Đau mông trái: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị phù hợp

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Đau mông trái là tình trạng đau nhức do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Các cơn đau có thể đi kèm với các triệu chứng đặc trưng để nhận biết nguyên nhân do ảnh hưởng từ bệnh lý hay căng cơ. Để tìm hiểu kỹ hơn về các nguyên nhân gây đau và cách chẩn đoán, điều trị phù hợp, bạn hãy theo dõi các thông tin Winmedic chia sẻ dưới đây!

Đau cơ mông và vấn đề tổng quát

Đau cơ mông hay đau mông trái là tình trạng các cơn đau nhức khó chịu đi kèm triệu chứng tê bì, nóng rát xuất hiện ở khu vực thắt lưng – mông của người bệnh. Các cơn đau xuất hiện có liên quan trực tiếp tới cấu trúc xương khớp, hệ thần kinh và ống tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra các cơn đau xương mông bên trái như tổn thương cột sống, bệnh lý cơ xương khớp, bệnh lý thần kinh hay tập luyện quá mức, nằm ngủ, hoạt động sai tư thế,…

dau mong trai 1

Các cơn đau ở vùng mông trái là biểu hiện đặc trưng

Biểu hiện đi kèm tình trạng đau vùng mông

Các cơn đau mông trái có thể xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng tùy vào nguyên nhân gây đau và tình trạng cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên thường cơn đau xương mông trái sẽ đi kèm với một số triệu chứng đặc trưng:

  • Cảm giác tê bì, nóng rát và cứng khớp ở vùng mông, thắt lưng, đùi, chân
  • Vết sưng đỏ, bầm tím, chấn thương nhẹ
  • Cơn đau xuất hiện ngắt quãng, âm ỉ
  • Thay đổi dáng đi, khiến người bệnh di chuyển khó khăn, đi khập khiễng
  • Xuất hiện tiếng lộp cộp ở hông, lưng dưới khi vận động, di chuyển

Nhiều biểu hiện đi kèm tình trạng đau nhức có thể là dấu hiệu đặc trưng của các bệnh lý. Vì vậy, bạn nên thăm khám sớm khi thấy triệu chứng bất thường để hạn chế biến chứng.

Các nguyên nhân dẫn đến đau mông trái

3.1 Căng cơ vùng mông trái

Khi cơ mông của bạn bị kéo giãn, căng cứng quá mức sẽ làm rách cơ, gây ra các cơn đau nhức, sưng đỏ, nóng rát và làm yếu cơ ở mông trái hay mông phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng có thể do nằm / hoạt động sai tư thế hay tập thể dục thể thao quá nặng. Ngoài ra, phụ nữ thường gặp tình trạng đau mông trái khi mang thai do áp lực đè nặng từ thai nhi làm căng cơ vùng thắt lưng – mông.

3.2 Đau thần kinh tọa

dau xuong mong ben trai

Đau mông bên trái do đau thần kinh tọa

Đau mông trái lan xuống chân là biểu hiện đặc trưng của tình trạng đau thần kinh tọa. Các cơn đau thần kinh tọa xuất hiện với mức độ dữ dội kèm cảm giác tê bì, như kiến bò kéo dài dọc theo dây thần kinh tọa, lan từ vùng thắt lưng đến mông và ngón chân. Nguyên nhân đau thần kinh tọa có thể do thoát vị đĩa đệm, hẹp cột sống hay thoái hóa cột sống gây ra.

3.3 Thoát vị đĩa đệm

Ở đối tượng người trung niên hay cao tuổi, nguyên nhân gây ra các cơn đau xương mông bên trái có thể do bị thoát vị đĩa đệm. Cơn đau xuất hiện do đĩa đệm bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các dây thần kinh ở lưng hay mông trái, mông phải. Đặc trưng cơn đau mông do thoát vị đĩa đệm thường đi kèm cảm giác châm chích, tê bì, yếu cơ. Cơn đau có thể lan từ mông xuống chân làm tê chân, tạo cảm giác như kiến bò ở các ngón chân.

3.4 Xuất hiện các khối u nang vùng xương cụt

Các khối u nang xuất hiện ở vùng xương cụt cũng sẽ gây ra các cơn đau mông trái. Đặc trưng nang ở vùng xương cụt thường chứa mảnh nhỏ lông và tóc, nằm ở rìa giữa mông và khi bị u nang sẽ tác động trực tiếp tới vùng mông của người bệnh. Cơn đau vùng mông do khối u nang xương cụt thường đi kèm với triệu chứng sưng đỏ, bầm tím, có mủ và máu mùi hôi chảy ra từ nang.

3.5 Bệnh thoái hóa đĩa đệm

dau mong trai lan xuong chan

Đau mông do thoái hóa đĩa đệm

Nguyên nhân gây đau cơ mông trái có thể do tình trạng thoái hóa đĩa đệm gây ảnh hưởng. Càng lớn tuổi, sức khỏe xương khớp của con người càng suy giảm và xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa ở đĩa đệm, sụn khớp. Đĩa đệm bị thoái hóa làm mất không gian giữa các đốt sống và khiến chúng va chạm, chèn ép lên dây thần kinh. Quá trình chèn ép biểu hiện đặc trưng bởi những cơn đau, tê ở bên mông trái, phải hay ở đùi.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Tình trạng đau mông trái thường không quá nguy hiểm và có thể giảm bớt sau một vài ngày. Tuy nhiên đôi khi các cơn đau xương mông trái có thể là biểu hiện của bệnh lý xương khớp đi kèm với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh nên lưu ý khi nhận thấy cơn đau mông bên trái đi kèm với các triệu chứng bất thường dưới đây thì nên đến thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời:

  • Đau cơ mông kèm theo khó đại tiện, chảy máu trực tràng
  • Khả năng đi lại bị hạn chế, tư thế di chuyển lệch sang một bên
  • Vùng mông và đùi bị biến dạng, sưng phù bất thường
  • Cơn đau lan xuống chân làm suy yếu sức mạnh cơ mông và cơ chân

Phương pháp chẩn đoán

dau xuong mong trai

Chẩn đoán tình trạng đau

Để chẩn đoán tình trạng đau xương mông bên trái, bác sĩ sẽ dựa vào việc thăm khám các biểu hiện lâm sàng và xem hình ảnh chụp cấu trúc xương khớp thông qua phim chụp X-quang, MRI. 

  • Chẩn đoán lâm sàng: bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một số động tác để đánh giá tình trạng, mức độ đau và tìm hiểu tiền sử bệnh lý để xác định chính xác nguyên nhân gây đau mông ở bên trái
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: bệnh nhân thực hiện chụp phim X-quang hoặc MRI hiển thị rõ cấu trúc xương khớp, từ đó bác sĩ căn cứ trên phim chụp để xác định nguyên nhân gây đau cơ mông

Phương pháp điều trị đau mông trái

3.1 Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc bằng phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hiện là lựa chọn tối ưu cho trường hợp người bệnh đau mông trái do bệnh lý xương khớp, thần kinh. Hình thức thực hiện kết hợp giữa trị liệu điện bằng máy điện xung, sóng ngắn, siêu âm, laser cùng trị liệu cơ động học bằng máy kéo giãn, máy giảm áp, nắn chỉnh cột sống và vận động trị liệu với các dụng cụ chuyên dụng, bài tập phù hợp. 

dau mong trai khi mang thai

Kết hợp trị liệu điện, trị liệu cơ động học và vận động trị liệu giảm đau mông

Liệu trình trị liệu điện và cơ động học sẽ giúp giảm áp lực đè ép vào cột sống, dây thần kinh, tạo không gian cho các đĩa đệm hấp thu dinh dưỡng, oxy, ngăn ngừa viêm nhiễm và xoa dịu các cơn đau nhanh chóng. Đồng thời vận động trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động, thúc đẩy phục hồi chức năng cơ bắp cho người bệnh.

3.2 Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc giảm đau cũng là một phương pháp phổ biến để điều trị tình trạng đau thắt lưng – hông. Thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ được chỉ định để làm giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh. 

Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp tạm thời, không giải quyết triệt để nguyên nhân gây đau và sẽ để lại tác dụng phụ ảnh hưởng tới cơ thể. Phương pháp chỉ nên áp dụng cho các trường hợp bị đau nhẹ hay đau do căng cơ, không khuyến khích áp dụng cho trường hợp đau do bệnh lý xương khớp, thần kinh,…

3.3 Phương pháp điều trị khác

Ngoài 2 phương pháp phổ biến phía trên, còn có các phương pháp điều trị giảm đau mông cho người bệnh như:

  • Chườm nóng / lạnh: phương pháp có thể áp dụng tại nhà cho các trường hợp căng cơ hay đau mông trái khi mang thai. Luân phiên chườm nóng và chườm lạnh để tăng lưu thông máu, xoa dịu cơn đau.
  • Tiêm corticosteroid để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, giảm đau nhanh chóng 
  • Thực hiện phẫu thuật: áp dụng với trường hợp đau mãn tính, cơn đau nghiêm trọng và không cải thiện khi áp dụng các phương pháp trên. Các kỹ thuật thực hiện như phẫu thuật dẫn lưu áp xe u nang, phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật thay đĩa đệm,…

dau mong trai 6

Điều trị vật lý trị liệu giảm đau mông hiệu quả tại Winmedic

Trên đây là những thông tin Winmedic chia sẻ chi tiết về nguyên nhân, phương pháp chẩn đoán và điều trị đau mông trái. Hiện nay, phương pháp điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng không xâm lấn là lựa chọn hàng đầu để giải quyết triệt để các cơn đau thắt lưng – hông. 

Vì vậy, nếu có bất cứ thắc mắc hay nhu cầu cần tư vấn, điều trị tình trạng đau thắt lưng – hông, bạn hãy liên hệ ngay với phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Winmedic qua hotline 0917 086 003 để được hỗ trợ tốt nhất!

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *