9 bệnh cột sống phổ biến: triệu chứng, nguyên nhân và cách chẩn đoán

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Các bệnh cột sống ngày càng phổ biến trong xã hội, diễn ra ở mọi độ tuổi từ người trẻ tới người lớn tuổi, gây tình trạng biến dạng cột sống và tê bì, đau nhức. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các bệnh cột sống sẽ làm suy giảm khả năng vận động của bệnh nhân, thậm chí tê liệt toàn thân. Vậy làm sao để nhận biết và phòng ngừa các bệnh về cột sống? Cùng tìm hiểu về các bệnh lý cột sống, triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán qua bài viết dưới đây nhé!

9 benh cot song pho bien 1

Bệnh cột sống là gì?

Cột sống là một chuỗi xương đặt dọc theo mặt lưng cơ thể, tính từ cổ tới vùng hông tiếp giáp xương chậu. Cột sống bao gồm các đốt xương nhỏ, liên kết với nhau bằng đĩa đệm tạo thành một cột xương lớn hình trụ. Cột sống là phần xương quan trọng nhất của cơ thể, là nhân tố chính định hình khung xương, giúp con người giữ thăng bằng và di chuyển. 

Các bệnh cột sống xảy ra khi cột sống bị tổn thương, dẫn đến biến dạng hoặc suy giảm chức năng cột sống. Bệnh lý về cột sống thường đi kèm với tình trạng đau lưng, cử động khó khăn và có thể khiến cơ thể xiêu vẹo. Một số bệnh thường gặp về cột sống hiện nay là thoái hóa cột sống, cong vẹo cột sống, viêm khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm,….

9 benh cot song pho bien 2

Vì cột sống là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người nên việc giữ gìn cột sống khỏe mạnh là điều bạn cần làm hằng ngày. Việc được chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh cột sống không chỉ giúp duy trì cột sống khỏe mạnh mà còn thuận lợi trong sinh hoạt, di chuyển.

Triệu chứng của 9 căn bệnh cột sống phổ biến nhất

Chứng đau lưng cơ năng

Đau lưng cơ năng xảy ra khi cột sống bị cơ cứng tạm thời hoặc chịu các áp lực lớn. Nguyên nhân do bệnh nhân giữ tư thế (đứng, ngồi, nằm,…) quá lâu hoặc lao động nặng nhọc thường xuyên. Lúc này các cơ quanh cột sống sẽ tạo phản ứng bằng việc co rút, gây đau lưng.

Bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh mạn tính, tăng dần mức độ theo thời gian. Bệnh khiến cơ thể khó cử động bởi các cơn đau dai dẳng, dần dần dẫn đến các tổn thương sụn khớp và đĩa đệm,.. Mức độ đau phụ thuộc vào cường độ sinh hoạt của người bệnh (đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi).

9 benh cot song pho bien 3

Tình trạng cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là tình trạng khá phổ biến khi cột sống bị cong lệch sang một bên hoặc biến dạng cấu trúc. Nguyên nhân của tình trạng có thể do bẩm sinh hoặc thói quen sinh hoạt xấu như ngồi sai tư thế, mang vác vật quá sức,….

Tình trạng gù cột sống

Gù cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong về trước, gây biến dạng lưng. Gù cột sống có thể do bẩm sinh hoặc thói quen xấu luôn hướng cổ về trước và thoái hóa cột sống ở tuổi già. 

Bệnh viêm khớp cột sống

Các nốt sưng, viêm xuất hiện ở sụn khớp cột sống, chèn ép ống sống gây biến dạng cấu trúc xương khớp. Người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu ở cột sống khi vận động, khó khăn trong di chuyển và khó thở, sốt cao,..

Bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là cơ đau thần kinh bắt nguồn từ vùng thắt lưng, sau đó lan dần tới mông, đùi và xuống tận ngón chân (theo đường đi của dây thần kinh tọa). Nguyên nhân bệnh thường do thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh phần thắt lưng. 

9 benh cot song pho bien 4

Bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh thầm lặng trong cơ thể và biểu hiện rõ nhất ở người già. Loãng xương khiến xương bị giòn, xốp, mất khả năng chịu lực gây đau nhức, khó khăn khi vận động. Loãng xương là kết quả của tình trạng thoái hóa tự nhiên khi lượng xương mới hình thành không đủ bù đắp phần bị mất.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi đĩa đệm cột sống bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép dây chằng, dây thần kinh gây đau nhói là lúc bạn bị thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh cột sống này rất phổ biến, đặc biệt với người từ 30 đến 40 tuổi.

Tình trạng hẹp ống sống

Các sụn khớp tại cột sống thoái hóa, hình thành gai cột sống chèn ép trực tiếp lên dây thần kinh, thu hẹp không gian ống sống chính là triệu chứng của hẹp ống sống. Bệnh này tiến triển âm thầm, vào giai đoạn nặng sẽ gây nhiều biến chứng như tê bì hai tay, thậm chí liệt tứ chi.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh cột sống

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý về cột sống, bao gồm cả khách quan và chủ quan. 

Cột sống quá tải

Cột sống quá tải khi phải hoạt động và chịu áp lực lớn thường xuyên. Tình trạng này hay bắt gặp ở người hay phải lao động nặng nhọc hoặc các vận động viên thể thao. Bên cạnh đó, người già có hệ xương yếu sẽ khó đáp ứng về cường độ vận động như người trẻ nên hay gặp các bệnh cột sống.

9 benh cot song pho bien 5

Một số yếu tố dẫn đến cột sống quá tải như căng cơ, căng dây chằng; co thắt cơ vùng cột sống và chấn thương cột sống khi gãy xương hoặc té ngã (thường gặp ở người già). Trong thực tế, việc đột ngột tạo áp lực lớn lên cột sống cũng khiến bộ phận này gặp chấn thương như khi bạn  nâng đỡ vật quá nặng hay tập thể dục quá sức. 

Thói quen xấu khi sinh hoạt

Thói quen sinh hoạt sai tư thế, thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh cột sống. Các thói quen xấu bao gồm:

  • Ngồi khom lưng, ngồi trườn ra bàn, ngồi vắt chân lên ghế,..
  • Lạm dụng vặn cột sống
  • Đeo balo hoặc cặp, túi quá nặng, lệch về một bên
  • Đứng hoặc ngồi lâu một chỗ (do tính chất công việc)
  • Mang vác hoặc đẩy, kéo vật quá sức
  • Cổ có xu hướng đưa ra trước, hay gặp khi học tập hoặc  thao tác với máy tính
  • Nệm ngủ quá cứng hoặc quá mềm

Sai lệch cấu trúc cột sống

Cột sống xuất hiện những dị dạng, biến dạng làm thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng cột sống. Ví dụ như:

  • Vỡ đĩa đệm: gây áp lực lên rễ thần kinh, tạo cơn đau lưng dữ dội và có thể lan xuống mông hoặc đùi
  • Thoát vị đĩa đệm: lệch đĩa đệm gây chèn ép tủy sống, gây ra các cơn đau lưng và một số triệu chứng khác như tê chân, rối loạn chức năng bàng quang,…
  • Viêm khớp: khối viêm khớp khiến không gian tủy sống bị thu hẹp, tức hẹp ống sống
  • Thoái hóa cột sống: do tuổi tác hoặc chấn thương dai dẳng khiến chức năng nâng đỡ của cột sống suy giảm, nặng hơn sẽ ảnh hưởng tới dây thần kinh và ống sống
  • Một số nguyên nhân khác: ung thư cột sống; lao cột sống; nhiễm trùng cột sống;….

9 benh cot song pho bien 6

Bạn cần làm gì để phát hiện sớm các bệnh cột sống?

Ngăn ngừa bệnh về cột sống từ sớm

Cách tốt nhất để hạn chế các biểu hiện của bệnh lý cột sống là ngăn chặn từ sớm. Ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, hạn chế các tác động xấu tới cột sống, kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp.

  • Tập thể dục hằng ngày giúp cơ thể duy trì độ dẻo dai, chắc khỏe; giúp cho hệ xương khớp linh hoạt. Trước khi tập cần khởi động đúng và đủ.
  • Áp dụng đúng tư thế khi đứng, ngồi, lao động tránh gây biến dạng hoặc tác động lực mạnh lên cột sống.
  • Ăn nhiều món ăn giàu canxi, vitamin D, kẽm như sữa, trứng, gan, cam, cá hồi,… Hạn chế dung nạp chất béo vào cơ thể, kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý. Uống đủ 2l nước mỗi ngày và chia làm nhiều lần trong ngày.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau khi chơi thể thao hoặc làm việc. Trung bình cứ 1 tiếng làm việc bạn hãy dành ra 5 phút nghỉ ngơi, thư giãn gân cốt.

9 benh cot song pho bien 7

Nắm bắt những biểu hiện của bệnh cột sống

Biểu hiện phổ biến nhất khi bạn gặp các bệnh về cột sống là đau lưng. Tuy nhiên đau lưng có thể là tình trạng đau tạm thời và bạn cần phải theo dõi thêm một số triệu chứng khác như:

  • Đau lưng dữ dội, kéo dài lâu ngày
  • Cảm giác cứng khớp, khó cúi người hoặc vặn người
  • Phần xương vai và hông có cảm giác bị lệch, xuất hiện dị dạng
  • Sút cân đột ngột, chán ăn, buồn nôn
  • Tay chân tê bì, sốt cao, cảm giác mệt mỏi lâu ngày

Khám và chẩn đoán các bệnh lý cột sống phổ biến

Khi chẩn đoán các bệnh cột sống, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng cơ thể, tính chất của các triệu chứng. Họ cần tìm hiểu nguyên nhân các triệu chứng, thời gian khởi phát, thăm khám trực tiếp trên cơ thể. Ngoài ra bạn cần cung cấp tiền sử các bệnh liên quan đến cột sống nếu có. 

9 benh cot song pho bien 8

Tiếp theo, bác sĩ tiến hành chụp chiếu phần cột sống bằng công nghệ chụp X-quang, chụp CT cắt lớp hoặc chụp MRI nhằm nhanh chóng xác định điểm bất thường tại cột sống. Nếu nghi ngờ khả năng ảnh hưởng tới rễ thần kinh, bác sĩ sẽ chỉ định đo điện cơ. Nếu các cơn đau cột sống ảnh hưởng tới sinh hoạt của bạn, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số động tác cơ bản như bước đi, xoay đầu, ngồi xổm, nâng đỡ vật,…

Phòng khám cột sống Tp HCM hiện đại, an toàn, hiệu quả

Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mình mắc các bệnh lý về cột sống, bạn hãy tìm ngay tới các cơ sở y tế uy tín như phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị.

winmedic

Winmedic là phòng khám cột sống Tp HCM chuyên khoa cơ – xương – khớp hàng đầu. Khi tới khám cột sống tại Winmedic, bạn sẽ được thăm khám tận tình từ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Winmedic cũng đã và đang đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ quá trình chẩn đoán bệnh. 

Phòng khám Winmedic tiên phong áp dụng các công nghệ chữa trị bệnh về cột sống hiện đại. Trong quá trình khám và điều trị, bệnh nhân sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các máy móc y tế công nghệ tiên tiến như:

  • Máy giảm áp Hill DT: được chỉ định điều trị không xâm lấn cho hàng loạt bệnh về cột sống như viêm cột sống dính khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau mỏi lưng,…
  • Máy trị liệu ET 21: khắc phục tình trạng đau đầu, căng thẳng thần kinh do các bệnh lý cột sống gây nên
  • Thiết bị giảm áp Vertetrac: hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa và chấn thương cột sống thắt lưng

winmedic3 1

Các bệnh cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh hoạt cũng như làm việc của người bệnh. Về lâu dài những căn bệnh này có thể gây biến dạng cột sống vĩnh viễn, suy giảm chức năng cột sống. Vì vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, hạn chế các tác nhân có hại lên cột sống nhằm duy trì cột sống khỏe mạnh nhất.

Liên hệ ngay tới: Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng Winmedic

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0917 086 003          Tel: 0286 6866 115
  • Website: https://winmedic.vn/ 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Winmedic20/

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *