Nguy hiểm tiềm tàng từ bệnh loãng xương

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Loãng xương làm suy yếu xương, khiến xương dễ bị gãy đột ngột và bất ngờ. Bệnh thường tiến triển mà không có bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện đau đớn nào, và không được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh này bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe xương hằng ngày.

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 1

Loãng xương là căn bệnh rất phổ biến

Loãng xương hay xương xốp, là tình trạng bệnh lý khiến xương suy yếu, mật độ xương thưa dần cho lượng xương bổ sung mới không theo kịp khối lượng bị mất đi. Loãng xương có thể khiến xương gãy đột ngột. Quá trình phát triển loãng xương thường khó nhận biết và chỉ thực sự rõ ràng khi người bệnh cảm thấy đau đớn vùng xương. Tình trạng loãng xương hay xảy ra ở xương hông, xương cổ tay và cột sống.

Trên thế giới có hơn 200 triệu người đang mắc bệnh loãng xương. Tại Việt Nam, con số này là 3,6 triệu. Theo nghiên cứu, tỷ lệ nữ mắc loãng xương và nguy cơ mắc cao hơn nam đáng kể, tới 4 lần. 

Sau tuổi 50, cứ hai phụ nữ sẽ có một người mắc loãng xương và cứ bốn đàn ông thì có một người phải đối mặt với tình trạng tương tự. Những người khác cũng có tỷ lệ giảm mật độ xương khác nhau dễ dẫn đến loãng xương.

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 2
Loãng xương là bệnh phổ biến

Loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến hàng trăm triệu ca gãy xương mỗi năm trên thế giới. Nếu như gãy xương tại những vị trí như xương đùi hay cột sống, tỷ lệ lành lại là rất thấp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sớm ngăn ngừa và hạn chế loãng xương thông qua việc theo dõi các biểu hiện và xây dựng lối sống lành mạnh.

Triệu chứng khi bị loãng xương

Vì là căn bệnh thầm lặng, loãng xương gần như không có triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, những biểu hiện sau có thể liên quan đến loãng xương:

  • Khó thở thường xuyên trong thời gian dài
  • Chiều cao giảm bất thường
  • Đau lưng dưới, đau khớp, đau vai, đau hông,..
  • Gãy xương
  • Tư thế đứng, đi, ngồi khác thường

Nguyên nhân loãng xương là gì?

Xương của con người được tạo từ các mô xương sống và quá trình mất đi, tái tạo phần mô xương này diễn ra trong suốt cuộc đời chúng ta. Phần xương xốp mềm bên trong chính là khu vực diễn ra quá trình này, như một “miếng bọt biển” với các lỗ hở li ti. Khi bị loãng xương, các lỗ hổng trên “miếng bọt biển” ngày càng lớn và mật độ gia tăng khiến cấu trúc bên trong xương bị yếu đi. 

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 3
Xương xốp bên trong

Xương nâng đỡ cơ thể và bảo vệ các cơ quan quan trọng. Xương cũng lưu trữ canxi và các khoáng chất khác. Khi cơ thể cần canxi, nó sẽ phá vỡ một phần xương trong và xây dựng lại xương. Quá trình này, được gọi là tái tạo xương, cung cấp cho cơ thể lượng canxi cần thiết giữ cho xương chắc khỏe.

Từ khi sinh ra cho đến khoảng 30 tuổi, cơ thể thường tạo ra nhiều xương hơn so với lượng xương mất đi. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là khung xương ngày một lớn và cơ thể cao lên. Sau 35 tuổi, quá trình phân hủy xương diễn ra nhanh hơn quá trình tích tụ xương, làm mất dần khối lượng xương. Nếu bạn bị loãng xương, bạn sẽ mất khối lượng xương với tốc độ lớn hơn. Sau khi mãn kinh, đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ phân hủy xương còn diễn ra nhanh hơn.

Ai có nguy cơ mắc loãng xương?

Loãng xương có thể đến từ nhiều nguyên nhân như: tuổi tác, di truyền, giới tính, sắc tộc, các bệnh trên cơ thể, tác nhân bên ngoài và lối sống thiếu khoa học. Trong đó yếu tố tuổi tác và giới tính là quan trọng nhất.

Nguy cơ loãng xương tăng dần theo tuổi tác

Phụ nữ trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất. Phụ nữ bị mất xương nhanh chóng trong 10 năm đầu tiên sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh, bởi vì thời kỳ mãn kinh làm chậm quá trình sản xuất estrogen, một loại hormone bảo vệ chống lại sự mất xương quá mức.

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 4
Nữ giới có nguy cơ loãng xương cao

Tuổi tác và loãng xương cũng ảnh hưởng đến nam giới. Đàn ông trên 50 tuổi có nhiều khả năng bị gãy xương do loãng xương hơn là bị ung thư tuyến tiền liệt. Khoảng 80.000 nam giới mỗi năm được dự đoán sẽ bị gãy xương hông, do đây là khu vực khó lành khi bị gãy,  nam giới có nhiều khả năng tử vong hơn nữ giới sau khi bị gãy xương hông.

=> Tìm hiểu thêm: Bệnh đau nhức xương khớp? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất

Nguy cơ phát triển bệnh loãng xương liên quan đến sắc tộc

Phụ nữ da trắng và châu Á có nhiều khả năng bị loãng xương hơn do cấu trúc xương mỏng và nhỏ hơn. Tuy nhiên, phụ nữ Mỹ gốc Phi và Tây Ban Nha vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Trên thực tế, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng tử vong hơn phụ nữ da trắng sau khi bị gãy xương hông.

Cấu trúc xương và trọng lượng cơ thể 

Những người gầy và nhỏ có nguy cơ bị loãng xương cao hơn vì họ có lượng xương để mất ít hơn những người có trọng lượng cơ thể và khung xương lớn hơn.

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 5
Người quá gầy dễ bị loãng xương

Tiền sử gia đình cũng góp phần vào nguy cơ loãng xương 

Nếu cha mẹ hoặc ông bà của bạn đã có bất kỳ dấu hiệu loãng xương nào, chẳng hạn như gãy xương hông sau một cú ngã nhẹ, bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.

Một số yếu tố y khoa dẫn đến loãng xương

  • Tuyến giáp, tuyến cận giáp hoặc tuyến thượng thận hoạt động quá mức
  • Tiền sử phẫu thuật giảm cân (giảm cân) hoặc cấy ghép nội tạng
  • Hormone điều trị ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt hoặc tiền sử trễ kinh
  • Bệnh Celiac, hoặc bệnh viêm ruột
  • Các bệnh về máu như viêm tủy
  • Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ 

Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học

  • Thói quen ăn uống: Bạn có nhiều khả năng bị loãng xương nếu cơ thể không có đủ canxi và vitamin D. Nguy cơ thiếu do chán ăn, bỏ ăn, khẩu phần ăn không đủ canxi và vitamin D
  • Lối sống: Những người có lối sống ít vận động, lười tập thể dục thể thao có nguy cơ loãng xương cao hơn người chăm chỉ luyện tập.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gãy xương.
  • Sử dụng rượu, bia: Uống hai ly rượu hoặc hai cốc bia mỗi ngày (hoặc nhiều hơn) làm tăng nguy cơ loãng xương.
nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 6
Lối sống thiếu khoa học dễ dẫn đến loãng xương

Xây dựng lối sống lành mạnh, ngăn ngừa loãng xương

Chế độ ăn uống và lối sống của bạn là hai yếu tố nguy cơ quan trọng mà bạn có thể kiểm soát để ngăn ngừa loãng xương. Thay thế lượng estrogen bị mất bằng liệu pháp hormone cũng giúp bảo vệ vững chắc chống lại chứng loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh.

Chế độ ăn tăng cường sức khỏe xương

Để duy trì xương chắc khỏe, bạn cần có một chế độ ăn uống giàu canxi trong suốt cuộc đời. Một cốc sữa tách béo hoặc 1 phần trăm chất béo chứa 300 miligam canxi.

Bên cạnh các sản phẩm từ sữa, các nguồn cung cấp canxi dồi dào khác là cá hồi có xương, cá mòi, cải xoăn, bông cải xanh, nước trái cây và bánh mì tăng cường canxi và thực phẩm bổ sung canxi. Tốt nhất là cố gắng lấy canxi từ thức ăn và đồ uống.

Đối với những người cần bổ sung, hãy nhớ rằng cơ thể chỉ có thể hấp thụ 500 mg canxi mỗi lần. Bạn nên uống bổ sung canxi chia làm nhiều lần, vì bất cứ thứ gì nhiều hơn 500 mg sẽ không được hấp thụ.

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 7
Ăn thực phẩm giàu canxi mỗi ngày để chống loãng xương

Vitamin D cũng rất quan trọng vì nó giúp cơ thể hấp thụ canxi. Ngoài các thực phẩm bổ sung, vitamin D có thể được lấy từ việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một vài lần một tuần hoặc bằng cách uống sữa tăng cường.

Cách sống lành mạnh ngăn ngừa loãng xương

Các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Winmedic khuyên ta nên duy trì một lối sống lành mạnh có thể làm giảm mức độ mất xương. Bắt đầu một chương trình tập thể dục thường xuyên. Các bài tập làm cho cơ của bạn hoạt động chống lại trọng lực (chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu và cử tạ) là tốt nhất để củng cố xương. Không uống quá nhiều rượu, không sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa caffeine và tuyệt đối không sử dụng thuốc lá.

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 8
Thể dục thể thao đều đặn tránh loãng xương

Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp phục hồi sức khỏe nếu như cảm thấy xương có vấn đề. Hiện nay phòng khám Winmedic tại thành phố Hồ Chí Minh – nơi chuyên khoa điều trị xương khớp – đang cung cấp những phương pháp phục hồi và cải thiện sức khỏe xương bằng vật lý trị liệu kết hơp các thiết bị hỗ trợ. Liên hệ ngay với phòng khám Winmedic để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các biện pháp phục hồi chức năng xương tốt nhất.

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0917 086 003          Tel: 0286 6866 115
  • Fanpage: facebook.com/Winmedic20

nguy hiem tiem tang tu benh loang xuong 9

Lời kết

Loãng xương là căn bệnh âm thầm, lặng lẽ tàn phá cấu trúc xương mỗi chúng ta. Mỗi người nên tự có ý thức bảo vệ xương cho mình, xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh để tăng cường sự bền bỉ và chức năng của xương.

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *