Mối liên hệ giữa thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Thoát vị đĩa đệm không chỉ gây đau đớn cho người bệnh, biến chứng về xương khớp mà còn ảnh hưởng đến một số chức năng khác trong cơ thể như mất tự chủ khi tiểu tiện. Vậy thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát liên hệ với nhau như thế nào? Làm sao để ngăn ngừa tình trạng này? Cùng Winmedic tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Mối liên hệ giữa thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát?

Thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát
Thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng mắc thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát đồng thời được gọi là hội chứng cauda equina (CES). Nguyên nhân phổ biến nhất của hội chứng này chính là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra khi đĩa đệm bảo vệ giữa các đốt sống hoặc xương cột sống bị trượt ra khỏi vị trí, gây chèn ép đường tiết niệu và gây ra tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện. Ngoài ra thoát vị đĩa đệm có thể làm tổn thương tủy sống, dẫn đến rối loạn chức năng bàng quang.

Mối liên hệ giữa thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát được thể hiện rõ ràng khi đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh, dẫn đến cảm giác của người bệnh tại cơ quan bài tiết bị thay đổi. Bệnh nhân có thể bị bí tiểu, tiểu kém hoặc tiểu không kiểm soát.

Nguyên nhân của bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xảy ra ở vùng cột sống lưng hoặc cổ, khiến vùng đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí ban đầu chèn ép dây thần kinh hay ống sống gây đau cột sống.

Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân cơ bản của thoát vị đĩa đệm là:

  • Sai tư thế khi đứng, ngồi hay lao động, vận động thể thao dẫn đến tăng áp lực, cong vẹo cột sống 
  • Chấn thương khi lao động hoặc thể thao, tai nạn giao thông, trượt ngã,… làm lệch đĩa đệm
  • Xương khớp thoái hóa tự nhiên, loãng xương thường gặp ở độ tuổi trung niên trở đi

Ngoài ra còn một số yếu tố khác khiến bệnh thoát vị đĩa đệm thêm nghiêm trọng:

  • Tình trạng thừa cân gây gia tăng áp lực lên khung xương, đặc biệt là cột sống
  • Các bệnh lý cột sống như gai đôi cột sống, cong vẹo cột sống, thoái hóa khiến đĩa đệm bị thoát vị trầm trọng hơn
  • Một số nghề nghiệp giữ tư thế trong thời gian dài hoặc thường xuyên làm việc nặng nhọc gây áp lực lên cột sống, giảm chức năng và biến dạng cột sống
  • Một số nguyên nhân khác: đi giày cao gót, chế độ ăn mất cân bằng, phụ nữ mang thai,..

Nguyên nhân của triệu chứng rối loạn chức năng bàng quang

Rối loạn chức năng bàng quang hay còn gọi là tiểu tiện không kiểm soát là tình trạng tiểu són, tiểu dắt ảnh hưởng đến ruột và chức năng bàng quang. Tình trạng này còn làm tổn hại đến dây thần kinh, mạch máu và các khối cơ xung quanh. 

Rối loạn chức năng bàng quang
Rối loạn chức năng bàng quang

Một vài nguyên nhân của chứng tiểu tiện mất kiểm soát:

  • Tình trạng lão hóa của tuổi già
  • Tình trạng thừa cân, béo phì chèn ép bộ phận tiểu tiện
  • Các bệnh lý về đường tiết niệu, bệnh thận, bệnh đường ruột, bệnh xương khớp như thoát vị đĩa đệm
  • Sau khi sinh em bé
  • Thực phẩm và đồ uống kích thích bàng quang, dung nạp lượng nước quá lớn trong thời gian ngắn

Khi nào bạn cần đi khám thoát vị đĩa đệm?

Chứng tiểu không kiểm soát thường xảy ra khi tình trạng thoát vị đĩa đệm diễn ra trầm trọng. Một số dấu hiệu khác cần chú ý như: 

  • Sốt cao hơn 103 ° F (39,4 ° C)
  • Mất khả năng cử động chân hoặc cảm nhận phần dưới cơ thể
  • Đau dữ dội
  • Ngứa ran hoặc tê cả hai chân

Khi cơ thể đột ngột xuất hiện chứng tiểu không tự chủ và sau đó diễn ra liên tục, bạn cần tìm đến ngay các địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm để phát hiện và ngăn ngừa bệnh kịp thời, tránh diễn biến xấu. 

Chữa thoát vị đĩa đệm tại Winmedic
Chữa thoát vị đĩa đệm tại Winmedic

Hiện nay, Winmedic là địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm ở Sài Gòn uy tín, áp dụng liệu pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không xâm lấn hiệu quả cho bệnh nhân. Phòng khám Winmedic sở hữu hệ thống thiết bị y tế công nghệ cao, chuyên dùng trong vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cùng đội ngũ y bác sĩ chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiệm trong vật lý trị liệu – phục hồi chức năng.

Cách điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm, ngăn ngừa chứng tiểu tiện không kiểm soát

Người bệnh cần thực hiện các biện pháp chữa trị để khắc phục cả hai triệu chứng, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm khi đây là nguyên nhân dẫn đến tiểu tiện không kiểm soát.

Các phương pháp trị liệu thoát vị đĩa đệm không xâm lấn hiệu quả hiện nay

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị và phục hồi sau thoát vị đĩa đệm phổ biến. Nội dung của phương pháp này là các bài tập trị liệu được thiết kế theo tình trạng người bệnh giúp giãn cơ, kích thích sản xuất endorphin giảm đau.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Hill DT
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Hill DT

Winmedic – địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm ở Sài Gòn chất lượng cao đang áp dụng hiệu quả biện pháp vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Máy điều trị giảm áp Hill DT là thiết bị giảm áp sử dụng xung nhịp trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Quy trình kéo, thả và hút chân không, đồng thời kích thích truyền dẫn máu giàu oxi giúp đĩa đệm trở về vị trí ban đầu và phục hồi hiệu quả. 

Ngoài ra, các bài massage, bài tập vận động, tập yoga cũng giúp giảm đau do tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra, tăng cường dẻo dai cho cột sống. Một số biện pháp khác là chườm nóng, chườm đá, kích thích xung điện,..

Phương pháp dùng thuốc dạng uống hoặc tiêm trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Tiêm thuốc chữa trị thoát vị đĩa đệm
Tiêm thuốc chữa trị thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát

Phương pháp dùng thuốc trong chữa trị thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát giúp nhanh chóng giảm đau nhưng nếu lạm dụng sẽ gây hại cho dạ dày. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, chỉ định sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Nếu thuốc sử dụng nhưng không thấy đỡ, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm Steroid khu vực quanh dây thần kinh cột sống.

Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

  • Vi phẫu: các bác sĩ tiến hành phẫu thuật nhanh, loại bỏ phần đĩa đệm thoát vị hoặc lấy cả đĩa đệm ra ngoài nếu bị hư hỏng nặng.
  • Nội soi: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị chèn ép dây thần kinh cột sống do bệnh đã trở nặng, bác sĩ sẽ đưa ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào trong cơ thể để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo: đĩa đệm bị thoát vị không thể phục hồi, liệu pháp này được áp dụng khi bệnh nhân qua nửa năm điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật khắc phục thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát

Thoát vị đĩa đệm và tiểu tiện không kiểm soát có thể xảy ra đồng thời khi bệnh thoát vị đĩa đệm vào giai đoạn trở nặng. Người bệnh cần chữa trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm để nhanh chóng giải phóng khu vực bàng quang bị rối loạn, giảm thiểu tình trạng tiểu mất kiểm soát.

Nếu bạn cần tìm địa chỉ thăm khám, điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả, hãy liên hệ ngay tới: Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Winmedic

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0917 086 003          Tel: 0286 6866 115
  • Website: https://winmedic.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Winmedic20/

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *