Top 10 bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Bệnh về cơ xương khớp đang dần có dấu hiệu trẻ hóa và ngày càng xuất hiện nhiều. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng như đau, sưng khớp, đau cơ, biến dạng xương, hạn chế vận động,… khiến người bệnh gặp khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng Winmedic tìm hiểu top 10 bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất trong bài viết dưới đây.

benh ve co xuong khop thuong hay gap nhat

Bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất

Cấu tạo của mặt khớp

Xương là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể người, có tác dụng nâng đỡ cơ thể. Mỗi người có khoảng hơn 200 loại xương khác nhau, phần kết nối các đầu xương với nhau gọi là khớp. Phần khớp này có nhiệm vụ quan trọng trong phối hợp hoạt động của các xương với nhau. Cấu tạo của khớp bao gồm:

  • Phần cơ bắp: Có thể co duỗi, từ đó giúp khớp có thể chuyển động.
  • Dây chằng: Có tác dụng như dải băng gắn kết các xương với nhau, giúp khớp luôn vững chắc trong quá trình chuyển động.
  • Gân: Phần nối liền cơ với xương, nhằm chuyển sức co của cơ vào xương.
  • Sụn: Lớp mô sụn bao bọc lấy phần đầu xương, ngăn cách các xương cọ sát vào nhau, giảm ma sát, giúp cho việc chuyển động dễ dàng.
  • Bao khớp: Nếu như ví khớp là một bộ phận của một chiếc máy thì phần bao khớp (màng hoạt dịch) chính là dầu nhớt bôi trơn. Chất dịch khớp được tiết ra có tác dụng bôi trơn, giúp khớp hoạt động dễ dàng và cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn.

Mỗi bộ phận của khớp đều có công dụng và nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn hỗ trợ cho nhau giúp việc chuyển động của cơ thể được diễn ra bình thường. Khi mà một bộ phận của khớp gặp vấn đề, cơ thể sẽ cảm nhận được việc hoạt động diễn ra khó khăn hơn nhiều.

cau tao cua mat khop

Cấu tạo của mặt khớp

Bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất

Bệnh về xương khớp thường rất phổ biến. Bệnh không chỉ ở những người cao tuổi mà còn đang dần xuất hiện ở những người trẻ. Dưới đây là một số căn bệnh xương khớp phổ biến hiện nay:

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống là một trong những bệnh lý gặp nhiều ở những người cao tuổi. Đĩa đệm chứa chất nhầy có tác dụng bôi trơn cho các khớp cột sống. Thoát vị đĩa đệm là khi nhân nhầy ở đĩa đệm bị tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây ra cơn đau. 

Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bệnh thường do lão hóa, do các thói quen sinh hoạt, công việc ngồi lâu, bưng vác đồ nặng và thừa cân – béo phì,… Những vùng đốt sống chịu nhiều áp lực và hoạt động nhiều thường dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn. Đặc biệt là cột sống thắt lưng và cột sống cổ.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến ở những người cao tuổi. Bệnh lý này liên quan đền phần sụn khớp và phần xương dưới sụn. Khi đó phần sụn khớp bị tổn thương, dẫn đến phần đầu của hai xương cọ sát trực tiếp với nhau. Nguyên nhân chủ yếu do tuổi tác lão hóa, ngoài ra còn có thể do tai nạn, các bệnh lý  khớp viêm, tình trạng thừa cân,… 

Người bị thoái hóa khớp sẽ có những triệu chứng như: Đau khớp, cứng khớp, có tiếng lạo xạo ở khớp khi vận động, biến dạng khớp,…

Viêm khớp – bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất 

Viêm khớp là bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất, xuất hiện ở hầu khắp các lứa tuổi, không phân biệt giới tính. Viêm khớp thường xảy ra do chấn thương, tai nạn hoặc có thể là hậu quả của quá trình lão hóa. Phần sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn nghiêm trọng, cùng với việc vận động khớp không hợp lý dẫn đến viêm.

Thực tế, phản ứng viêm là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố như nhiễm trùng, chấn thương,…. Các triệu chứng điển hình của viêm khớp như sưng viêm, nóng đỏ và đau ở vị trí khớp nào đó. Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau. Ví dụ như: viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp, gout, viêm khớp nhiễm trùng,…

viem khop benh co xuong khop thuong gap

Viêm khớp – bệnh cơ xương khớp thường gặp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp điển hình mà nhiều người gặp phải. Bệnh lý khiến nhiều khớp bị viêm và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài khớp. Tỷ lệ mắc bệnh tại nữ giới thường cao hơn nam giới và thường xảy ra trên những người độ tuổi trung niên. 

Người bị viêm khớp dạng thấp sẽ chịu những cơn đau liên tục, cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như sung, nóng đỏ, đau, cứng khớp, hạn chế vận động (đặc biệt ở hai bàn tay). 

Bệnh khi tiến triển nặng, người bệnh có thể bị biến dạng khớp  Đồng thời xuất hiện các triệu chứng ngoài như nốt dưới da, khô mắt, khô miệng, ảnh hưởng tim, phổi,….Thậm chí có thể đe doạ tính mạng người bệnh.

Loãng xương

Loãng xương là bệnh cơ xương khớp thường gặp, xảy ra khi tình trạng xương bị giảm sút về khối lượng và chất lượng. Mật độ xương giảm, tăng nguy cơ bị gãy xương chỉ với một va chạm nhẹ. Loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, người suy dinh dưỡng hoặc sử dụng corticoid kéo dài,… 

Bệnh loãng xương khá nguy hiểm, bởi nó diễn biến âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng. Người bệnh chỉ có thể biết được bệnh khi đi khám hoặc xuất hiện những biến chứng nặng như gãy xương hoặc biến dạng vùng cột sống.

Người bị loãng xương thường có cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường. Từ đó làm giảm đi khả năng chịu đựng và chống đỡ của xương. Nguyên nhân của bệnh thường là do người bệnh thiếu hụt nghiêm trọng chất dinh dưỡng, do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác hoặc do dùng thuốc,…

Bệnh Gout (bệnh gút)

Bệnh Gout thường xảy ra khi ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin như nội tạng động vật, thịt bò, thịt cừu, hải sản,… có thể gây sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể. Từ đó làm gia tăng nồng độ Axit Uric trong máu. 

Thông thường, Axit Uric sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Nhưng khi nồng độ Axit Uric trong nước tiểu tăng cao và kéo dài, sẽ dẫn đến hình thành và lắng đọng của tinh thể urat ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể da, tim, thận và đặc biệt là tại các khớp.

Bệnh gout gây ra các đợt viêm khớp đột ngột với biểu hiện sưng nóng đỏ và đau dữ dội tại các khớp và sẽ biến mất sau vài ngày. Khớp ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, khớp cổ chân, khớp gối là những nơi dễ bị gout nhất. 

Ban đầu bệnh sẽ biến mất sau vài ngày, nhưng tiến triển nặng hơn. Các cơn đau sẽ kéo dài, thường xuyên và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gout sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề như biến dạng và phá hủy các khớp, tàn phế, suy tim, suy thận,…

Bệnh gai cột sống

Gai cột sống là một trong những biến chứng của bệnh lý thoái hóa cột sống. Bệnh hình thành các gai xương xung quanh khu vực giữa những đốt cột sống. Nguyên nhân là do sự phát triển thêm của các xương tại đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp mãn tính, chấn thương hay do sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Bệnh gai cột sống gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, đau vùng thắt lưng, đau cổ vai gáy khi có gai chèn ép vào dây thần kinh. Cơn đau có thể lan xuống cánh tay tê bì chân tay, gây hạn chế cử động các khớp.

Ung thư xương

Ung thư xương là bệnh lý xương khớp có khối u ác tính trong xương. Những khối u này có tốc độ phát triển rất nhanh, cạnh tranh chất dinh dưỡng với những mô xung quanh. Từ đó hủy hoại những mô xương lành, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Đau cơ, khớp do mắc Lupus ban đỏ 

Bệnh lupus ban đỏ xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công vào những mô lành mạnh của chính cơ thể. Từ đó gây viêm mãn tính và tổn hại nhiều mô và các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhiều trên da và thường diễn biến xấu khi phơi nắng. 

Lupus ban đỏ có thể gây ra những triệu chứng đau cơ. Đau ở những khớp nhỏ tại bàn tay, chân, cứng khớp và phù nhưng thuồng không làm giảm khả năng hoạt động hay phá hoại khớp. Hiện nay, bệnh có thể điều trị hiệu quả với thuốc.

lupus ban do

Lupus ban đỏ 

Bệnh cơ xương khớp do chấn thương

Chấn thương trong luyện tập thể thao, tai nạn trong hoạt động vui chơi, lao động hằng ngày đều tác động đến cơ xương khớp. Những chấn thương này có thể có những biểu hiện nhẹ như căng cơ, mệt mỏi đến những biểu hiện nghiêm trọng như gãy xương, bong gân, trật khớp, đứt dây chằng,…

Hầu hết những bệnh xương khớp do chấn thương đều có thể chữa được. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng mãi mãi.

Phương pháp phòng ngừa các bệnh về cơ xương khớp

Các bệnh xương khớp thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Do đó, mỗi người nên có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh những rủi ro không mong muốn như:

  • Bổ sung thêm các thực phẩm chữa nhiều canxi như sữa, các loại hạt, … vào trong thực đơn hằng ngày.
  • Cần phải xây dựng một chế độ vận động hợp lý.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, thay đổi tư thế ngồi, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Kiểm soát cân nặng, giữ vóc dáng tốt.

Trên đây là tổng hợp top 10 bệnh về cơ xương khớp thường hay gặp nhất hiện nay. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất.

dieu tri cac benh ve co xuong khop tai winmedic

Điều trị các bệnh về cơ xương khớp tại Winmedic

Tại tp HCM, Winmedic là một trong những phòng khám uy tín chuyên điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp hiệu quả. Phòng khám nổi bật với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm luôn luôn thăm khám tận tình, tư vấn giúp bạn những liệu trình điều trị phù hợp nhất. Cùng với đó là hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại tiên tiến, Winmedic đã giúp hàng ngàn bệnh nhân đau xương khớp bình phục hoàn toàn.

Nếu bạn đang tìm địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp, Winmedic là sự lựa chọn tối ưu bạn không nên bỏ qua.

Để nhận tư vấn và đặt lịch khám tại Winmedic, liên hệ qua các thông tin sau:

Phòng Khám Winmedic

Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 0917 086 003 – Phone: 02.866.866.115

Email: info@haiminhtsc.com

Website: https://winmedic.vn

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *