Gãy xương – biểu hiện, cách phòng tránh và phục hồi

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Tình trạng gãy xương rất phổ biến trên thế giới, xảy ra với hàng chục triệu người mỗi năm. Những người hay chơi thể thao, làm việc nặng nhọc hay tai nạn có khả năng cao gặp tình trạng này. Vậy gãy xương là gì? Làm sao để chữa liền xương và phục hồi chức năng xương sau gãy? Cùng Winmedic tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

Biểu hiện gãy xương là gì?

Gãy xương khiến xương biến dạng, bị chia đôi hoặc tách thành nhiều mảnh. Tình trạng này khiến ta cảm thấy đau nhói vùng xương bị gãy, mất một phần hoặc hoàn toàn chức năng vùng xương đó.

Gãy xương
Gãy xương 

Các biểu hiện dễ nhận biết của gãy xương bao gồm:

  • Sau khi bị chấn thương, xương tại vị trí tổn thương bị biến dạng
  • Khu vực bị chấn thương xuất hiện vết bầm tím
  • Cảm thấy đau khi cử động vùng xương chấn thương. Vùng này có dấu hiệu đau tê và sưng xung quanh.
  • Mất chức năng ở vùng chấn thương, ví dụ: chấn thương tay khiến tay không thể nâng lên hạ xuống dứt khoát
  • Trong trường hợp gãy hở, xương có thể đâm lên và nhô khỏi da, gây nên cảm giác đau đớn dữ dội

Ta có thể phân loại xương bị gãy như sau:

  • Xương gãy không hoàn toàn: xương bị nứt, chưa gãy hẳn, vẫn có tính liên tục của xương
  • Xương hãy hoàn toàn: xương bị tách thành 2 nửa, mất tính liên tục
  • Gãy đầu xương: bao gồm gãy phạm khớp và gãy không phạm khớp
  • Gãy phần tiếp giáp giữa thân và đầu xương
  • Gãy thân xương: trường hợp này rất hay gặp
  • Gãy di lệch (xương bị chệch) và không di lệch
  • Gãy kín (không nhìn thấy bằng mắt thường) và gãy hở (biểu hiện ngoài da)
Phân loại gãy xương
Phân loại gãy xương

Những nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương?

Xương là bộ phận nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên chúng thường rất chắc, khó bị gãy. Gãy xương thường gặp khi vùng xương đó chịu lực tác động mạnh như va đập, nén hoặc chịu áp lực lớn thường xuyên. Xương cũng có thể gãy do loãng xương (mật độ xương bên trong giảm dần khiến xương xốp hơn), thường xảy ra ở tuổi già.

Những đối tượng dễ bị gãy xương

  • Vận động viên, người duy trì tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Người làm việc nặng nhọc
  • Người gặp tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt
  • Người bị loãng xương, u xương, viêm tủy xương,…
Gãy xương khi tập thể thao
Gãy xương khi tập thể thao

Có thể phát hiện gãy xương bằng cảm giác đau đớn, bằng mắt thường hoặc các phương pháp như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI và quét xương. Khi bạn cảm thấy xương có dấu hiệu đau và mất chức năng, hãy ngay lập tức đến các địa chỉ y tế để khám và điều trị gãy xương kịp thời. 

Phòng tránh gãy xương ra sao

Như đã đề cập ở trên, xương gãy xảy ra do thường xuyên vận động mạnh hoặc khi gặp các tai nạn trong cuộc sống. Vì vậy, bạn có thể tránh gãy xương bằng cách xây dựng một lối sống an toàn, lành mạnh và bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương.

Tránh té ngã

Khi ở trong nhà, bạn có thể giữ an toàn cho cơ thể, tránh té ngã bằng những cách sau:

  • Giữ ngôi nhà luôn gọn gàng, không bày bừa đồ đạc xuống sàn gây vấp ngã, tránh sử dụng sàn và dép đi trong nhà dễ trơn trượt
  • Đảm bảo mọi không gian trong nhà đều có ánh sáng giúp dễ quan sát
  • Tăng cường thị lực bằng ánh sáng, các khoáng chất tốt và đeo kính nếu cần thiết
  • Tập thể dục thường xuyên, nhất là yoga giúp cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng
Tập yoga
Tập yoga

Khi ra ngoài, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tập trung quan sát khi di chuyển, đề phòng trước các chướng ngại vật và khu vực dễ té ngã
  • Đi trong những nơi có ánh sáng tốt, dễ quan sát
  • Sử dụng giày có độ bám tốt, sử dụng gậy hỗ trợ khi cần
  • Khi chơi thể thao: hạn chế thực hiện các động tác khó dễ dẫn đến chấn thương, hạn chế va đập mạnh, giảm cường độ luyện tập khi thấy cơ thể có dấu hiệu quá tải
  • Tránh hoặc hạn chế làm việc nặng nhọc, ảnh hưởng đến cấu trúc xương thường xuyên

Các bài tập thể dục, thể thao lành mạnh

Bạn nên tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể bằng các bài tập thể dục, tập gym, yoga,… Bài tập tốt cho xương phổ biến nhất ở Việt Nam là đi bộ và chạy bộ. Ngoài ra bạn có thể tập cơ – xương tại các phòng gym; đi bơi; chơi bóng đá, bóng rổ, cầu lông,…; tập yoga và thiền tại nhà. Trước mỗi bài vận động, bạn cần khởi động làm nóng cơ thể.

Đi bộ rèn luyện sức khỏe xương
Đi bộ rèn luyện sức khỏe xương

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tốt cho xương

Để xây dựng xương chắc khỏe mỗi ngày, bạn cần bổ sung các vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe xương như vitamin D, Canxi, Kẽm, Magie,… Bạn cũng nên hạn chế dung nạp các chất béo vào trong cơ thể khiến tăng tải trọng lên khung xương.

Những phương pháp phục hồi sau gãy xương

Xương sau khi gãy cần được băng bó và phẫu thuật kịp thời. Trung bình người bệnh mất từ 1 đến 2 tháng đề phục hồi xương bị gãy. Trong thời gian đó, bệnh nhân cần tập luyện thường xuyên, kết hợp chế độ ăn khoa học vừa giúp xương phục hồi nhanh, vừa tránh các biến chứng về xương sau này.

Các bài tập VLTL – PHCN

Một số bài tập VLTL – PHCN xương ngoài việc giúp xương liền nhanh hơn còn khiến chức năng vận động của xương, cơ, khớp, dây thần kinh và mạch máu xung quanh vùng xương gãy.

  • Bài vận động khớp: co duỗi khớp, cử động khớp theo các hướng
  • Bài tập đi: dành cho người gãy xương chân, cần sự hỗ trợ của nạng, chống gậy hoặc người hỗ trợ
  • Tập duy trì sức cơ: tập căng cơ, tập co cơ
  • Tập sinh hoạt thông thường: làm quen với các động tác sinh hoạt thường ngày như ngồi – đứng, lên xuống cầu thang, cầm đũa, nắm – mở bàn tay, bê đồ nhẹ,..
  • Massage vùng xương đau và chỉ được dùng tay để xoa bóp
Bài tập phục hồi sau gãy xương
Bài tập phục hồi sau gãy xương

Những món ăn phù hợp cho người gãy xương

Các món ăn tốt cho người bị gãy xương như trứng, cá, thịt, rau củ,… thường chứa các khoáng chất tốt cho xương. Người bệnh nên chọn các món ăn dễ tìm kiếm và chế biến như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai,…
  • Các món từ trứng
  • Các món canh xương, canh sườn, món hầm gà
  • Các loại cá biển chứa nhiều vitamin D như cá ngừ, cá hồi
  • Bổ sung củ quả, rau xanh trong thực đơn
  • Sản phẩm từ thịt đỏ, ức gà,…

Ngoài ra, người có xương bị gãy và phục hồi sau gãy cần hạn chế ăn mặn và cay, ăn đa dạng món với nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích,…

Thực đơn tốt cho người bị gãy xương
Thực đơn tốt cho người bị gãy xương

Trên đây là những kiến thức cơ bản về gãy xương, cách phòng tránh và cách hồi phục hiệu quả sau gãy. Gãy xương ít nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu ta không trang bị tốt cho mình những kiến thức hữu ích về chúng, một khi tai nạn xảy đến hậu quả tới với cơ thể sẽ rất khôn lường.

Liên hệ ngay tới: Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Winmedic

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0917 086 003          Tel: 0286 6866 115
  • Website: https://winmedic.vn/
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Winmedic20/

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *