Thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 là một trong những tình trạng bệnh lý xương khớp gây đau đớn, nhức nhối kéo dài cho người bệnh. Các cơn đau nhức khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động, sinh hoạt. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là như thế nào? Biểu hiện và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Mục lục
- 1. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là như thế nào?
- 2. Vị trí và vai trò các đốt sống L4, L5
- 3. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5
- 4. Biểu hiện và biến chứng đang báo động nguy hiểm
- 5. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm L4 L5
- 6. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
- 7. Chế độ ăn uống, tập luyện cho người thoát vị đĩa đệm
- 8. Điều trị thoát vị đĩa đệm L4, L5 không cần phẫu thuật – HillDT
- 9. Lời khuyên từ bác sĩ
1. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5
Cột sống là bộ phận đóng vai trò như một cột trụ cố định nâng đỡ cho toàn bộ cơ thể. Cột sống có cấu tạo bao gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, lần lượt là đốt sống cổ C1 – C7, đốt sống lưng D1 – D12, đốt sống thắt lưng L1 – L5, đốt sống hông S1 – S5 và các đốt sống cột.
Giữa các đốt sống là phần đĩa đệm gồm nhân nhầy và lớp bao xơ. Đĩa đệm đóng vai trò giúp chịu lực và phân tán lực để hạn chế tác động tới cột sống. Thoát vị đĩa đệm L4 L5 ở vị trí đốt sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy bị đẩy thoát ra khỏi lớp bao xơ, hình thành khối thoát vị. Các cơn đau sẽ xuất hiện khi khối thoát vị chèn ép thần kinh, màng tủy hay bị dịch chuyển vị trí chui vào ống sống.
2. Vị trí và vai trò các đốt sống L4, L5
Vị trí và vai trò các đốt sống L4, L5 là gì? Theo giải phẫu, cột sống của con người bao gồm 32 – 34 đốt sống. Bao gồm 5 đoạn liên tiếp như sau:
- 7 đốt sống cổ (C1 đến C7);
- 12 đốt sống ngực (T1 đến T12);
- 5 đốt sống lưng (L1 đến L5);
- 5 đốt sống cùng (S1 đến S5);
- Đoạn xương cụt (gồm 3-5 đốt).
L4 và L5 là 2 đốt sống nằm ở phần cuối cùng của đoạn cột sống lưng. Vai trò của 2 đốt sống này là hỗ trợ phần trên cơ thể khi xoay, gập hay vặn người. Ngoài ra, còn giúp duy trì đường cong của cột sống, định hình tư thế đứng thẳng cho cơ thể.
Hai đốt sống này nằm ở vị trí thấp nhất của vùng thắt lưng. Do đó, phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng của nửa trên cơ thể. Nên L4 và L5 rất dễ bị tổn thương và thoái hóa.
Không những thế, L4 và L5 liên kết với nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Nên khi bị thoái hóa có thể kéo theo các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa.
3. Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống lưng
Nguyên nhân tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, từ tuổi tác, bệnh lý đến ảnh hưởng do chấn thương:
- Tuổi tác: người trung niên khoảng 40 – 50 trở lên dễ bị thoát vị đĩa đệm do tình trạng lão hóa xương khớp theo thời gian
- Ảnh hưởng từ chấn thương: các chấn thương về cột sống, thắt lưng do làm việc, vận động quá sức, té ngã có thể khiến đốt sống bị thoát vị, gây đau đớn
- Bệnh lý: các bệnh lý về viêm xương khớp, thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân gây thoát bị đĩa đệm L4 L5
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, ăn uống – sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài cũng gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
4. Biểu hiện và biến chứng đang báo động nguy hiểm
Dấu hiệu nhận biết tình trạng thoát vị đĩa đệm
Người bệnh có thể nhận biết các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm L4 L5 để kịp thời thăm khám và điều trị:
- Đau lưng: biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 phổ biến nhất là các cơn đau. Cơn đau có thể lan từ lưng xuống đến hông, mông, đùi hay thậm chí là kéo xuống chân
- Suy giảm cảm giác và tê bì: dấu hiệu khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 khá phổ biến nhiều người bệnh gặp phải là bị tê bì, mất cảm giác ở chân
- Yếu cơ: tình trạng thoát vị đĩa đệm cũng có thể làm yếu cơ bắp, khiến người bệnh sinh hoạt và di chuyển khó khăn
- Rối loạn động kinh: bệnh ở mức độ nghiệm trọng hơn có thể gây ra rối loạn chi dưới, khiến người bệnh khó kiểm soát được chuyển động của chân
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chức năng cơ, suy giảm cảm giác, tổn thương dây thần kinh hay nghiêm trọng có thể dẫn đến liệt chân.
5. Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm L4 L5
Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 sẽ phát triển theo 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 – Giai đoạn đầu
Giai đoạn nhân nhầy sai lệch vị trí và có vết rách ở vòng sợi
Ở giai đoạn đầu, nhân nhầy sẽ bị sai lệch vị trí và xuất hiện những vết rách nhỏ ở vị trí phía sau vòng sợi. Chỉ có thể nhận biết tình trạng nhân nhầy bị xô lệch vị trí ở giai đoạn đầu thông qua phim chụp cộng hưởng từ MRI.
Giai đoạn 2 – Tình trạng lồi đĩa đệm
Ở giai đoạn 2, nhân nhầy sẽ tiếp tục lồi ra một phía chỗ vòng sợi bị suy yếu và xuất hiện nhiều vết rạn, vết rách vòng sợi rõ rệt hơn. Trong giai đoạn này, chiều cao của khoang đốt sống cũng bắt đầu có sự suy giảm rõ rệt do nhân nhầy chèn ép vào vòng sợi gây tình trạng lồi đĩa đệm. Khi chụp cộng hưởng từ MRI ở giai đoạn này, có thể thấy rõ hơn các tổn thương ở cột sống. Biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn này là các cơn đau thắt lưng đột ngột, dữ dội.
Giai đoạn 3 – Thoát vị đĩa đệm L4 L5
Giai đoạn hình thành khối thoát vị
Giai đoạn thứ 3 vòng sợi sẽ hoàn toàn bị đứt rách, nhân nhầy cùng đĩa đệm cũng bị đẩy ra hoàn toàn khỏi khoang đốt sống, hình thành lên khối thoát vị đĩa đệm L4 L5. Biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn này là các hội chứng rễ thần kinh, cơn đau thắt lưng có thể xuất hiện liên tục do bị chèn ép, tạo áp lực. Ở trên phim chụp MRI thấy rõ nhân nhầy đã bị sai lệch vị trí, có thể gây đứt dây chằng dọc sau.
Giai đoạn 4 – Biến dạng đĩa đệm nghiêm trọng
Thoát vị đĩa đệm l4 l5 có nguy hiểm không? Nếu ở các giai đoạn trên, tình trạng bệnh vẫn có thể điều trị hiệu quả bằng nhiều cách thì ở giai đoạn 4 đĩa đệm đã bị biến dạng nghiêm trọng. Lúc này nhân nhầy bị xơ hóa, vòng sợi bị phá vỡ hoàn toàn, rạn và rách ở nhiều vị trí. Chiều cao khoang đốt sống giảm rõ gây hẹp ống sống, hư khớp đốt sống. Biểu hiện lâm sàng là những cơn đau thắt lưng dai dẳng, tái phát liên tục và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, vận động hàng ngày.
6. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Chẩn đoán
Chẩn đoán, thăm khám lâm sàng
Trước khi thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh bằng các cách:
- Chẩn đoán lâm sàng: thu thập các thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh và kiểm tra chức năng cơ thể người bệnh
- Chẩn đoán hình ảnh: hình ảnh từ phim X-quang, CT scan hoặc MRI sẽ xác định rõ vị trí, mức độ thoát vị
- Chẩn đoán loại trừ: loại trừ các nguyên nhân bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, viêm dây thần kinh hoặc tổn thương cột sống khác
Sử dụng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thông thường với tình trạng thoái hóa, thoát vị ở cột sống L4 L5 thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc. Các loại thuốc kết hợp có thể sử dụng để điều trị như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống co giật, thuốc hỗ trợ thần kinh. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định tiêm steroid vào vùng thoát vị để giảm viêm đau trong trường hợp bệnh nặng.
Phương pháp chườm nóng, lạnh
Chườm nóng và chườm lạnh cũng là một phương pháp điều trị không dùng thuốc, hỗ trợ giảm đau, viêm hiệu quả ở lưng. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ giúp giãn nở mạch máu, tăng lưu thông cũng như giảm co thắt, sưng tấy. Thời gian chườm chỉ nên thực hiện trong 10 – 15 phút. Lưu ý khi chườm nên tránh tiếp xúc trực tiếp đá lạnh hay nước nóng với da.
Vật lý trị liệu
Máy giảm áp cột sống điều trị thoát vị đĩa đệm
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn, được bệnh nhân ưa chuộng phổ biến trong những năm gần đây. Điều trị thoát vị đĩa đệm l4 l5 bằng vật lý trị liệu sẽ không sử dụng thuốc, không xâm lấn vào cơ thể mà kết hợp máy móc, thiết bị và các bài tập để giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh. Một số thiết bị vật lý trị liệu không thể thiếu trong các liệu trình điều trị như:
- Máy kéo giãn cột sống giảm tải chèn ép dây thần kinh
- Máy giảm áp cột sống tạo áp lực âm, mở rộng khoang đốt sống, loại bỏ chèn ép
- Máy sóng siêu âm tác động giãn cơ, giảm đau và kích thích phục hồi
- Máy điện xung kích thích tế bào, giảm sưng đau và cải thiện trạng thái tinh thần
- Máy laser công suất cao xuyên sâu giúp giảm đau nhanh, phục hồi tự nhiên
- Máy sóng ngắn nhiệt xung sâu giúp giảm đau, giãn cơ và tăng tuần hoàn máu
- Máy sóng xung kích tác động sóng và sâu bên dưới lớp da, đánh tan vôi hóa hay gai hóa cột sống
- Tập vận động phục hồi theo các động tác, bài tập để tăng cường cơ bắp, kích thích cơ thể phục hồi
Hiện phòng khám Winmedic là địa chỉ chuyên điều trị vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm l4 l5 ở TP HCM, trang bị thiết bị hiện đại đem lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.
Nắn chỉnh cột sống thoát vị đĩa đệm L4 L5
Bên cạnh vật lý trị liệu, nắn chỉnh cột sống cũng là phương pháp phổ biến trong điều trị thoát vị đĩa đệm L4 – L5. Các thao tác nắn chỉnh sẽ giúp đưa đốt sống sai lệch trở lại đúng vị trí, giúp người bệnh giảm đau, giãn cơ, giảm áp lực và tăng cường sự linh hoạt cho cột sống. Nắn chỉnh cũng là phương pháp không xâm lấn, không dùng thuốc.
Điều trị giảm áp cột sống thoát vị đĩa đệm Hill DT tại WInmedic
Công nghệ giảm áp cột sống Hill DT tiên tiến tại Winmedic
Phương pháp tiên tiến nhất chữa thoát vị đĩa đệm l4 l5 tại HCM hiện nay là điều trị bằng công nghệ giảm áp cột sống. Tại Winmedic, công nghệ giảm áp cột sống áp dụng điều trị bằng máy HIll DT. Đây là công nghệ không xâm lấn – không phẫu thuật – không nguy hiểm và đem lại hiệu quả điều trị tối ưu thời gian cho người bệnh. Ứng dụng máy giảm áp cột sống Hill DT điều trị giúp:
- Tạo áp lực âm, hấp thu các chất dinh dưỡng cho đĩa đệm, lưu thông tuần hoàn máu đến đốt sống
- Tách khoang đốt sống, thu hồi các phần đĩa đệm bị lồi thoát vị quay về vị trí ban đầu
- Giảm tải giảm chèn ép lên dây thần kinh, giảm đau và phục hồi chức năng đĩa đệm
Hiệu quả công nghệ giảm áp Hill DT thể hiện ngay sau 1 liệu trình, người bệnh không còn cảm giác đau nhức hay khó chịu.
Châm cứu
Châm cứu được sử dụng như một phương pháp trị liệu phụ trợ cho thoát vị đĩa đệm. Các điểm châm cứu thường nằm trên các vùng liên quan đến cột sống thắt lưng. Châm cứu vào các điểm sẽ giúp kích thích các dây thần kinh, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giảm viêm nhiễm, đau đớn cho người bệnh. Việc châm cứu sẽ do các bác sĩ hoặc kỹ thuật viên thực hiện. Bên cạnh châm cứu cũng cần kết hợp các liệu pháp khác để tăng hiệu quả điều trị.
Winmedic điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn, không dùng thuốc
Với những thông tin chia sẻ trên bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, các giai đoạn phát triển và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Khi cần tìm phòng khám uy tín điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn hãy tới ngay Winmedic để được bác sĩ tư vấn, chỉ định liệu trình phù hợp. Liên hệ ngay tới hotline 0917 086 003 để được hỗ trợ tốt nhất!
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L4 L5
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm L4 L5 là phương pháp cuối cùng khi người bệnh điều trị bảo tồn không hiệu quả hay tình trạng bệnh diễn biến tới mức nghiêm trọng. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp phẫu thuật như:
- Cắt cung sau cột sống: tạo một lỗ trong vòm đốt sống để giảm áp lực chèn ép lên rễ thần kinh
- Cắt bỏ vi mô: loại bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị ra khỏi cột sống để giảm tối đa áp lực chèn ép lên dây thần kinh
- Thay đĩa đệm nhân tạo: đĩa đệm bị thoát vị, hư hỏng sẽ được thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo làm từ nhựa hay kim loại
- Hợp nhất cột sống: hai hoặc nhiều đốt sống sẽ phẫu thuật hợp nhất cùng với nhau, duy trì sự bất động vĩnh viễn cho cột sống
=> Tham khảo: Bệnh viện, phòng khám thoát vị đĩa đệm tốt nhất tp hcm .
7. Chế độ ăn uống, tập luyện cho người thoát vị đĩa đệm
Chế độ ăn uống, tập luyện cho người thoát vị đĩa đệm sẽ góp phần hỗ trợ giúp các cơn đau nhanh chóng thuyên giảm.
7.1 Chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm
Người bị thoát vị đĩa đệm L4, L5 nên bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây:
- Canxi: Các chế phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm, các loại đậu, các loại cá hay tàu hũ, đường nâu, hạt vừng…
- Vitamin D: Lòng đỏ trứng gà, gan, sữa, cá hồi…
- Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, thịt lợn, thịt vịt, đậu nành, trái bơ, bông cải xanh…
- Chất xơ: Giúp làm sạch đường ruột, kiểm soát trọng cho cơ thể. Từ đó, giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên đĩa đệm. Một số thực phẩm giàu chất xơ như tôm, cá, trái cây, rau củ, cà chua.
- Axit béo omega-3: Cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh, súp lơ.
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng những thực phẩm sau để hạn chế đau đớn:
- Thịt đỏ.
- Đồ chiên xào, chế biến sẵn.
- Bánh mì trắng, mì ống, sữa nguyên kem.
- Đồ ăn cay, nóng.
- Thực phẩm chứa purin và fructose.
- Rượu bia và các chất kích thích.
7.2 Bài tập thoát vị đĩa đệm L4, L5
Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, các bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân thực hiện một số bài tập. Nhằm hỗ trợ điều trị, giúp bệnh tiến triển nhanh chóng hơn.
Một số bài tập thoát vị đĩa đệm L4, L5 người bệnh có thể áp dụng như:
- Bài tập 1: Nằm sấp:
+ Bước 1: Các bạn nằm sấp, 2 chân và 2 tay duỗi thẳng.
+ Bước 2: Từ từ nâng cổ lên cao, hít thở sâu. Sau đó, nhẹ nhàng hạ cổ xuống và thở ra.
+ Bước 3: Quá trình thực hiện lưu ý nên giữ thẳng lưng, thực hiện từ từ, khoảng 10 lần.
- Bài tập 2: “Rắn hổ mang”:
+ Bước 1: Tư thế nằm úp, 2 tay chống xuống sàn.
+ Bước 2: Cố gắng nâng thân trước cao ở mức có thể, cẳng tay duỗi thẳng.
+ Bước 3: Khi tập luyện, các bạn giữ đầu, lưng và chân thẳng. Giữ tư thế này 5 giây rồi tiếp tục thực hiện khoảng 6 – 8 lần.
- Bài tập 3: Gập bụng một phần:
+ Bước 1: Tư thế nằm nửa, 2 đầu gối hơi cong. Lòng bàn chân và lưng áp sát sàn tập.
+ Bước 2: Cằm hướng về phía ngực, phần trên của cơ thể cong về phía trước. Nâng vai khỏi mặt sàn, 2 tay hướng về phía trước. Các bạn giữ nguyên tư thế trong 3 giây rồi từ từ hạ xuống.
8. Điều trị thoát vị đĩa đệm L4, L5 không cần phẫu thuật – HillDT
Điều trị thoát vị đĩa đệm L4, L5 không cần phẫu thuật là xu hướng được nhiều người bệnh lựa chọn. Thực tế, việc điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật đều có những rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn.
Chính vì thế, phương pháp giảm áp cột sống HillDT đã ra đời giúp người bệnh điều trị hiệu quả, hạn chế tác dụng phụ, bệnh không tái phát.
Phương pháp giảm áp cột sống HillDT là phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với máy móc hiện đại mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Theo đó, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách nằm trên giường HillDT.
Thông qua quy trình kéo, thả trong quá trình giảm áp, một áp suất âm sẽ được tạo ra ở đĩa đệm. Hiệu ứng chân không sẽ giúp kéo lại các thoát vị đĩa đệm trở về vị trí của chúng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng máy cũng sẽ giải phóng áp suất dương ở cột sống. Lưu thông dinh dưỡng, nước tại đĩa đệm cũng được gia tăng như một sự hỗ trợ quan trọng cho quá trình làm lành.
Đánh giá về phương pháp này, Ông Nguyễn Thế Đậu – có trên 10 năm kinh nghiệm trong ngành VLTL – PHCN cho hay:
“Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuỳ theo tình trạng bệnh lý của bệnh nhân sẽ đưa kết hợp các phương pháp điều trị sao cho hiệu quả nhất. Trong quá trình điều trị tôi thấy phương pháp HillDT điều trị tốt hơn các phương pháp khác và khách hàng cũng phản hồi tích cực khi điều trị bằng phương pháp này.”
9. Lời khuyên từ bác sĩ
Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh thoát vị đĩa đệm L4, L5. Bệnh lý này không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Do đó, ngay khi có triệu chứng nghi ngờ, các bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chữa trị. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.
Với những phương pháp hiện đại như phương pháp giảm áp cột sống HillDT. Sẽ nhanh chóng giúp bạn điều trị dứt điểm bệnh. Hạn chế biến chứng nguy hiểm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp HillDT, các bạn có thể phòng khám Winmedic. Chúng tôi tự hào là đơn vị tiên phong duy nhất tại Hồ Chí Minh sử dụng và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân bằng phương pháp này.
Mọi thắc mắc xin liên hệ 0917086003
XEM THÊM:
- Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm rách bao xơ hiệu quả
- [Người bệnh nên biết]: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
- [Chia sẻ] Phương pháp kéo giãn cột sống trong điều trị thoát vị đĩa đệm