Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa, xương phát triển trên đốt của cột sống. Bệnh lý này khiến người bệnh đau nhức vùng lưng, hạn chế vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân bệnh lý này là do đâu? Các phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng Winmedic tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị
Mục lục
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người cao tuổi, người hay khuân vác nặng. Tuy nhiên, ngày nay đang có ngày càng nhiều người trẻ xuất hiện những triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng. Nhất là những người làm công việc văn phòng ít vận động, người thừa cân, béo phì, hay người có chế độ dinh dưỡng không tốt. Vì vậy, việc phát hiện nguyên nhân cũng như đưa ra các phương pháp điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa cột sống lưng. Tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng bệnh lý, các nguyên nhân được chia thành 2 nhóm riêng biệt: nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân nguyên phát
Quá trình thoái hóa là quá trình không thể tránh khỏi khi con người ngày càng lớn tuổi. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh thoái hóa xương khớp, bao gồm thoái hóa cột sống thắt lưng. Tuổi tác càng cao thì cấu trúc cột sống ngày càng suy yếu. Biểu hiện bằng các triệu chứng như đĩa đệm mất nước, bao xơ đệm dễ bị rách vỡ, dây chằng bị xơ hóa hoặc các mô sụn bị hao mòn.
Thế nhưng bệnh diễn biến nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào lối sống sinh hoạt và chế độ ăn uống của mỗi người. Tư thế ngồi không đúng, vận động thể thao không đúng cách, cùng với chế độ ăn thiếu các dưỡng chất như Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II là những tác nhân sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân thứ phát thường liên quan đến đặc thù công việc hoặc do những chấn thương cột sống trước đó. Những người làm văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc là những người dễ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nhất.
Ngoài ra những chấn thương như trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Cách nhận biết triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống lưng khởi phát từ từ với triệu chứng ban đầu không rõ ràng. Các triệu chứng thường xảy ra thành nhiều đợt, có thể tự thoát lui dần hoặc đợt sau đau nghiêm trọng hơn. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.
Dưới đây là những triệu chứng mà người bệnh thoái hóa cột sống lưng thường gặp:
- Cứng cột sống lưng thường xảy ra vào buổi sáng khi vừa thức dậy, hoặc khi thời tiết trở lạnh.
- Xuất hiện những cơn đau thắt lưng âm ỉ. Các cơn đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi hoặc khi không cử động hay hạn chế vận đồng trong một thời gian dài như ngồi quá nhiều.
- Đau nhức, cứng cơ ở thắt lưng.
- Yếu hoặc tê bì chân tay. Khi tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh dọc sống lưng, các cơn đau lan xuống chân, gây tê bì, mất cảm giác ở chân tay.
- Người bệnh kiểm soát bàng quang kém, kèm theo những cơn đau co thắt cơ bắp.
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống lưng
Tác hại khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống lưng khi mới mắc phải sẽ gây cho người bệnh một chút khó chịu. Nhưng khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Biến dạng cột sống: Do thoái hóa gây ra những cơn đau dữ dội vùng thắt lưng, người bệnh thường chuyển sang tư thế nghiêng người hoặc cúi để di chuyển. Về lâu dài điều này khiến thắt lưng cột sống bị biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt.
- Dây thần kinh bị chèn ép: Thoái hóa cột sống thắt lưng làm cho các dây thần kinh bị chèn ép gây ra những cơn đau lan đến khắp vùng mông và tứ chi. Lâu ngày khiến người bệnh bị đau nhức, co cơ và nguy cơ tàn phế, bại liệt.
- Ảnh hưởng đến thị lực: Ảnh hưởng đến dây thần kinh ở nhãn cầu, thị lực suy giảm, mắt sưng đau thường xuyên, nặng hơn có thể gây mù lòa.
Một số biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng
Sử dụng thuốc để điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Khi nhắc đến câu hỏi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến thuốc. Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ dựa theo những triệu chứng lâm sàng thì bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol, các loại thuốc chống viêm không Steroid, Glucosamine Sulfate, thuốc ức chế IL1, tiêm corticoid tại chỗ,…
Sử dụng thuốc để điều trị thoái hóa đốt sống cổ chỉ giúp người bệnh giảm các cơn đau một cách tạm thời, không thể phục hồi các cột sống đã bị thoái hóa. Nếu ngưng sử dụng thuốc thì các cơn đau sẽ quay trở lại và thậm chí là nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi dùng thuốc, bệnh nhân không nên tự ý tăng liều lượng thuốc với mong muốn làm những cơn đau nhanh chóng biến mất. Điều này sẽ khiến chức năng gan và thận trở nên suy yếu, tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
Uống thuốc là cách giảm các cơn đau thoái hóa đốt sống cổ nhanh nhất
Sử dụng phương pháp ngoại khoa điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Thông thường, người bị thoái hóa đốt sống cổ thường rất ít khi được chỉ định phẫu thuật. Chỉ khi những phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thần kinh thì mới can thiệp phẫu thuật để bệnh không gây hại đến tủy sống và các rễ thần kinh.
Bên cạnh đó, phẫu thuật được xem là phương pháp can thiệp khó và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những rủi ro này có thể là ớn lạnh, đau tim, đột quỵ, nhiễm trùng, rối loạn đông máu,… bắt nguồn từ quá trình gây mê toàn thân hoặc quá trình phẫu thuật.
Vậy người bệnh có thể chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào? Để biết được mình có cần can thiệp điều trị ngoại khoa hay không, bạn cần thăm khám, chụp MRI hoặc X-quang để xác định tình trạng bệnh thực tế trước khi điều trị.
Vật lý trị liệu
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh còn có thể chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào? Theo đó, vật lý trị liệu chính là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc, không cần phẫu thuật nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Phương pháp này sử dụng các yếu tố vật lý như sóng âm, ánh sáng, nhiệt, vận động cơ học,… tác động lên cơ thể người bệnh giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi các chức năng bị suy giảm, phục hồi chức năng vận động, hỗ trợ giảm đau…
Vật lý trị liệu kết hợp máy kéo giãn giảm áp cột sống Hill DT
Vật lý trị liệu kết hợp máy giảm áp Hill DT là phương pháp chữa thoái hóa cột sống hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.
Máy giảm áp cột sống Hill DT sử dụng công nghệ cảm biến vi trọng tải với cường độ 10,000 xung mỗi mm. Trong quá trình điều trị, công nghệ đã giúp bác sĩ theo dõi lực điều trị và lực kháng của bệnh nhân. Đồng thời thông qua quy trình kéo thả trong quá trình giảm áp của máy, khoang đốt sống được mở rộng giúp đưa các chất dinh dưỡng và máu chứa nhiều oxi xuống vùng đĩa đệm. Từ đó giúp cơ thể người bệnh tăng khả năng làm lành và khôi phục tình trạng thoái hoá cột sống.
Khi kết hợp vật lý trị liệu cùng máy giảm áp Hill DT đã mang lại tác dụng ngoài mong đợi cho quá trình trị liệu thoái hóa cột sống.
Trị liệu bằng máy kéo giãn giảm áp cột sống Hill DT tại Winmedic
Tại Hồ Chí Minh, Winmedic là phòng khám hàng đầu áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp máy kéo giãn giảm áp cột sống Hill DT điều trị hiệu quả thoái hóa cột sống. Phòng khám nổi bật với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên viên vật lý trị liệu chuyên nghiệp tay nghề cao, đào tạo bài bản. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cùng thể trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp.
Ngoài ra, các liệu trình còn được kết hợp với hàng loạt trang thiết bị hiện đại. Từ đó giúp bệnh nhân được điều trị nhanh chóng, đẩy nhanh tiến độ phục hồi cột sống. Chỉ với một liệu trình tại Winmedic, người bệnh có thể cảm nhận được những tiến triển hiệu quả rõ rệt.
Chi phí điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào thì chi phí điều trị cũng là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu.
Theo đó, tùy vào tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân mà mức chi phí điều trị thoái hóa đốt sống cổ cũng có sự khác biệt. Trong đó, chi phí vật lý trị liệu và phục hồi chức năng sẽ ở mức vừa phải, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân. Còn nếu lựa chọn can thiệp phẫu thuật thì bệnh nhân cần phải chuẩn bị một khoản chi phí rất cao, bên cạnh đó còn phải đối mặt với nhiều rủi ro bắt nguồn từ quá trình gây mê và quá trình phẫu thuật.
Tùy theo phương pháp mà chi phí điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có sự khác biệt
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh lý thoái hóa cột sống lưng và cách điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Khi phát hiện các triệu chứng dấu hiệu của bệnh, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Để nhận tư vấn và đặt lịch khám tại Winmedic, bạn liên hệ qua các thông tin sau:
Phòng Khám Winmedic
Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 0917 086 003 – Phone: 02.866.866.115
Email: info@haiminhtsc.com
Website: https://winmedic.vn