Hội chứng thắt lưng hông là một trong những bệnh xương khớp phổ biến chỉ sau thoát vị đĩa đệm. Mặc dù không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt. Nếu không chữa trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe.
Vậy hội chứng thắt lưng hông là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về những vấn đề này.
Mục lục
- 1. Hội chứng thắt lưng hông là gì?
- 2. Triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông
- 3. Nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông
- 4. Yếu tố nguy cơ
- 5. Hội chứng thắt lưng hông có nguy hiểm không?
- 6. Điều trị hội chứng thắt lưng hông
- 7. Biện pháp phòng ngừa
- 8. Điều trị hội chứng thắt lưng hông không cần phẫu thuật
- 9. Lời khuyên từ bác sĩ
1. Hội chứng thắt lưng hông là gì?
Hội chứng thắt lưng hông là gì? Theo các chuyên gia, các rễ thần kinh tủy sống từ L1 – L5 ở vùng cột sống thắt lưng liên quan chặt chẽ với nhau. Chính vì thế, nếu đĩa đệm hoặc cột sống ở đây bị tổn thương. Sẽ kéo theo các rễ dây thần kinh cũng bị tổn thương và gây ra hội chứng thắt lưng hông.
Như vậy, hội chứng thắt lưng hông (hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng) là sự kết hợp của 2 hội chứng nhỏ là hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Bệnh lý này liên quan đến rễ thần kinh và dây thần kinh tủy sống ở vùng thắt lưng và vùng tủy cùng.
2. Triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông
Như vừa chia sẻ, hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng là sự kết hợp của 2 hội chứng nhỏ. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp triệu chứng của các hội chứng phối hợp. Mỗi hội chứng sẽ có những biểu hiện khác nhau.
Theo đó, triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông như sau:
2.1 Hội chứng cột sống
Biểu hiện của hội chứng cột sống bao gồm:
- Đau cột sống thắt lưng: Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, bị đau sau khi bị chấn thương. Người bệnh thường chỉ đau ở một số đốt sống, mức độ đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Khi ấn lên mỏm gai cột sống sẽ thấy đau nhói.
- Cột sống bị biến dạng: Đường cong của cột sống bị thay đổi, bị gù, mất ưỡn hoặc giảm ưỡn, lệch vẹo cột sống…
- Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng: Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi cúi hay ngửa người, nghiêng hoặc xoay cột sống.
2.2 Hội chứng rễ thần kinh
Với hội chứng rễ thần kinh, người bệnh sẽ gặp các biểu hiện như:
- Người bệnh bị đau rễ thần kinh, tình trạng đau sẽ lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh.
- Đau nhức buốt như bị mưng mủ.
- Tình trạng đau sẽ nghiêm trọng hơn khi đi, đứng, ho, hắt hơi và thuyên giảm nếu nghỉ ngơi. Cũng có trường hợp đau ở mọi tư thế.
- Tay chân bị tê bì, mất cảm giác, khả năng đi lại, sinh hoạt và làm việc bị suy giảm.
- Căng rễ thần kinh.
>> Tìm hiểu thêm: Thoát vị đĩa đệm L4, L5: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
3. Nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông
Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông. Nhưng phổ biến phải kể đến những thủ phạm dưới đây:
3.1 Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bị thoát vị. Từ đó, gây chèn ép rễ thần kinh, dây thần kinh tủy sống và các mô mềm xung quanh. Lúc này, bệnh sẽ tổn thương và tạo cảm giác đau nhức khó chịu. Đồng thời, người bệnh sẽ gặp phải hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng.
Bệnh lý này còn tạo áp lực gây viêm và kích ứng rễ thần kinh. Là nguyên nhân xuất hiện các cơn đau khởi phát và tổn thương mô liên kết.
3.2 Tổn thương đốt sống hoặc đĩa đệm vùng thắt lưng
Chấn thương trong lao động, tai nạn hay trong các môn thể thao tiếp xúc có thể gây tổn thương đốt sống và đĩa đệm. Lúc này, đĩa đệm và đốt sống bị tổn thương có thể bị vỡ hoặc lệch khỏi vị trí ban đầu. Từ đó, gây hẹp ống sống, chèn ép các rễ thần kinh và tủy sống.
3.3 Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, rễ thần kinh và tủy sống có thể bị chèn ép và tổn thương do những thủ phạm sau:
- Nhiễm trùng cột sống;
- Hẹp ống sống;
- U đốt sống;
- Thoái hóa cột sống
- Chấn thương;
- Dị tật cột sống bẩm sinh…
4. Yếu tố nguy cơ
Hội chứng này có thể xảy ra nhiều đối tượng khác nhau. Song, một số nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn.
- Tuổi tác: Những người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng thắt lưng hông.
- Tính chất công việc: Những đối tượng có tính chất công việc như đứng, ngồi nhiều, thường xuyên bê vác vật nặng. Những công việc lặp đi lặp lại động tác liên quan đến vùng cơ lưng hay ngồi sai tư thế trong thời gian dài… Sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
- Bệnh sử: Một số nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người bị dị tật bẩm sinh cột sống, viêm khớp, thoái hóa cột sống hay đau thắt lưng…
5. Hội chứng thắt lưng hông có nguy hiểm không?
Hội chứng thắt lưng hông có nguy hiểm không? Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng bệnh sẽ phát sinh nhiều biến chứng. Theo đó, nếu người bệnh không khám và chữa trị đúng cách, có thể đối mặt với những biến chứng dưới đây:
- Bại, liệt hai chân;
- Mất hoặc giảm khả năng vận động;
- Yếu cơ;
- Rối loạn thần kinh thực vật;
- Hội chứng chùm đuôi ngựa;
- Rối loạn cảm giác;
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
6. Điều trị hội chứng thắt lưng hông
Để điều trị hội chứng thắt lưng hông, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để chữa trị. Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, người bệnh sẽ được chẩn đoán bằng một số biện pháp như:
- Khai thác tiền sử bệnh, các triệu chứng gặp phải.
- Khám thực thể tủy sống, chân.
- Kiểm tra phản xạ cơ và sức cơ.
- Nếu trường hợp bị đau nhiều sẽ được chỉ định làm xét nghiệm hình ảnh như chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ cột sống…
Sau khi đã có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tùy vào mức độ bệnh là cấp tính hay mãn tính mà có chỉ định cụ thể như:
6.1 Điều trị hội chứng thắt lưng hông cấp tính
Hội chứng thắt lưng hông cấp tính thường sẽ tự biến mất sau một thời gian. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng một số cách giảm đau tại như:
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng.
- Áp dụng một số bài tập giãn cơ.
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa.
6.2 Điều trị hội chứng thắt lưng hông mãn tính
Khi bệnh chuyển sang mãn tính các cơn đau thường dai dẳng và khó điều trị dứt điểm hơn. Một số biện pháp được chỉ định trong trường hợp này gồm:
- Dùng thuốc chống viêm không steroid;
- Thuốc tiêm steroid;
- Một số thuốc giảm đau và giãn cơ;
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học lành mạnh;
- Áp dụng một số bài tập giúp điều chỉnh tư thế, giúp xương khớp dẻo dai, cơ lưng khỏe mạnh;
- Điều chỉnh cân nặng phù hợp.
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên nhưng bệnh không khỏi, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật ít được khuyến khích vì có thể gây nhiều tác dụng phụ đến xương khớp.
7. Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa và hạn chế những cơn đau do hội chứng thắt lưng hông gây ra. Bạn đọc có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây:
- Hình thành thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày. Nên ưu tiên các bộ môn như đạp xe, bơi, yoga. Hay các bài tập có công dụng tăng cường sự dẻo dai của các cơ thắt lưng, giúp xương khớp và cơ lưng khỏe mạnh. Hạn chế bài tập gây áp lực lên vùng thắt lưng.
- Khi ngồi hay nâng, bê vác vật nặng nên thực hiện ở tư thế chuẩn.
- Với những người có đặc thù công việc ngồi nhiều, ít vận động nên đi lại, vận động nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ làm việc.
- Hạn chế đi giày cao gót để tránh tăng áp lực lên thắt lưng và cột sống.
- Khi quan hệ tình dục, hạn chế tư thế khó, những tư thế cần lực mạnh.
- Không ngồi ghế xích đu hay giường, võng có độ lún sâu, đặc biệt khi đang mắc bệnh. Lời khuyên là nên nằm giường cứng.
- Nếu đang mắc các vấn đề ở cột sống nên điều trị dứt điểm.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần để kiểm tra tình trạng xương khớp.
- Có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức khỏe xương khớp. Giúp cải thiện cột sống, tăng độ dẻo dai của các cơ quanh thắt lực. Nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, cá, rau xanh, hoa quả, thịt, chất chống oxy hóa…
8. Điều trị hội chứng thắt lưng hông không cần phẫu thuật
Phương pháp giảm áp cột sống HillDT được biết đến là một trong những phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông không cần phẫu thuật hiện nay. Phương pháp này được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
- Thoát vị đĩa đệm;
- Đau thần kinh tọa;
- Thoái hóa đĩa đệm;
- Hội chứng viêm cột sống dính khớp;
- Phẫu thuật cột sống không thành công…
Với phương pháp này, người bệnh sẽ được nằm điều trị trên thiết bị có tên là giường giảm áp HillDT. Thông qua quy trình kéo, thả trong quá trình điều trị, áp suất âm sẽ được tạo ra ở đĩa đệm. Ngoài ra, hiệu ứng chân không sẽ giúp kéo lại các thoát vị đĩa đệm trở về vị trí của chúng.
Không những thế, việc giải phóng áp suất ở cột sống và lưu thông tại đĩa đệm. Cũng sẽ giúp hỗ trợ cho cho quá trình làm lành tự nhiên.
Giường giảm áp HillDT còn được tích hợp các cảm biến có độ nhạy cao. Nên sẽ theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân và đưa ra liệu trình phù hợp.
Trong quá trình điều trị, đĩa đệm sẽ được cung cấp các chất dinh dưỡng và máu giàu oxy. Do khu vực đĩa đệm là vị trí lưu thông ít nhất của cột sống, nên đây là yếu tố quan trọng của phương pháp giảm áp. Giúp điều trị hội chứng thắt lưng hông hiệu quả.
Hiện nay, phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế công lập. Trong đó, Winmedic là một trong những đơn vị tiên phong sử dụng công nghệ này. Đến nay, phòng khám đã điều trị dứt điểm cho nhiều ca bệnh. Giúp người bệnh tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
9. Lời khuyên từ bác sĩ
Trên đây là một số thông tin về hội chứng thắt lưng hông. Bệnh lý này có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Do đó, ngay khi thấy đau ở vùng thắt lưng xuống hông, chân tay tê bì, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để được điều trị bệnh hiệu quả, hạn chế tái phát.
Nếu cần được tư vấn phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông. Hay phương pháp giảm áp cột sống HillDT các bạn có thể đến Winmedic. Với nhiều ưu điểm về nhân lực, cơ sở máy móc, chúng tôi tự hào là lựa chọn đầu tiên của những bệnh đang gặp phải các vấn đề về cơ xương khớp, hội chứng thắt lưng hông.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0917086003
XEM THÊM:
- Đai lưng cột sống là gì? Và những điều không phải ai cũng biết
- [Tổng quan]: Đau cơ liên sườn và những thông tin cần biết
- [Từ A- Z] Đau dây thần kinh liên sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa