[Từ A- Z] Đau dây thần kinh liên sườn: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh chiếm tỷ lệ mắc cao ở người trưởng thành. “Bạn thân” của người bệnh là những cơn đau hành hạ tại vùng ngực và mạng sườn bất kể ngày đêm. Nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

1.Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn

Để nhận biết bản thân có mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn không. Các bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

  • Các cơn đau xuất phát đầu tiên tại ngực. Tiếp đó cơn đau lan dần theo 1 hoặc cả 2 bên mạng sườn ra phía sau cột sống.
  • Mức độ đau thường nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho, vận động, hắt hơi, …
  • Một số triệu chứng khác đi kèm là: Mệt mỏi, khó thở, sức khỏe suy giảm, sụt cân, sốt về đêm, …
  • Sức đề kháng của người bệnh suy giảm. Gia tăng các nhóm bệnh: Cảm cúm, xương khớp, tim, gan, phổi, …
  • Trường hợp nhiễm virus zona liên sườn gây đau, phát ban đỏ, mọc mụn nước kèm ngứa ngáy.

2.Đau dây thần kinh liên sườn là dấu hiệu bệnh gì?

Đau thần kinh liên sườn là gì?

Đau dây thần kinh liên sườn là hồi chuông cảnh báo cơ thể bạn đang mắc phải những bệnh lý nguy hiểm. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao nhất.

2.1.Thoái hóa cột sống

Càng về già, cột sống càng xuất hiện nhiều dấu hiệu lão hóa. Cũng chính từ tình trạng thoái hóa cột sống này đã phát sinh thêm nhiều rắc rối đi kèm. Điển hình nhất là đau dây thần kinh liên sườn.

Người mắc bệnh thường xuất hiện những cơn đau âm ỉ tại cột sống ngực. Dù là khi nghỉ ngơi hay vận động cơn đau vẫn đeo bám không dứt. 

2.2.Thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm thường gây đau vùng cổ, lưng lan xuống cánh tay và chân. Trường hợp tràn nhân nhầy do rách đĩa đệm sẽ khiến các rễ thần kinh bị chèn ép, đau đớn. 

Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng gây đau dây thần kinh vùng liên sườn.

2.3.Bệnh cột sống

Nếu bạn đau dây thần kinh liên sườn, chớ coi thường. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý cột sống. Điển hình nhất là lao cột sống và ung thư cột sống.

Đối tượng mắc bệnh thường là người trung niên, người già. Bệnh gây nên những cơn đau nhói bó chặt 2 bên sườn, ngực, bụng bệnh nhân. 

2.4.Bệnh tủy sống

Các bệnh lý tủy sống như u rễ thần kinh và u ngoại tủy cũng thường khiến dây thần kinh liên sườn đau đớn. 

Biểu hiện điển hình của bệnh là: Đau một bên sườn. Có thể là bên trái hoặc phải. Tuy nhiên các cơn đau tại cột sống thường không rõ ràng.

2.5.Viêm đa rễ thần kinh

Dây thần kinh liên sườn đau nhức cũng là triệu chứng sớm viêm đa rễ thần kinh. Bệnh xảy ra khi tổn thương xuất hiện tại bao myelin khiến các tín hiệu truyền dẫn chậm. 

Hàng loạt hệ lụy kéo theo đó là: Rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, tê bì chân tay, …

2.6.Nhiễm virus Zona

Virus Zona là nguyên nhân thường gặp gây bệnh. Khi virus này xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ khu trú tại đường đi dây thần kinh liên sườn. Từ đó gây ra những tổn thương. 

Thời tiết thay đổi, sức đề kháng cơ thể kém hoặc vận động quá sức sẽ khiến bạn có nguy cơ cao nhiễm virus Zona.

3.4+ Nguy hiểm khôn lường khi mắc đau dây thần kinh liên sườn

Phần lớn người bệnh có thái độ chủ quan khi mắc đau dây thần kinh vùng liên sườn. Họ tự mình chịu đựng những cơn đau vì ngại thăm khám tốn kém. Một số khác tự chữa bệnh theo lời mách thiếu khoa học trên mạng. 

Chính những sai lầm này đã khiến bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.1.Giảm khả năng vận động

Ông cha ta có câu : “Có sức khỏe là có tất cả, không sức khỏe là không có gì”. Đau dây thần kinh liên sườn sẽ khiến người bệnh hiểu rõ câu nói này hơn ai hết.

Những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều khiến người bệnh luôn đau đớn, khó chịu. Các nhóm cơ mất dần phản xạ nên việc di chuyển, vận động khó khăn. Công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng rõ rệt.

3.2.Teo cơ

Khả năng vận động giảm khi bệnh ở mức độ nhẹ. Bệnh kéo dài sẽ gây teo cơ chân, tay. Các nhóm cơ bị teo cứng mất đi khả năng cầm, nắm, vận động. Mọi sinh hoạt thường ngày sẽ phải nhờ sự trợ giúp của người thân.

3.3.Rối loạn thần kinh thực vật

Không chỉ khó khăn trong việc vận động, bệnh còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Người bệnh sẽ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, …

3.4.Tàn phế

Nhiều trường hợp, đau dây thần kinh vùng liên sườn gây liệt cơ tàn phế. Rễ thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng không có khả năng tái tạo. Người bệnh do đó bị liệt tứ chi, liệt nửa người. 

Ở giai đoạn này, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất hiếm, gần như là không thể.

4.Chẩn đoán bệnh bằng cách nào?

Thăm khám lâm sàng là cách chẩn đoán bệnh phổ biến nhất. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thăm khám sẽ không thể chính xác. 

Để xác định đúng bệnh, tránh nhầm lẫn.  Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng kết hợp, cụ thể:

4.1.Xét nghiệm máu

Thông qua các chỉ số máu ure, AST, creatinin, ALT, tốc độ máu lắng, … Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh.

4.2.Chụp X- quang

Dựa trên hình ảnh X- quang  bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát tình trạng cột sống và đốt sống. Từ đó xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương cụ thể.

4.3.Chụp cộng hưởng từ

Đây là phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán chính xác đau thần kinh liên sườn. Mức độ sai lệch của phương pháp gần như không có. 

4.4.Chụp MRI

Chụp MRI cột sống ngực được thực hiện trong trường hợp kiểm tra lâm sàng nghi ngờ người bệnh đau dây thần kinh vùng liên sườn do u tủy, ung thư. 

5.Phòng khám Winmedic – Địa chỉ chữa đau dây thần kinh liên sườn tin cậy

Phòng khám Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Winmedic là điểm đến quen thuộc của rất nhiều người dân TPHCM. 

Lượng khách hàng tìm đến số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình ngày càng tăng cao. Hầu hết người bệnh đều hài lòng tuyệt đối bởi dịch vụ và chất lượng phòng khám.

Winmedic hiện đang áp dụng rất nhiều phương pháp chữa bệnh hiện đại. Mỗi phương pháp lại chia ra những phác đồ trị liệu riêng biệt ứng với từng người bệnh cụ thể. Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ kết quả đạt được sau mỗi lần điều trị để điều chỉnh phác đồ cho phù hợp.

Một số phương pháp chữa bệnh nổi bật tại phòng khám là:

5.1.Giường giảm áp cột sống Hill DT

Phương pháp trị liệu tiên tiến Hill DT sở hữu bộ cảm biến tích hợp độc đáo. Hill DT tạo ra áp suất âm giúp lưu thông tuần hoàn máu, oxy và các chất dinh dưỡng. 

Những chất này sẽ được đưa luân chuyển đến các dây thần kinh, xương khớp, đĩa đệm. Giúp hệ xương chắc khỏe, giảm đau đớn mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật tốn kém.

Giường trị liệu HillDT được thiết kế phù hợp với sắc vóc người Việt. Nằm trên đó, bạn sẽ thấy thoải mái như trên chính chiếc giường của mình. Bạn cũng có thể chợp mắt đôi chút để lấy sức cho đến khi việc trị liệu kết thúc. Thật đơn giản đúng không?

5.2.Phương pháp vật lý trị liệu

Bệnh có thể điều trị bằng vật lý trị liệu nhằm phục hồi và cải thiện chức năng. Phòng khám Winmedic có triển khai 2 hình thức như sau:

5.2.1.Vật lý trị liệu chủ động

Người bệnh được thiết kế những bài tập riêng để co giãn và tăng sức mạnh các nhóm cơ. Duy trì thể lực dẻo dai giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.

5.2.3.Vật lý trị liệu thụ động

Dưới sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại, các dây thần kinh liên sườn bị tổn thương sẽ được giải phóng và tái tạo. Tăng cường tuần hoàn máu giúp cải thiện chức năng các nhóm  dây thần kinh và cơ xương  khớp.

5.3.Điều trị nội khoa

Trong trường hợp người bệnh quá đau đớn do các cơn đau vùng mạng sườn. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh giảm đau, giãn cơ hỗ trợ.

6.Bí quyết giúp bạn phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn

“Dây thần kinh liên sườn đau nhức hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.” Đây là lời khẳng định của các bác sĩ phòng khám Winmedic.

Dưới đây là một số bí quyết phòng tránh bạn có thể tham khảo:

  • Không bê vác quá sức hoặc ngồi làm việc sai tư thế.
  • Đảm bảo cơ thể luôn được giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh.
  • Tiêm phòng lao cho trẻ nhỏ bởi mắc lao làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh.
  • Ăn uống đủ chất. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, canxi trong thực đơn hàng ngày.
  • Hạn chế tối đa việc dùng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Nghỉ ngơi điều độ để cơ thể luôn có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Tăng cường sự dẻo dai cho các cơ xương khớp bằng cách tập luyện đều đặn mỗi ngày.

Đau dây thần kinh liên sườn không thể tự khỏi. Trái lại, bệnh càng kéo dài càng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng, những thông tin tổng quan về bệnh đã giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng. Từ đó chủ động thăm khám để được lựa chọn cách chữa phù hợp. 

Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Winmedic hiện làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Các bạn có thể đặt hẹn trước qua tổng đài 0917 086 003  để được ưu tiên thăm khám trước không phải chờ lâu. 

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *