Cong vẹo cột sống là bệnh lý khá phổ biến có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh đang ngày một phổ biến ở giới trẻ. Xẹp xương sườn, xẹp phổi là những biến chứng nguy hiểm mà cong vẹo cột gây ra khi bệnh ở mức độ nặng.
Vậy bạn đã biết cong vẹo cột sống là gì? Nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như biện pháp khắc phục bệnh hiệu quả. Trong nội dung bài viết này, Winmedic sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này.
Mục lục
- 1. CONG VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ?
- 2. CONG VẸO CỘT SỐNG THƯỜNG XẢY RA VỚI AI?
- 3. NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ CONG VẸO CỘT SỐNG
- 4. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA CONG VẸO CỘT SỐNG
- 5. CONG VẸO CỘT SỐNG CÓ NHỮNG DẠNG NÀO?
- 6. MỨC ĐỘ NGUY HẠI MÀ CONG VẸO CỘT SỐNG CÓ THỂ GÂY RA
- 7. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CONG VẸO CỘT SỐNG
- 8. KHÁM CHỮA CONG VẸO CỘT SỐNG TẠI PHÒNG KHÁM WINMEDIC
1. CONG VẸO CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Cột sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người trong sinh hoạt hàng ngày. Nó là bộ khung để nâng đỡ cơ thể giúp cơ thể vận động một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, nó còn có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống cũng như các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.
Cột sống của mỗi người sẽ có từ 33 đến 34 đốt. Chúng được nối với nhau bằng đĩa đệm, các khớp và dây chằng.
Thực tế, cột sống của con người không hoàn toàn nằm ở tư thế thẳng đứng. Trong 33- 34 đốt cột sống sẽ có một số cột hơi cong, đối xứng dọc với nhau.
Vậy cong vẹo cột sống là gì? Vốn dĩ cột sống của con người là một đường cong tự nhiên. Tuy nhiên khi bị cong cột sống sẽ bị biến dạng và uốn cong. Có thể là uốn cong sang trái, hoặc qua phải với hình dáng là chữ C thuận, chữ C ngược hoặc là chữ S.
Hiện nay, tỷ lệ người bị cong cột sống đang ngày một tăng cao, nhất là trẻ nhỏ. Vì thế, chúng ta cần phải trang bị cho mình các kiến thức cơ bản và cần thiết về bệnh. Từ đó, bảo vệ sức khỏe cho mình, cho người thân được tốt nhất.
2. CONG VẸO CỘT SỐNG THƯỜNG XẢY RA VỚI AI?
Theo các chuyên gia, ai cũng có thể bị vẹo cột sống. Tuy nhiên những người trẻ tuổi từ 10- 18 tuổi thường chiếm tỷ lệ cao. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn xảy ra ở những đối tượng sau:
- Thường xuyên ngồi hoặc đi đứng sai tư thế
- Người bị suy dinh dưỡng do thiếu chất
- Luyện tập thể dục thể thao sai tư thế
- Trong gia đình có tiền sử gia đình bị cong vẹo cột sống.
Cong cột sống hoàn toàn có thể phòng tránh cũng như khắc phục. Do đó, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc sức khỏe của bản thân được tốt nhất.
3. NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ CONG VẸO CỘT SỐNG
Có rất nhiều nguyên nhân gây cong vẹo cột sống. Tuy nhiên, theo số liệu nguyên cứu của các chuyên gia về xương khớp, có đến 90 % người bị vẹo cột sống không rõ nguyên nhân.
Bên cạnh đó, với mỗi độ tuổi sẽ có các nguyên nhân gây ra khác nhau. Cụ thể:
3.1. Đối với trẻ nhỏ
Theo số liệu thống kê có đến 80 % trẻ bị vẹo cột sống. Trong đó, cần phải kể đến các nguyên nhân dưới đây:
- Yếu tố bẩm sinh
Trong gia đình nếu bố hoặc mẹ bị cong hay vẹo cột sống. Khả năng cao, em bé khi sinh ra cũng sẽ bị cong hoặc vẹo cột sống.
- Thời kỳ mang thai bị ảnh hưởng
Trong quá trình mang thai nếu như bào thai phát triển quá nhanh so với tuần tuổi. Đồng thời lại không thích nghi kịp với sự thay đổi của cơ thể mẹ. Điều này đã vô tình khiến cho bào thai bị chèn ép. Hậu quả là xương sống của trẻ sẽ bị cong vẹo ngay khi vẫn còn trong bào thai.
Bên cạnh đó, trẻ còn có thế bị cong cột sống là do: Trong quá trình mang thai, người mẹ có tiếp xúc cũng như sử dụng thức ăn có hóa chất độc hại. Khiến cho thai nhi bị dị tật.
Trong quá trình sinh nở, nếu như tử cung của người mẹ quá hẹp sẽ chèn ép đến cột sống của em bé. Khiến trẻ bị cong vẹo cột sống ngay từ khi sinh ra.
- Do yếu tố chủ quan
Ngoài các nguyên nhân kể trên, trẻ bị cong vẹo con do một số nguyên nhân chủ quan khác đó là:
+ Trẻ ngồi học sai tư thế, thường xuyên ngồi lệch sang 1 bên
+ Kích thước của bàn học, ghế học không phù hợp với độ tuổi của trẻ
+ Trẻ thường xuyên mang vác vật nặng trên lưng như đeo cặp sách quá nặng khiến 2 bên vai của trẻ không được đều.
+ Trẻ học đi quá sớm
- Do bệnh lý
Đã có nhiều số liệu nghiên cứu, trẻ mắc bệnh còi xương thường bị vẹo cột sống hơn so với trẻ bình thường.
Ngoài ra, trẻ bị mắc các bệnh liên quan đến cột sống thì khả năng cao sẽ bị vẹo cột sống trong quá trình phát triển.
3.2. Cong cột sống ở người lớn
So với trẻ đang trong độ tuổi thành niên, tỷ lệ người lớn bị cong cột sống thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên không phải là không có. Thường thì nữ giới sẽ chiếm tỷ lệ bị cong vẹo cột sống hơn so với nam giới.
Nguyên nhân khiến người lớn bị cong vẹo cột sống là do các nguyên nhân sau:
- Thường xuyên đi giày cao gót
- Người bệnh bị mắc các bệnh về xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…
- Bị cong vẹo cột sống từ nhỏ nhưng không chịu thăm khám và điều trị triệt để. Khiến bệnh ngày càng nặng hơn khi đến tuổi trưởng thành.
4. DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA CONG VẸO CỘT SỐNG
Nắm bắt được triệu chứng của vẹo cột sống sớm sẽ giúp cho các bạn có biện pháp can thiệp sớm. Từ đó, nâng cao hiệu quả trong việc chữa điều trị. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Thông thường vẹo cột sống giai đoạn đầu không có dấu hiệu cụ thể và rõ ràng. Người bệnh chỉ phát hiện khi đi thăm khám bác sĩ.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết khi bản thân có các dấu hiệu, triệu chứng dưới đây. Các bạn nên thăm khám sớm bởi đây chính là dấu hiệu của cong vẹo cột sống:
- Hai bên xương vai, xương hông không đồng đều, có sự chênh lệch đáng kể. Thường một bên vai hay một bên hông sẽ cao hơn bên còn lại.
- Phần xương bả vai sẽ bị nhô ra. Khoảng cách giữa 2 mỏm xương vai đến vị trí của gai đốt sống lưng không bằng nhau.
- Khung xương sườn bị mất cân đối, không đối xứng với nhau. Các đốt xương sườn bị lồi lên khiến thăn lưng của người bệnh bị mất cân đối.
- Vùng tam giác eo tại cánh tay với thân không bằng nhau, thường sẽ là một bên rộng, một bên hẹp.
- Phần cơ ở lưng, chân sẽ bị căng
- Dọc sống lưng của người bệnh sẽ có u cục lồi lên
- Khi bệnh trở nặng người bệnh sẽ không thể đứng thẳng. Lưng bị gù, chân bị đau và tê bì…
5. CONG VẸO CỘT SỐNG CÓ NHỮNG DẠNG NÀO?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, hiện cong vẹo cột sống được chia làm các dạng:
5.1. Cong vẹo cột sống bẩm sinh
Là hiện tượng độ cong của cột sống bị khiếm khuyết ngay từ khi mới sinh ra.
Dạng bệnh này tiến triển khá là nhanh. Nếu như không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm. Bởi cong vẹo cột sống thường đi kèm với các dị tật khác liên quan đến thận và bàng quang.
Vẹo cột sống dạng này không thể phòng ngừa cũng như không thể điều trị khỏi.
5.2. Cong cột sống tự phát
Cong vẹo cột sống vô căn là tên gọi khác của bệnh lý này. Đây là dạng bệnh thường gặp nhất trong các bệnh cột sống.
Dạng bệnh này thường xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ, nhất là ở tuổi dậy thì, từ 12 -15 tuổi.
5.3. Cong vẹo cột sống dạng khởi phát sớm
Chính là hiện trạng cột sống của trẻ bị vẹo trước khi bước vào tuổi dậy thì. Hiện nay, các chuyên gia về xương khớp vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
Vẹo cột sống dạng khởi phát sớm sẽ khiến cho vai của trẻ nhỏ phát triển không đều. Điều này khiến trẻ dễ bị tự ti về ngoại hình của mình khi lớn lên.
5.4. Cong cột sống ở người trưởng thành
Với dạng cong cột sống này nguyên nhân chủ yếu là do bị từ thủa nhỏ. Nhưng không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, theo thời gian, cột sống trong cơ thể con người sẽ bị thoái hóa. Các khớp xương cũng như đĩa đệm sẽ bị suy yếu dần. Không còn đủ lực để nâng đỡ cơ thể. Khiến cho cột sống dễ bị cong và vẹo.
Cong vẹo cột sống ở người lớn dễ nhận biết hơn so với trẻ nhỏ. Lý do, là bệnh có nhiều triệu chứng hơn. Ngoài ra, đĩa đệm của người trưởng thành cũng đã bị thoái hóa. Khiến cho dễ thần kinh bị chèn ép.
5.5. Vẹo cột sống thần kinh cơ
Khi dây thần kinh của não bộ bị ảnh hưởng do va chạm mạnh hay do bệnh tật gây ra. Đường dây thần kinh cơ bắp từ não tới tủy sống sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khiến bạn dễ bị vẹo cột sống thần kinh cơ.
6. MỨC ĐỘ NGUY HẠI MÀ CONG VẸO CỘT SỐNG CÓ THỂ GÂY RA
Cong vẹo cột sống nếu như không phát hiện sớm, điều trị đúng. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hại khó lường như:
6.1. Tim và phổi bị tổn thương
Khi cột sống bị cong vẹo, khung xương sườn sẽ chèn ép lên tim và phổi của người bệnh. Khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Nguyên nhân là lồng ngực chèn ép lên phổi và tim. Khiến cho dòng khí cũng như lưu lượng máu trong cơ thể không ngăn cảm.
Nếu hiện tượng không được khắc phục sớm. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị suy tim và mắc các bệnh lý về phổi khác như viêm phổi.
6.2. Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
Cong vẹo cột sống sẽ khiến cho vai của người bệnh không đồng đều, bên thấp bên cao. Xương sườn bị nổi cục, thắt lưng bị lệch sang một bên. Điều này khiến cho người bệnh trở nên mặc cảm tự ti trước mọi người. Lâu dần họ trở nên khép kín, ngại giao tiếp.
6.3. Sức khỏe bị ảnh hưởng
Nếu bạn bị cong vẹo cột sống từ khi còn nhỏ, gia đình chủ quan không thăm khám và điều trị. Đến khi trưởng thành, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy như: lưng bị gù, bị đau. Khéo theo đó là hàng loạt các hệ lụy nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh khi về già.
7. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CONG VẸO CỘT SỐNG
Cong vẹo cột sống hoàn toàn có thể phòng tránh được. Chỉ cần các bạn áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:
- Nâng cao sức khỏe bản thân bằng cách luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Xây dựng cho bản thân chế độ ăn ngủ nghỉ hợp lý cân đối và khoa học.
- Phòng tránh suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ nhỏ bằng việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhất là những thực phẩm giàu protein, chất khoáng cũng như vitamin.
- Nên ngồi học hay làm việc đúng tư thế, phù hợp từng ngành nghề
- Chỗ ngồi cần phải đủ sáng
- Không nên mang vác vật nặng quá nhiều
- Học sinh đeo cặp phải cân đối, không nên để bị lệch
- Thăm khám sức khỏe về xương khớp định kỳ và thường xuyên
8. KHÁM CHỮA CONG VẸO CỘT SỐNG TẠI PHÒNG KHÁM WINMEDIC
✅ Phòng Khám WinMedic, Trị liệu, giảm áp cột sống công nghệ Mỹ SỐ 1 Tại TP.HCM ✅
Đặt hẹn ngay với chuyên gia của WinMedic
Vẹo cột sống không chỉ khiến người bệnh mặc cảm tự ti ngại giao tiếp. Bệnh lý này còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Do đó, ngay khi bản thân có các dấu hiệu hay nghi ngờ con em mình bị cong vẹo cột sống. Các bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp để được bác sĩ tiến hành thăm khám cũng như lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Các bạn có thể đến phòng khám Winmedic để thăm khám và điều trị cong vẹo cột sống cho mình.
Bác sĩ thăm khám, chụp Xquang cho bạn đều là các chuyên gia giỏi, tay nghề chuyên môn cao. Sau khi thăm khám, chụp Xquang nắm bắt được nguyên nhân, mức độ cong vẹo. Các bác sĩ sẽ lựa chọn ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như uốn nắn, hay các loại thuốc đặc trị. Phòng khám còn ứng dụng Phương pháp giảm áp cột sống Hill DT vào điều trị bệnh – Đây là phương pháp điều trị tân tiến, hiện đại nhất hiện nay.
Do đó, để được trải nghiệm phương pháp giảm áp cột sống Hill DT. Cũng như được khám và điều trị bệnh với các bác sĩ giỏi. Các bạn có thể gọi điện đến số 0917086003.
Hiện phòng khám làm việc theo khung giờ từ 8h-17h30 từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần.
Địa chỉ: Phòng khám WinMedic – Tiên phong công nghệ giảm áp cột sống Hill DT – Mỹ – số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM
XEM THÊM:
- [Top 4+] bài thuốc dân gian chữa vôi hóa cột sống chuẩn theo chuyên gia!
- [ Top 3+] Địa chỉ điều trị cong vẹo cột sống tốt nhất tại TP.HCM
- [Chia sẻ] Phương pháp kéo giãn cột sống trong điều trị thoát vị đĩa đệm