Bệnh thoái hóa khớp gối còn được biết đến là tình trạng hao mòn sụn khớp gối, dẫn đến tổn thương khớp gối và khó khăn khi di chuyển, vận động. Hiện nay bệnh này có dấu hiệu trẻ hóa, đặc biệt với những người trẻ có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh thoái hóa khớp gối rất dễ dẫn đến thương tật, tàn phế suốt đời. Cùng tìm hiểu chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối: 6 món nên ăn và 3 thứ nên tránh qua bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Triệu chứng chung của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối, còn được gọi là bệnh thoái hóa khớp của đầu gối, thường là kết quả của sự hao mòn và mất dần dần của sụn khớp, rất phổ biến ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp thường là một bệnh có lộ trình tiến triển, cuối cùng có thể dẫn đến tàn tật. Cường độ của các triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng thường trở nên nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn và khiến cơ thể suy nhược theo thời gian. Tuy nhiên, phòng khám Winmedic đã thành công 96% trong việc điều trị, phục hồi chức năng xương khớp hiệu quả cho người bệnh mà không cần đến phẫu thuật hay thuốc.
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh bao gồm đau đầu gối khởi phát từ từ và nặng hơn khi hoạt động, gây cứng, viêm và sưng đầu gối, đau sau khi ngồi hoặc nghỉ ngơi lâu và đau nặng hơn theo thời gian, chân biến dạng. Nguyên nhân thoái hóa rất đa dạng:
- Từ các bệnh khác trong cơ thể như Gout, viêm khớp, máu khó đông, vẹo cột sống,..
- Từ cuộc sống thường ngày: đặc điểm nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, chấn thương,…
- Từ cơ địa mỗi người: cân nặng, cơ bắp, giới tính, di truyền,…
Chế độ ăn uống – công cụ hỗ trợ đắc lực điều trị thoái hóa khớp gối
Theo Tổ chức Viêm khớp , một số chế độ ăn uống nhất định có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bên cạnh đó, một số chất trong thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Một chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp theo những cách sau:
Giảm viêm khớp gối và ngăn chặn tổn thương
Một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng là nền tảng để cơ thể ngăn ngừa những tổn thương tiềm năng do thoái hóa khớp. Một số chất dinh dưỡng có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, ngăn ngừa tổn thương khớp là vitamin A, C và E.
Giảm thiểu cholesterol
Những người bị thoái hóa khớp gối có nguy cơ bị cholesterol trong máu cao, cần hạn chế thực phẩm chứa cholesterol trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Duy trì cân nặng phù hợp
Thừa cân tức cơ thể đang tích trữ lượng mỡ thừa lớn, gia tăng nguy cơ viêm khớp và gây áp lực lên khớp gối. Duy trì cân nặng phù hợp giúp giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Việc giữ cân ngoài chế độ ăn hợp lý, người bệnh có thể kết hợp một vài bài tập vận động theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
6 loại thực phẩm người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn
Đây là những loại thực phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe xương, cơ, khớp và giúp tăng cường đề kháng cơ thể, chống lại viêm, sưng khớp.
Cá biển chứa nhiều omega-3
Cá biển chứa dầu omega-3 rất tốt cho tim mạch và chống viêm khớp. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối nên ăn ít nhất một phần cá chứa omega-3 mỗi tuần. Những loại cá này bao gồm:
- cá hồi
- cá thu
- cá mòi
- cá ngừ tươi
Ngoài ra, nếu không thích ăn cá, người bệnh có thể bổ sung omega-3 trực tiếp dạng uống như dầu cá hoặc viên nén, quả óc chó, hạt chia.
Dầu thực vật
Bên cạnh dầu cá, một số loại dầu thực vật có thể hỗ trợ giảm viên. Dầu ô liu nguyên chất chứa hàm lượng oleocanthal cao, có thể có các đặc tính tương tự như thuốc chống viêm không steroid. Dầu bơ cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe và cũng có thể giúp giảm cholesterol.
Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa
Sữa, sữa chua rất giàu canxi và vitamin D – những chất dinh dưỡng hỗ trợ đắc lực trong quá trình phát triển xương, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm. Sữa cũng chứa các protein tăng cường cơ bắp, rất phù hợp cho người giảm cân.
Rau lá xanh đậm
Các loại rau có lá màu xanh đậm rất giàu vitamin D và K cùng các chất chống oxy hóa, giảm thiểu sự căng thẳng. Ngoài ra, vitamin D rất cần thiết cho xương khi hấp thụ canxi, vitamin K thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi và tái tạo xương. Các loại rau xanh đậm mà ta dễ tìm thấy là:
- rau muống
- rau ngót
- các loại rau cải
- rau súp lơ
Trà xanh
Trà xanh chứa hàm lượng polyphenol cao, là chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, làm chậm quá trình tổn thương sụn khớp.
Tỏi
Tỏi chứa nhiều hợp chất tốt cho quá trình phát triển xương như vitamin B6, C kẽm,.. Bên cạnh đó, hợp chất diallyl disulfide xuất hiện trong tỏi có thể hoạt động chống lại các enzym trong cơ thể gây hại cho sụn. Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có thể giảm đau bằng cách ăn tỏi sống.
3 loại thực phẩm bệnh nhân không nên ăn
Tình trạng viêm nhiễm là triệu chứng dễ gặp ở người thoái hóa khớp gối. Việc bổ sung thực phẩm chứa chất gây viêm nhiễm sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng này, người bệnh nên hạn chế sử dụng.
Đường qua chế biến
Đường đã qua chế biến có thể thúc đẩy giải phóng cytokine, hoạt động như virus gây viêm trong cơ thể. Đường hóa học trong các loại đồ uống có đường, bao gồm nước giải khát, tăng lực, cà phê có hương vị và một số đồ uống nước trái cây, bánh ngọt có nhiều khả năng làm trầm trọng hơn tình trạng viêm khớp.
Chất béo bão hòa
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, mỡ động vật,… có thể gây viêm mô mỡ, góp phần thúc đẩy bệnh tim, béo phì và gián tiếp gia tăng tình trạng viêm khớp.
Carbohydrate tinh chế
Hợp chất này xuất hiện trong bánh mì trắng, gạo trắng, các loại củ như khoai, mì góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất những chất oxy hóa cuối, làm kích thích phản ứng viêm trong cơ thể.
Một vài lưu ý với chế độ ăn uống giảm thoái hóa khớp gối
Một số trái cây gây phản ứng khi điều trị bệnh
Đa phần trái cây chứa nhiều lợi ích chống viêm, bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa trong cơ thể. Nhưng số ít như nước ép bưởi lại gây ra phản ứng với thuốc điều trị. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung nó vào chế độ ăn uống.
Thực phẩm nên được chế biến kỹ lưỡng
Thực phẩm sạch từ nguồn gốc tới khâu chế biến, sử dụng đều luôn tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với bệnh nhân thoái hóa khớp gối, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tiếp nạp những chất có hại cho cơ thể. Tốt nhất thực phẩm cho bệnh nhân nên có nguồn gốc rõ ràng, chế biến tại nhà đảm bảo vệ sinh.
Kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng
Các phương pháp phục hồi chức năng không cần đến thuốc hay phẫu thuật, giúp tăng cường dẻo dai cho cơ thể, giãn cơ và giảm áp lực lên khớp gối. Các phương pháp này có thể là các bài tập vận động, vật lý trị liệu hay sử dụng máy móc, dụng cụ hỗ trợ. Hiện nay phòng khám Winmedic là địa chỉ điều trị chuyên khoa uy tín tại Tp. HCM cho người bị thoái hóa khớp gối. Phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp từng bệnh nhân cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy giảm áp Hill DT, máy trị liệu khử Electron ET21,… giúp bệnh nhân an tâm trong chữa trị và phục hồi.
Lời kết
Thoái hóa khớp gối là vấn đề thường gặp với các bệnh nhân tại phòng khám Winmedic. Bên cạnh điều trị theo phác đồ và các bài tập phục hồi, các bác sĩ tại phòng khám Winmedic khuyên bệnh nhân nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, bài bản để giảm tình trạng viêm, sưng khớp gối. Chế độ và khẩu phần ăn cũng cần có sự tham khảo từ bác sĩ và các chuyên gia.