Đau xương chậu là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng bụng dưới, sau lưng xung quanh xương chậu. Tình trạng đau có thể bắt gặp ở cả nữ giới, nam giới do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, biến chứng và cách phòng tránh tình trạng đau vùng xương chậu sau lưng, bạn hãy theo dõi bài viết này của Winmedic!
Mục lục
Nguyên nhân đau vùng xương chậu
Đối với nam giới
Đau xương chậu sau lưng ở nam giới do thoát vị đĩa đệm
Tình trạng đau vùng xương chậu sau lưng xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi, nam giới dưới 50 tuổi có tỷ lệ mắc từ 2% – 16%. Nguyên nhân gây đau vùng chậu ở nam giới thường liên quan đến xương khớp, tuyến tiền liệt và các bệnh sinh dục.
- Loãng xương: mật độ và cấu trúc xương ở nam giới độ tuổi trung niên suy giảm đáng kể khiến xương yếu, dễ bị đau khi bị tác động.
- Thoát vị đĩa đệm: các cơn đau xương chậu có thể xuất hiện do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm, chèn ép vào dây thần kinh.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: vi khuẩn xâm nhập từ hậu môn lây lan đến niệu đạo gây ra viêm nhiễm và các triệu chứng đau xương chậu bên trái, khó tiểu, đau rát,…
- Viêm tuyến tiền liệt: vi khuẩn xâm nhập trong cơ thể khiến nam giới bị viêm nhiễm tuyến tiền liệt, gây ra các cơn đau nhức khó chịu.
- Bệnh đường sinh dục: đau xương chậu sau lưng cũng là biểu hiện đặc trưng cho thấy cơ thể nam giới đang bị mắc các bệnh lây lan qua đường sinh dục.
Đối với nữ giới
Có nhiều nguyên nhân tác động gây đau xương chậu ở nữ giới
Tỷ lệ nữ giới đau vùng xương chậu sau lưng cao hơn so với nam giới, đặc biệt đối tượng dễ bị đau là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, mang thai. Các nguyên nhân gây đau vùng chậu ở nữ giới phổ biến liên quan đến đường tình dục, kỳ kinh nguyệt, mang thai, viêm nhiễm tiết niệu.
- Bệnh đường tình dục: giống như nam giới, cơn đau ở vùng chậu có thể là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục.
- Kỳ kinh nguyệt: đau nhức ở bụng dưới, sau lưng, xương chậu hay tức ngực là dấu hiệu nhận biết phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt.
- U nang buồng trứng: phụ nữ bị u nang buồng trứng có thể thường xuyên cảm thấy buồn nôn, đau vùng chậu sau lưng và đau đớn khi quan hệ.
- Thai ngoài tử cung: khi trứng thụ tinh bên ngoài tử cung sẽ khiến phụ nữ bị đau bụng, đau xương chậu, mất kinh nguyệt và chảy máu âm đạo.
- Viêm vùng chậu: do tình trạng nhiễm trùng ở đường sinh dục của nữ giới, viêm nhiễm lây lan và xuất hiện các triệu chứng đau vùng chậu, sốt, chảy máu âm đạo,…
- Mang thai: cột sống của phụ nữ phải chịu áp lực lớn khi chống đỡ toàn bộ cơ thể và các cơn đau xương chậu khi mang thai sẽ xuất hiện thường xuyên.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau vùng xương chậu sau lưng ở nữ giới cũng có thể do tác động từ các bệnh lý xương khớp như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm hay các bệnh về đường ruột,…
Đau vùng xương chậu sau lưng: Tình trạng nguy hiểm cần đi khám bác sĩ?
Đau vùng xương chậu cần tới thăm khám bác sĩ
Bởi có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương chậu sau lưng nên để đánh giá mức độ nguy hiểm người bệnh sẽ cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây đau. Việc thăm khám sớm khi nhận thấy triệu chứng đau và lựa chọn hướng điều trị phù hợp, kịp thời rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nhìn chung tình trạng đau vùng xương chậu sau lưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy cơ thể rã rời, luôn mệt mỏi, uể oải và mất tập trung. Nếu cơn đau xuất hiện đột ngột hay cơn đau kéo dài âm ỉ có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Để kịp thời chữa trị tránh biến chứng, người bệnh nên theo dõi triệu chứng đau thường xuyên. Khi nhận thấy cơn đau kéo dài trên 2 tuần và xuất hiện thêm các triệu chứng đi kèm như nôn, đau bụng dưới, sốt cao, sụt cân, khó tiểu thì người bệnh nên ưu tiên tới địa chỉ uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác.
Cách phòng tránh đau vùng xương chậu sau lưng
Phòng tránh các nguyên nhân gây đau vùng xương chậu sau lưng là một trong những cách để cơ thể người bệnh luôn khỏe mạnh, linh hoạt. Một số cách giúp giảm nguy cơ đau vùng chậu sau lưng như sau:
Thư giãn tinh thần, cơ thể khi trị liệu máy khử electron ET21
- Xây dựng chế độ ăn uống: bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, xương khớp như sữa chua, rau xanh, trái cây hoặc thực phẩm giàu canxi và hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Duy trì cân nặng: thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên hệ cơ xương khớp nên cần duy trì và kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, ổn định bằng cách vận động thể dục thể thao hàng ngày.
- Quan hệ tình dục an toàn: lưu ý quan hệ tình dục quan trọng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng viêm nhiễm gây đau xương chậu và ngăn chặn phát sinh các bệnh lây lan qua đường tình dục.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín: đau xương chậu ở nữ giới, nam giới do không vệ sinh sạch sẽ đường tiết niệu, đường sinh dục. Để phòng ngừa tình trạng bạn nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh viêm nhiễm.
- Thư giãn tinh thần, cơ thể: phụ nữ có thể phòng ngừa đau xương chậu khi mang thai bằng các bài tập yoga, thiền hay sử dụng phương pháp điều trị khử electron tại Winmedic để thả lỏng và thư giãn cơ thể, tinh thần.
- Điều trị vật lý trị liệu: sử dụng máy móc tác động vào khu vực cột sống sẽ giúp giảm áp lực chèn ép, kích thích tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và đem lại cho bạn một cơ thể dẻo dai, linh động.
Điều trị đau vùng xương chậu sau lưng bằng máy sóng ngắn
Tổng kết
Tình trạng đau vùng xương chậu sau lưng chỉ có thể đánh giá mức độ nguy hiểm hoặc không dựa vào việc thăm khám, chẩn đoán từ bác sĩ. Với bất cứ dấu hiệu cơn đau kéo dài đi kèm triệu chứng bất thường, bạn nên tới phòng khám Winmedic để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để được tư vấn nhanh chóng và chỉ định liệu trình điều trị đau vùng xương chậu sau lưng phù hợp, bạn hãy liên hệ tới hotline 0917 086 003 của Winmedic!