp dụng với những người đã bị tổn thương cột sống như: gù, cong vẹo cột sống hay thoát vị đĩa đệm thể nhẹ. Bác sĩ sẽ dùng tay nắn chỉnh để đưa cột sống về đúng vị trí, đồng thời giúp người bệnh giảm đau tức thì.

=>>Xem chi tiết: Nắn chỉnh cột sống bằng tay – 4 Kỹ thuật điều trị bệnh hiệu quả.

8. Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả bằng máy kéo giãn giảm áp cột sống Hill DT

Phục hồi chức năng

Giảm áp cột sống Hill DT là công nghệ mới của hãng Hill Laboratories – Mỹ. Đây là công ty chuyên sâu nghiên cứu và phát triển các loại bàn trị liệu ứng dụng trong Phục hồi chức năng có lịch sử hơn 90 năm hình thành và phát triển.

Giường giảm áp cột sống HillDT thế hệ mới, với thiết kế vượt trội hơn các loại giường hỗ trợ điều trị cùng phân khúc hiện nay.

Hơn cả một chiếc giường hỗ trợ trị liệu, HillDT tích hợp cả một chương trình.

  • Có cảm biến liên tục theo dõi bệnh nhân để đảm bảo liệu trình điều trị thích hợp được đưa đến cho họ.
  • Giường trị liệu HillDT kéo giãn đốt sống theo trục dọc
  • Tách và trượt các khớp bề mặt
  • Kéo căng dây chằng cột sống
  • Mở rộng các lỗ đốt sống
  • Kéo giãn cơ đốt sống

Giúp hỗ trợ khắc phục các triệu chứng mà thoái hóa cột sống gây ra. Phương pháp chữa bệnh tối ưu, tình trạng được cải thiện sau mỗi lần trị liệu.

Công nghệ HillDT hiện đang là phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị địa đệm, thoái hóa cột sống thắt lưng tối ưu, phương pháp không dùng thuốc, không phẫu thuật. Được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, ngoại thần kinh,.. tin tưởng sử dụng.

Hiện phòng khám Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng WinMedic, ngụ tại số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TPHCM. Là cơ sở y tế đầu tiên tại Việt Nam đã và đang ứng dụng hiệu quả phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống này.

9. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng tối ưu.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, muốn được tư vấn, vui lòng liên hệ:

  • Phòng khám WinMedic
  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM.
  • Hotline: 0917 086 003.

Lưu ý: Kết quả có thể khác nhau phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng thực tế của từng người

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *