Đau thần kinh tọa khi mang thai và giải pháp khắc phục an toàn

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Đau thần kinh tọa khi mang thai gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu và hạn chế các cơn đau thần kinh tọa khi mang thai an toàn, hiệu quả.

1. Nhận biết triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai

Đau thần kinh tọa khi mang thai

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong giai đoạn mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ, bà bầu thường bị những cơn đau thần kinh tọa hành hạ. 

Những triệu chứng đau này có thể kéo dài trong một vài tháng hoặc lâu hơn. Ngay cả khi bạn đã sinh nở xong tình trạng đau lưng vẫn có thể xảy ra.

Theo healthline.com, chị em có thể nhận biết các triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai dựa vào các biểu hiện sau: 

  • Đau dữ dội hoặc đau âm ỉ dọc theo dây thần kinh tọa xuống thắt lưng xuống chân.
  • Các cơn đau xuất hiện ít ở giai đoạn đầu mang thai. Nhưng càng cuối thai kỳ tình trạng đau sẽ lặp lại liên tục và tăng cường độ. 
  • Đau một bên mông hoặc chân.
  • Thường xuyên bị tê buồn chân
  • Đi, đứng, ngồi gặp nhiều khó khăn.

2. Đau thần kinh tọa khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Tình trạng đau thần kinh tọa khi mang thai không phảibầu nào cũng gặp phải. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bà bầu bị chèn dây thần kinh tọa:

2.1 Thai nhi phát triển khiến mẹ bầu bị chèn dây thần kinh

Khi thai nhi phát triển càng lớn, tình trạng đau dây thần kinh tọa, tê chân,… càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi thai to sẽ gây chèn ép lên hệ xương và các cơ quan khác gây nên những cơn đau mỏi cho bà bầu. 

2.2 Hormon thay đổi

Khi mang thai, sự gia tăng hormone khiến dây chằng bị lỏng lẻo, tử cung mở rộng. Từ đó, khiến các dây thần kinh tọa bị đè nén, tạo nên những cơn đau mỏi khi mang thai. 

2.3 Bà bầu bị đau một bên chân là do tăng cân 

Trọng lượng cơ thể tăng quá nhanh, cộng thêm sự tích nước trong quá trình mang thai. Cùng với đó, là sự phát triển của bụng, ngực,.. khiến trọng lực cơ thể dồn về phía trước. Khiến các mẹ bầu bị đau thần kinh tọa.

2.4 Do bệnh lý

Bà bầu mắc các bệnh lý xương khớp
Bà bầu mắc các bệnh lý xương khớp

Nếu bà bầu có tiền sử mắc các bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, đau xương chậu, thoái hóa cột sống thắt lưng,… sẽ làm gia tăng tình trạng đau dây thần kinh tọa khi có thai.

3. Đau thần kinh tọa khi mang thai có nguy hiểm không? Tác hại của đau thần kinh tọa

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nếu đau thần kinh tọa khi mang thai không bắt nguồn từ bệnh lý. Các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần sau khi sinh. Cũng có một số trường hợp, các cơn đau dây thần kinh tọa vẫn tồn tại trong vài năm sau sinh. 

Dưới đây là một số tác hại của đau thần kinh tọa khi mang thai:

  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây khó khăn cho việc đi lại, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 
  • Những cơn đau diễn ra thường xuyên, khiến mẹ bầu mất ngủ, dễ gây mệt mỏi.
  • Trong trường hợp đau vùng xương chậu dữ dội, đau lưng liên tục, tê nhức toàn bộ cơ thể trong nhiều ngày. Chị em cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám. 

4. Cách chữa đau thần kinh tọa cho bà bầu

Đau thần kinh tọa khi mang thai hoàn toàn có thể chữa khỏi hoàn toàn được. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, mức độ đau mỏi của mẹ bầu. Và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu bạn chưa biết nên đi thăm khám ở đâu, có thể tham khảo Phòng khám WinMedic. Đây là một trong những cơ sở y tế nổi tiếng và uy tín về vật lý trị liệu – phục hồi chức năng được nhiều bệnh nhân lựa chọn thăm khám và điều trị.

Dưới đây là một số phương pháp khắc phục tình trạng đau dây thần kinh tọa, đau lưng khi mang bầu: 

4.1 Massage giảm đau nhức khi mang thai

Xoa bóp, massage nhẹ nhàng sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông đến các dây thần kinh. Hạn chế áp lực chèn ép lên dây thần kinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để thực hiện massage. 

4.2 Dùng dụng cụ hỗ trợ

Dùng đai nâng chuyên dụng cho bà bầu sẽ giúp giảm áp lực lên hông. Hạn chế sự chèn ép dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, khi nằm ngủ, mẹ bầu nên dùng gối chữ U, nằm đệm cứng để giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh. 

4.3 Tập luyện thường xuyên

Lười vận động sẽ khiến cho tình trạng đau mỏi diễn ra nghiêm trọng hơn. Do đó, để hạn chế những cơ đau mỏi lưng khi mang thai. Mẹ bầu nên rèn luyện cơ thể bằng bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ chậm, tập yoga, bơi lội, bài tập dành riêng cho TVĐĐ.

4.4 Thuốc giảm đau thần kinh tọa khi mang thai

Thuốc tiêm điều trị đau thần kinh tọa ở bà bầu
Thuốc tiêm điều trị đau thần kinh tọa ở bà bầu

Trong trường hợp bà bầu bị đau lưng, đau thần kinh tọa với cường độ lớn, mức độ đau nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể xem xét, chỉ định bà bầu sử dụng một số loại thuốc giảm đau như:

  • Acetaminophen: Loại thuốc này giúp làm dịu cơn đau, ít gây tác dụng phụ. 
  • Thuốc tiêm Steroid: Thường được chỉ định với những trường hợp bị đau dữ dội vượt quá mức chịu đựng. 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm Steroid: bà bầu chỉ được sử dụng một lượng nhỏ, nhằm đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Lưu ý: Mẹ bầu không nên tự ý mua và sử dụng thuốc chữa đau thần kinh tọa khi mang thai. Theo các bác sĩ, việc sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Chị em chỉ sử dụng thuốc khi đã đi khám và được bác sĩ kê đơn. Đồng thời, dùng thuốc đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ, để đảm bảo an toàn.

Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chị em đã nắm được nguyên nhân, triệu chứng đau thần kinh tọa khi mang thai. Cũng như cách khắc phục tình trạng đau mỏi do căn bệnh này gây ra. 

Mọi thông tin xin liên hệ: 

  • Phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu – phục hồi chức năng WinMedic
  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline tư vấn và đặt lịch: 0917086003

XEM THÊM:

Nguồn tham khảo

Winmedic giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *