7 đốt sống cổ là gì? Tổng hợp từ [ A- Z ] các kiến thức liên quan

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Nâng đỡ, vận động, bảo vệ hệ thần kinh và mạch máu … là những chức năng mà 7 đốt sống cổ đảm nhận. Vậy 7 đốt sống cổ là gì. Cấu tạo và đặc điểm ra sao? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây

1. 7 đốt sống cổ là gì? Cấu tạo của 7 đốt sống cổ

7 đốt sống cổ

7  đốt sống cổ là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể người. Nhiệm vụ của nó là kết nối, nâng đỡ phần đầu và phần thân lại với nhau. Bên cạnh đó, đây cũng là bộ phận chi phối các hoạt tại cổ như xoay, lắc, cúi gập.

Chúng ta vẫn biết, cột sống cổ được cấu tạo bởi các đoạn xương lại với nhau. Bao gồm 7 đốt chính. Chúng được đánh dấu theo số thứ tự là từ 1 đến 7 và được ký hiệu bằng C1; C2; C3; C4; C5; C6; C7. Các đốt sống này nằm liền kề với nhau, tạo nên một chữ C hoàn chỉnh.

Kích thước của các đốt xương cổ sẽ tăng dần theo chiều từ dưới lên trên. Nhỏ nhất là C1 và lớn nhất là C7. Điểm đầu tiên của đốt sống cổ tiếp giáp với xương sọ. Điểm cuối sẽ là đốt sống giao giữa đỉnh ngực của bả vai.

Tùy thuộc vào vị trí mà cấu trúc của các đốt sống cổ có sự khác biệt. Cấu tạo của 7 đốt sống cổ được chia ra làm 2 phần. Bao gồm;

1.1. Vùng cột sống cổ cao

Vùng cột sống cổ cao gồm 2 đốt đó là đốt C1 và đốt C2. Đây là 2 đốt có cấu tạo khác biệt nhất với các đốt còn lại. Đốt C1 còn được gọi là đốt đội; đốt C2 gọi là đốt trục.

Hai đốt này không có đĩa đệm, trục của nó xoáy uan không có định. Nhiệm vụ của nó chính là giúp cho phần đầu và cổ hoạt động một cách chỉnh chu.

1.2. Vùng cột sống cổ thấp

Vùng cột cổ thấp sẽ gồm từ C3 đến C7. Phần thân đốt sống ở phía trước và phía sau sẽ nối liền với phần cột sống ở lưng của cơ thể người.

2. Đặc điểm chung của 7 đốt sống cổ

7 đốt sống cổ đều có chung các đặc điểm:

  • Đường kính trước và sau của thân đốt sống thường ngắn hơn nhiều so với đường kính ngang.
  • Cuống đốt sống thường dính vào phần sau của mặt bên thân đốt sống. Chúng không hề dính vào mặt sau.
  • Thân đốt sống cổ hơi dẹt, Mặt trên nối khớp và các đốt sống lân cận lại với nhau bằng đĩa đệm.
  • Bề cao của mảng đốt sống hẹp hơn so với bề ngang. Tuy nhiên lại mỏng ngang xương, dính vào cuống và thân nhờ vào 2 dễ. Cho nên có một lỗ mỏm ngang nằm bao bọc lấy các động mạch của đốt sống.
  • Đỉnh mỏm gai tách đôi với lỗ đốt sống sẽ to hơn so với các đốt còn lại
  • Lỗ đốt sống cổ có hình tam giác, rộng hơn so với các lỗ đốt ở thắt lưng và sống ngực. Do đó, 7 đốt sống cổ có thể chứa được phình cổ của tủy gai. Cũng như thích ứng được với biên độ di động lớn của đoạn sống cổ.
  • Đốt sống cổ có lỗ ngang, trong lỗ ngang có tủy sống nằm. Đây là điểm khác biệt có ở đốt sống cổ. Nó có nhiệm vụ là xác định được một đốt sống cổ.

3. Đặc điểm riêng của từng đốt sống cổ

Đặc điểm các đốt sống cổ

Mỗi đốt sống cổ sẽ có cấu tạo, và đặc điểm riêng biệt khác nhau. Cụ thể:

3.1. Đốt C1

Đốt C1 hay còn gọi là đốt đội. Đây là đốt sống đầu tiên tiếp giáp với hộp sọ. Bên cạnh đó, đây là đốt xương sống duy nhất không có thân mà nó khớp trực tiếp với đốt sống cổ C2 tạo nên mỏm răng. 

Đốt sống này có hình dạng như chiếc vòng. Phần phía sau của đốt sống cổ này lồi ra thành củ sau. Phía trên áp sát với khôi bên có chứa các rãnh động mạch của đốt sống.

3.2. Đốt sống cổ C2

 Đốt sống cổ C2 là một đoạn xương dày, có độ vững chắc nhất trong 7 đốt sống cổ còn lại. Tên gọi khác của đốt này chính là đốt trục. Nhiệm vụ của đốt này chính là giúp cho phần cổ hoạt động một cách thuận lợi.

Phần trên thân của đốt sống có một mỏm mọc. Mỏm này có dạng hình tháp cao khoảng 15mm. Vùng thân của đốt sống này sẽ dính với phần thân của C1. Hơn nữa, C2 tạo nên một góc trực giao với đốt sống C3. Đồng thời nó còn bao trùm cả lên C3. Từ đó, tạo nên bộ trục giúp cho C1 thực hiện tốt chức năng vận động xoay của mình.

Đốt sống cổ C2

3.3. Đốt sống cổ C3 đến C6

Kích thước của  đốt sống C3 đến C6 gần như nhau. Phần thân đốt của nó khá là nhỏ. Nó sẽ cùng với các cuốn cổ phân bố đều ở 2 bên.

Mỗi đốt sống cổ từ C3 – C6 sẽ nối lại với nhau để tạo thành khớp trụ. Đồng thời các dây thần kinh sọ não cũng sẽ nằm ở phía trên của mối đốt sống cổ tương ứng.

Các đốt sống từ C3- C6 sẽ có những lỗ đốt sống chạy cắt ngang. Đây là nơi mà động mạch cột sống, tĩnh mạch và hạch thần kinh cổ trên đi qua.

3.4. Đốt sống cổ C7

Đốt sống cổ C7 có kích thước lớn nhất trong tất cả các đốt sống cổ. Khi bạn dùng tay để sờ vào sau gáy, bạn sẽ sờ thấy phần mỏm xương dài xuất hiện ở đây.

C7 được cấu tạo bởi một lớp đệm mềm bên trong. Mục đích là để dây thần kinh số 8 của con người di chuyển một cách thuận lợi và dễ dàng.

Và theo như các chuyên gia về hệ xương khớp thì lỗ ngang của C7 có kích thước khá là nhỏ, đôi khi nó còn không tồn tại.

Xem thêm: Hội chứng Cổ – Vai – Gáy : Nguyên nhân, triệu chứng và phòng tránh

4. Tầm quan trọng của 7 đốt sống cổ

Theo như các chuyên gia: Phạm vi hoạt động của đốt sống cổ khá là lớn. Nó đóng vai trò giống như một chất truyền dẫn đến toàn bộ dân thần kinh cơ xương khớp của toàn cơ thể. Vì thế, 7 đốt sống cổ có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của con người. Cụ thể:

4.1. Nâng đỡ toàn bộ vùng đầu

Đây là vai trò chính của 7 đốt sống cổ. Đặc biệt nhất là các đốt C1, C2, C3. Các đốt này sẽ nối phần đầu và phần thân lại với nhau giúp nâng đỡ trọng lực phần đầu mặt.

4.2. Vận động

Vai trò tiếp theo của 7 đốt sống cổ chính là giúp cho cổ có thể vận động xoay chuyển một cách linh hoạt.

4.3. Bảo vệ hệ thần kinh và mạch máu

Nếu nói 7 đốt sống cổ có vai trò gì? Chắc chắn không thể bỏ qua vai trò bảo vệ hệ thần kinh và các mạch máu bởi các đốt sống liên kết với nhau để tạo thành một cấu trúc trung gian. Nhiệm vụ của cấu trúc này chính là bảo vệ cũng như dẫn truyền mạch máu và các hệ thống dây thần kinh khác đi qua lỗ liên hợp.

Một khi đốt sống cổ mà bị tổn thương, mạch máu cùng với các hệ thống dây thần kinh khác sẽ bị chèn ép. Gây nên tình trạng đau nhức cổ vai gáy, sau đó lan dần xuống cánh tay khiến người bệnh bị tê bì tay.

4.4. Bảo vệ tủy sống

Tủy sống ở vùng cổ có nhiệm vụ là dẫn truyền tín hiệu từ não bộ xuống thân dưới và ngược lại. Mỗi đốt sống cổ là không gian để tủy sống đi qua cũng như được bảo vệ tốt nhất.

Nếu như tủy sống không được các đốt sống cổ bảo vệ, nó sẽ nhanh chóng bị tổn thương. Khiến cho con người bị liệt cả chi trên lẫn chi dưới. Chức năng hô hấp, vận động, tim mạch của con người đều bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

4.5. Hỗ trợ cho mạch đốt sống

Mạch đốt sống có nhiệm vụ cung cấp phần lớn lượng máu ở thùy sau. Mạch này bắt buộc phải đi qua các lỗ mỏm của các đốt sống cổ từ C1 đến C7.

Nếu như đốt sống cổ  C1 hoặc đốt C7 bị tổn thương, các mạch ở đốt sống sẽ bị chèn ép gây nên tình trạng thiếu máu ở não bộ khiến cho lượng oxy cung cấp lên não không đủ.  Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

5. Các diện bệnh có thể xảy ra ở 7 đốt sống cổ

7 đốt sống cổ có cấu tạo tương đối phức tạp, hơn nữa đây lại là cơ quan khá nhạy cảm. Do đó, chỉ cần một chút va chạm nhỏ cũng sẽ khiến cơ quan này bị tổn thương.

Theo như y học, mỗi đốt sống cổ sẽ có cấu tạo đặc điểm riêng. Vì thế, đi kèm với nó sẽ là các bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

5.1. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là bệnh viêm khớp. Bệnh xảy ra khi sụn trơn ở đốt sống cổ bị vỡ. Hầu hết mọi người bị viêm khớp là do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người bị thoái hóa đốt sống cổ do sinh hoạt hàng ngày gây ra đang ngày càng tăng. 

Dấu hiệu điển hình của bệnh, người bệnh bị đau một cách dữ dội tại vùng cổ.

5.2. Thoát vị đĩa đệm cổ

Bệnh xảy ra khi đĩa đệm tại khu vực này bị lệch ra bên ngoài. Sau đó sẽ tác động trực tiếp đến dây thần kinh và cấu trúc xương tại khu vực cổ.

Khi bị thoát vị đĩa đệm cổ người bệnh sẽ:

  • Đau mỏi cổ vào mỗi sáng
  • Khi cúi hoặc gập người bệnh sẽ bị đau, mức độ đau sẽ khác nhau
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Bệnh nặng, người bệnh sẽ bị đau nhức toàn bộ phía trên. Kèm theo đó là hiện tượng hoa mắt chóng mặt khó có thể cúi gập hay cầm nắm một cái gì.

Thoát vi đĩa đệm cổ

5.3. Gai đốt sống cổ

Một khi các đốt sống cổ bị thoái hóa, các mỏm gai xương sẽ hình thành và mọc xung quanh đĩa đệm tại khu vực cổ. Khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng:

  • Cổ bị đau ê ẩm và liên tục
  • Tê nhức mỏi vai gáy
  • Vận động, di chuyển gặp khó khăn
  • Bị đau nửa đầu, kèm theo đó là hiện tượng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn.

5.4. Hẹp ống sống

Là hiện tượng ống sống nhỏ hơn nhiều so với tủy sống cà các rễ thần kinh. Khiến cho tủy sống chèn ép dây thần kinh và gây ra các triệu chứng:

  • Bị đau thần kinh tọa
  • Người bệnh bị tê tay, tê chân khi đang ngủ
  • Khi di chuyển có cảm giác như luồng điện chạy quanh sống lưng
  • Bệnh ở mức độ nặng sẽ khiến chức năng ở ruột, bàng quang bị rối loạn. Cơ bị yếu, bàn tay bàn chân không có khả năng phối hợp.

7 đốt sống cổ có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Các bệnh lý này đều ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe của người bệnh. Do đó, để phòng tránh các bệnh lý xảy ra tại vị trí này. Người bệnh cần phải xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và hợp lý

6. Địa chỉ khám chữa bệnh ở 7 đốt sống cổ uy tín tại TP.HCM

7 Đốt sống cổ có vai trò vô cùng quan trọng đối với các chức năng của cơ thể người. Do đó, khi đốt sống cổ bị bệnh, sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Nguy hại hơn, các bệnh tại đốt sống cổ còn gây ra nhiều biến chứng khó lường.

Vì thế để bảo vệ cho sức khỏe của mình. Ngay khi vùng cổ có các dấu hiệu bất thường. Các bạn hãy đến phòng khám WinMedic để được  bác sĩ thăm khám và điều trị.

Hiện, phòng khám WinMedic là địa chỉ TOP đầu trong việc khám và điều trị các bệnh về xương khớp. Trong đó bao gồm các bệnh lý tại 7 đốt sống cổ.

Nếu như các phòng khám khác sử dụng thuốc, hay phẫu thuật để điều trị các bệnh ở đốt sống cổ. Phòng khám WinMedic lại điều trị bằng vật lý trị liệu cùng với phương pháp giảm áp cột sống Hill DT. Đây là phương pháp điều trị bệnh ở đốt sống cổ hiện đại tân tiến nhất hiện nay.

Với phương pháp này, người bệnh sẽ không phải dùng thuốc, cũng như không cần có sự can thiệp của phương pháp ngoại khoa. Các triệu chứng như: đau nhức vùng cổ và các vùng lân cận… sẽ được cải thiện một cách hiệu quả.

Nhờ vào cơ chế kéo thả để tạo ra áp suất âm ở đĩa đệm. Cùng với hiệu ứng chân không sẽ giúp các đốt sống cổ trở về đúng trạng thái ban đầu. Người bệnh sẽ hoàn toàn không còn đau nhức hay gặp khó khăn trong quá trình di chuyển và làm việc.

Đội ngũ bác sĩ tại phòng khám làm việc bằng cái “Tâm”. Cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại. Phòng khám đã giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi các bệnh lý về xương khớp. Trở thành địa chỉ khám chữa các bệnh về xương khớp được nhiều người tin tưởng và yêu mến.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *