Viêm khớp dạng thấp: Từ A-Z nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Viêm khớp dạng thấp không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương khớp mà còn có thể làm tổn thương đến nhiều cơ quan khác trên cơ thể như da, mắt, phổi, tim,… Hiểu đúng về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh lý cũng phương pháp điều trị là cách tốt nhất giúp người bệnh cải thiện và giảm các biến chứng do bệnh gây ra.

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể. Lúc này hệ miễn dịch gặp trục trặc trong vận hành, tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh. Từ đó gây ra các phản ứng viêm, dẫn đến sưng đau, nóng đỏ ở những bộ phận bị ảnh hưởng.

Theo thống kê, cứ 100 người trưởng thành thì có 1-5 người mắc viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh thường gặp ở những người từ 20-40 tuổi. Trong đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, nhất là những chị em trong thời kỳ mang thai.

Các tổn thương có thể dẫn đến xói mòn xương, biến dạng khớp, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, khiến người bệnh khó khăn trong việc mở nắp chai lọ, mặc quần áo, thậm chí là cầm nắm đồ vật. Các trường hợp viêm mắt cá, khớp gối, khớp bàn chân sẽ gây khó khăn trong đi đứng, cúi người. Do đó, cần sớm phát hiện và có phương pháp điều trị bệnh hợp lý.

2. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch tấn công công nhầm màng hoạt dịch (synovium). Đây là lớp màng bao quanh và bảo vệ khớp. Khi mất đi lớp bảo vệ, sụn và xương khớp dễ dàng bị phá hủy. Ngoài ra, các gân và dây chằng cố định khớp cũng bị giãn và dần suy yếu khiến khớp biến dạng và mất đi tính liên kết.

Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng rối loạn tự miễn. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến đánh giá thì bệnh xảy ra có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở những người có đặc điểm di truyền này. 

3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp dạng thấp

Tình trạng viêm đa khớp dạng thấp có nguy cơ cao gặp ở một số đối tượng như:

  • Người lớn tuổi: Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi trung niên trở đi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.
  • Người béo phì, thừa cân: Một số nghiên cứu cho thấy, cân nặng là yếu tố rủi ro, khiến chúng ta có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp. Trong đó bao gồm viêm khớp dạng thấp.
  • Phụ nữ: Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2-3 lần so với nam giới.
  • Người nghiện thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại không chỉ ảnh hưởng đến tim, phổi,… mà còn tạo điều kiện cho viêm khớp dạng thấp phát triển.
  • Người chưa từng sinh con: Những người phụ nữ chưa có con có rủi ro mắc bệnh cao hơn so với những người đã từng làm mẹ.

4. Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp

Các triệu chứng lâm sàng người bệnh thường gặp phải bao gồm:

4.1 Triệu chứng cơ năng

Các khớp sưng đau, có tính chất đối xứng, lan rộng, nhất là ở khớp nhỏ và nhỡ. Tình trạng sưng đau kéo dài cả ngày, tăng nặng về đêm dù nghỉ ngơi cũng không đỡ đau.

  • Cứng khớp vào buổi sáng, có thể kéo dài tới 1 tiếng.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ.

4.2 Triệu chứng thực thể tại khớp

  • Sưng đau, nóng tại khớp (hiếm khi tấy đỏ). Sưng ở phần mềm hoặc do tràn dịch khớp.
  • Các khớp nhỏ có tính đối xứng bị viêm thường gặp viêm ở khớp cổ tay, bàn tay, khớp nhỏ bàn chân, khớp khuỷu tay,…
  • Một số trường hợp xuất hiện viêm cột sống cổ có thể là dấu hiệu tiên lượng nặng của bệnh.

4.3 Triệu chứng ngoài khớp

  • Xuất hiện hạt thấp dưới da: Trường hợp này hiếm xảy ra, xuất hiện khi người bệnh viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng.
  • Tổn thương mắt: Thường bị viêm khô kết mạc, cũng có thể bị viêm củng mạc, nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh tăng nặng.
  • Tổn thương phổi: Dẫn đến viêm phổi, viêm màng phổi hoặc tràn dịch màng phổi.
  • Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, viêm cơ hoặc van tim, loạn nhịp tim,…

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp hội chứng Felty, tổn thương thần kinh ngoại biên, trung ương,…

5. Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp

Bệnh có thể phát triển qua 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng như sau:

– Giai đoạn 1: Màng bảo vệ khớp bị viêm gây sưng đau. Sự tấn công mạnh của các tế bào miễn dịch vào vùng viêm, khiến lượng tế bào trong dịch khớp tăng cao.

– Giai đoạn 2: Gia tăng và lan tỏa mức độ viêm trong mô. Các mô xương bắt đầu phát triển, dần phá hủy sụn khớp khiến khớp thu hẹp. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn chưa dẫn đến dị dạng khớp.

– Giai đoạn 3: Mức độ viêm tăng nặng. Xương dưới sụn dần lộ ra do lớp sụn khớp không còn nữa. Người bệnh thường đau đớn dữ dội, khó khăn trong di chuyển, cơ thể suy nhược, teo cơ, dần hình thành các nốt sần.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Quá trình viêm bị bão hòa và giảm dần, thay thế bằng sự hình thành các mô xơ và xương chùng dẫn đến ngừng chức năng khớp.

6. Các phương pháp chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu rất khó để chẩn đoán bệnh vì các dấu hiệu và triệu chứng còn mơ hồ, chưa rõ ràng. Vì thế, khi nghi ngờ bạn bị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm kèm theo:

6.1 Xét nghiệm máu

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện protein phản ứng C (CRP) hoặc tăng độ lắng hồng cầu (tốc độ sed hoặc ESR). Những kết quả này cho thấy sự có mặt của hiện tượng viêm trong cơ thể. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm máu khác để tìm kiếm yếu tố dạng thấp hay các kháng thể peptide citrullinated chống cyclic.

6.2 Xét nghiệm hình ảnh

Chẩn đoán Xquang

Chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ theo dõi được sự phát triển của bệnh trong khớp theo thời gian. Kết quả từ chụp cộng hưởng từ MRI sẽ cung cấp các thông tin để bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng do viêm khớp dạng thấp mang lại.

7. Điều trị viêm khớp dạng thấp

Đây là một trong những bệnh lý về xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh bằng cách phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

7.1 Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Các loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh dựa trên thời gian và mức độ nghiêm trọng mà bệnh gây ra:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp giảm đau, chống viêm, bao gồm: Ibuprofen (Advil, Motrin IB), naproxen natri (Aleve),…
  • Steroid: Giảm viêm đau, làm chậm tổn thương khớp. Những loại thuốc này mang lại hiệu quả điều trị cao, nhưng có thể gây một số tác dụng phụ như: tiểu đường, tăng cân, loãng xương.
  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): Giúp làm chậm sự phát triển của bệnh, cứu các khớp khỏi tổn thương vĩnh viễn. Một số loại DMARDs như: methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine,…
  • Thuốc sinh học: Chỉ định tùy trường hợp bệnh nhân, thường điều trị cho những người bệnh không đáp ứng với các loại thuốc khác.

7.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả khả quan, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Phẫu thuật có thể giúp khôi phục khả năng sử dụng thuốc. Đồng thời cải thiện chức năng khớp và giảm đau.

Các phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Giúp loại bỏ lớp lót vị viêm của khớp. Thường được thực hiện ở khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, hông hoặc ngón tay.
  • Sửa chữa gân: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành sửa chữa lại phần gân bị chùng nhão do tổn thương và viêm khớp gây ra.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Hay còn gọi là phẫu thuật nối cầu chì, giúp ổn định và điều chỉnh lại khớp.
  • Thay thế toàn bộ khớp: Loại bỏ những bộ phận tổn thương, hư hỏng trong khớp. Sử dụng bộ phận làm giả thay thế chèn vào trong.

7.3 Điều trị hỗ trợ

Một số phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp thường được chỉ định cho người bệnh như:

  • Vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phục hồi chức năng.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
  • Tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh teo cơ, dính khớp, co rút gân,…

8. Cách phòng ngừa viêm khớp dạng thấp

Ngay từ bây giờ hãy duy trì một lối sống khoa học để phòng ngừa và kiểm soát viêm khớp dạng thấp:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó thường xuyên luyện tập thể dục không chỉ kiểm soát cân nặng mà còn giúp cho hệ xương khớp trở nên dẻo dai hơn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm. Nếu không tránh được hãy cố gắng mặc đồ bảo hộ để bảo vệ bản thân.
  • Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi xuất hiện triệu chứng nghi ngờ bệnh. Việc phát hiện sớm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

9. Điều trị viêm khớp dạng thấp tại Phòng khám WinMedic

Phòng khám WinMedic hiện là địa chỉ tin cậy của đông đảo người bệnh trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,…

Quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp tại WinMedic được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ xương khớp. Với hệ thống trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại, kết hợp các phương pháp chẩn đoán và điều trị theo tiêu chuẩn quốc tế, người bệnh sẽ được chữa trị theo những phương pháp tối ưu nhất như:

  • Trị liệu khử electron bằng máy ET21: Giúp chống oxy hóa, tăng khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch NK chỉ sau 15 phút điều trị. 
  • Laser công suất cao: Sử dụng chế độ xung để điều trị giảm đau. Khả năng xuyên thấu cao giúp điều trị mô sâu, tăng cường trao đổi chất, giảm đau nhanh cho người bệnh. 
  • Điều trị xoa bóp vùng bằng máy áp lực hơi UAM 8100: Giúp thư giãn khớp, giảm sưng đau, tăng cường hoạt động cho khớp.
  • Điện xung trị liệu Firing
  • Siêu âm trị liệu 3BAND ..v.v .

Bác sĩ sẽ theo sát quá trình điều trị, sự đáp ứng của người bệnh. Từ đó có phương án điều chỉnh kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị.

Để đặt lịch khám hoặc tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, TP. HCM.
  • Hotline: 0917086003

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *