Đau thắt lưng là biểu hiện phổ biến mà ai trong chúng ta cũng gặp ít nhất một lần trong đời, đặc biệt là người lớn tuổi. Hiện tượng này chỉ xảy ra 1-2 ngày thì không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu kéo dài ảnh hưởng tới vận động thì có thể là do bệnh lý nào đó gây ra. Vậy, đau thắt lưng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Đau thắt lưng là gì
Đau thắt lưng (hay còn gọi là đau lưng dưới) là những cơn đau xảy ra âm ỉ hoặc dữ dội quanh vùng thắt lưng, ngang hông. Các cơn đau này có thể kéo xuống mông hoặc chân ảnh hưởng tới việc đi lại.
Cơn đau thắt lưng có thể xảy ra vài ngày hoặc kéo dài nhiều ngày, thậm chí là vài tuần. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), đau thắt lưng có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra khuyết tật liên quan đến công việc. Bởi, có tới 80% người Mỹ bị đau thắt lưng trong cuộc đời của họ.
2. Triệu chứng đau thắt lưng
Theo John Peloza,MD, đau thắt lưng có thể xảy ra cùng lúc với nhiều triệu chứng khác nhau. Biểu hiện ban đầu là nhẹ và gây khó chịu, sau đó chuyển nặng, gây suy nhược cơ thể.
Phụ thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, đau thắt lưng thông thường có các biểu hiện sau:
- Cơn đau xảy ra ở thắt lưng phải, một bên thắt lưng trái hoặc đau lưng lan xuống mông.
- Cảm giác là đau nhói hoặc đau âm ỉ.
- Đau nhói, bỏng rát khi di chuyển từ thắt lưng xuống mặt sau của đùi, đôi khi xuống cẳng chân hoặc bàn chân.
- Cảm giác đau tăng lên khi vận động, hắt hơi, ho hoặc ngồi, đứng lâu.
- Đau cứng các cơ bắp khiến cho việc đi bộ hoặc di chuyển từ đứng sang ngồi gặp khó khăn.
- Người bệnh có cảm giác tê, có khi lan sang vùng mông hoặc lưng.
3. Nguyên nhân gây đau thắt lưng do đâu?
Đau thắt lưng do rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể:
3.1. Đau thắt lưng do chấn thương
Chơi thể thao, tai nạn xe hơi, ngã làm tổn thương gân, dây chằng hoặc đau lưng dưới.
Chấn thương cũng có thể là nguyên nhân khiến cột sống bị chèn quá mức, đĩa đệm bị vỡ và thoát ra ngoài ép lên lên dây thần kinh. Khi các dây thần kinh bị chèn ép, kích thích cũng gây đau thần kinh tọa, đau lưng.
3.2. Đau thắt lưng do thoát bị đĩa đệm
Đĩa đệm là phần ngăn cách đốt cột sống, nơi có dịch nhầy để hệ xương khớp được vận động linh hoạt. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm phình ra hoặc vỡ, chèn ép lên rễ thần kinh gây ra triệu chứng đau thắt lưng, ảnh hưởng tới khả năng vận động. Cơn đau có thể lan xuống hông, đùi và chân.
3.3. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Theo thời gian, cột sống thắt lưng chịu nhiều áp lực lớn từ việc vận động, lao động sinh hoạt hàng ngày. Khi cột sống thắt lưng bị thoái hóa sẽ gây ra triệu chứng đau thắt lưng, khó chịu.
3.4. Viêm khớp dạng thấp
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau thắt lưng. Viêm khớp dạng thấp là hậu quả của việc vận động quá mức, không đúng cách kết hợp với yếu tố tuổi tác gây suy giảm dịch khớp nhân nhầy. Từ đó, các khớp xương có hiện tượng viêm, sưng, đau.
3.5. Đau lưng dưới do thận yếu
Trường hợp mắc bệnh sỏi thận, hội chứng thận hư… cũng gặp phải biểu hiện đau thắt lưng dưới. Các bệnh này sẽ khiến chức năng thận suy giảm, mất cân bằng muối, nước và chất điện giải.
Ngoài ra, người mắc bệnh thận còn có biểu hiện khác như: đau vùng xương chậu, hông, mông, đi tiểu bất thường (tiểu khó, tiểu buốt, tiểu ra máu…).
3.6. Mắc phải các bệnh lý phụ khoa
Với những người mắc phải bệnh viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc cổ tử cung, u nang buồng trứng… ngoài những biểu hiện về kinh huyệt, dịch âm đạo, còn có triệu chứng đau thắt lưng. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện ở khu vực thắt lưng, sau đó lan xuống hông.
Ngoài ra, hiện tượng đau lưng dưới còn xảy ra ở những người thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai, người hút thuốc lá…
4 . Phương pháp điều trị đau thắt lưng
Với những trường hợp đau lưng dưới ở mức độ nhẹ người bệnh có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, dán cao, vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi tại nhà.
Tuy nhiên, với những trường hợp cơn đau kéo dài, vận động khó khăn thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
4.1. Nghỉ ngơi kết hợp với chườm nóng hoặc lạnh cải thiện đau nhức lưng dưới
Khi có biểu hiện đau thắt lưng, thay vì cố gắng vận động, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi. Việc nghỉ ngơi giúp cột sống đĩa đệm được ổn định, tránh rễ thần kinh bị chèn ép gây đau nhức.
Cùng với đó, người bệnh có thể kết hợp phương pháp chườm nóng hoặc lạnh, tùy vào từng trường hợp.
Chườm nóng: Dùng khăn bông mềm nhúng nước nóng, vắt bớt nước sau đó đắp lên cột sống lưng. Nếu thấy khăn nguội lại vắt nước nóng, thực hiện liên tục trong 30 phút sẽ thấy giảm đau.
Chườm lạnh: Sử dụng túi đá hoặc bọc đá vào vải khô, chườm lên vùng thắt lưng bị đau 30 phút.
4.2. Chữa đau thắt lưng bằng thuốc tây
Dựa trên biểu hiện bệnh, thể trạng từng người, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp:
– Thuốc giảm đau: Acetaminophen, Paracetamol…
– Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal…
– Thuốc chống viêm không Steroid: Diclofenac, Felde…
– Tiêm Corticosteroid giảm đau, chống viêm.
Mặc dù, thuốc tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng lại gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận, dạ dày. Vì vậy, người bệnh chỉ được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối người bệnh không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc mua thuốc về dùng.
4.3. Điều trị bằng bài thuốc nam
Với những trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian để cải thiện triệu chứng đau nhức. So với việc sử dụng thuốc tây thì các bài thuốc Đông y có ưu điểm an toàn, không tác dụng phụ. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc sau:
Bài thuốc đinh lăng: Dùng 30g thân hoặc cành cây đinh lăng, sắc với nước, uống 3 lần/ngày.
Bài thuốc lá ngải cứu: Sử dụng 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, giã nát, đun nóng với dấm. Sau đó, cho vào mảnh vải bọc lại, xoa dọc cột sống lưng với vùng thắt lưng, chườm nóng, massage 15-20 phút.
Bài thuốc dây đau xương: Dùng 30g dây đau xương, cắt khúc nhỏ, rửa sạch rồi sắc với nước. Sắc cho tới khi còn 1 bát con nước, chia thành 2 phần uống trong ngày liên tục trong 1 tuần.
4.4. Thực hiện các bài tập điều trị đau lưng dưới tại nhà
Ngoài các phương pháp kể trên, để giảm triệu chứng đau nhức, người bệnh có thể áp dụng các bài tập tại nhà nhằm tăng cường lưu thông máu, giảm triệu chứng đau nhức lưng.
Bài tập cây cầu:
- Nằm ngửa trên sàn, gập đầu gối, bàn chân chạm sàn.
- Tay duỗi thẳng, đặt dọc theo người.
- Từ từ dùng lực nâng mông lên khỏi mặt đất, tay vẫn giữ nguyên vị trí, cơ thể tạo thành một đường thẳng từ vai đến đầu gối.
- Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây, sau đó hạ mông xuống, hít thở đều.
- Lặp lại động tác này 15 lần 1 hiệp.
- Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp nghỉ 2 phút.
Bài tập yoga tư thế con bướm:
- Tư thế ngồi trên sàn, uốn cong hai mông sao cho 2 lòng bàn chân chạm nhau.
- Đưa gót chân hướng vào cơ thể, càng gần càng tốt, người nghiêng về phía trước.
- Hai tay duỗi thẳng, nắm lấy cổ chân.
- Chuyển động đầu gối lên xuống nhịp nhàng như cánh bướm, thực hiện liên tục trong 1 phút.
Bài tập Squat:
- Tư thế đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai.
- Hai tay chắp trước mặt giống như đang cầu nguyện.
- Gập đầu gối, sau đó hạ mông dần dần xuống đất.
- Từ từ nâng người, đứng thẳng kết hợp với hít thở đều.
- Thực hiện squat càng nhiều lần càng tốt.
5. Giảm áp cột sống Hill DT – Đột phá mới trong điều trị đau thắt lưng
Giảm áp cột sống Hill DT được xem là bước đột phá mới mang lại niềm vui cho những người bị đau lưng.
Phương pháp điều trị không xâm lấn này được thực hiện cho những người bị đau thắt lưng do các bệnh lý sau gây ra:
- Thoát vị đĩa đệm
- Thoái hóa cột sống
- Thoái hóa khớp
- Viêm cột sống dính khớp
- Đau thần kinh tọa
Cơ chế hoạt động của công nghệ giảm áp Hill DT như sau:
- Thực hiện kéo, thả trong quá trình giảm áp, một áp suất âm sẽ được tạo ra ở đĩa đệm. Bước này giúp cho máu được lưu thông, nước và các chất dinh dưỡng sẽ đi vào đĩa đệm tự nhiên.
- Hiệu ứng chân không giúp đĩa đệm cột sống trở lại vị trí bình thường, hạn chế chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức.
- Giải phóng áp suất ở cột sống và đĩa đệm, thúc đẩy quá trình làm lành, phục hồi thoái hóa cột sống.
Phương pháp điều trị này được áp dụng bởi công nghệ cảm biến tải trọng tinh vi, được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ. Người bệnh sẽ không cảm nhận được biểu hiện đau nhức hay xâm lấn gì trong quá trình điều trị. Vì vậy, có thể an tâm, thoải mái khi thực hiện giảm áp Hill DT điều trị đau thắt lưng.
Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã áp dụng thành công công nghệ này trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có đau thắt lưng. Tại Việt Nam, phòng khám winmedic (số 22 Bùi Thị Xuân, phường 2, Quận Tân Bình, TP.HCM) là địa chỉ đầu tiên áp dụng công nghệ này.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm về chuyên khoa xương khớp, được đào tạo bài bản, có chuyên môn. Chỉ sau 8 tuần, người bệnh sẽ không còn phải lo lắng hay có cảm giác bất tiện về triệu chứng đau thắt lưng.
6. Biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng
Để phòng ngừa đau thắt lưng hoặc hạn chế biến chứng nguy hiểm của tình trạng này bệnh nhân cần lưu ý những điều cơ bản sau:
- Hình thành thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày. Ưu tiên các bài tập, môn thể thao nhẹ nhàng, tăng cường độ dẻo dai xương khớp, vùng thắt lưng. Có thể là đi bộ, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu, yoga… Hạn chế các bài tập vận động mạnh, áp lực.
- Với những người có đặc thù công việc ngồi nhiều, đứng lâu, nên vận động sau 1-2 giờ làm việc.
- Hạn chế đi giày cao gót tác động mạnh đến vùng thắt lưng.
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thực phẩm giàu vitamin D, canxi, rau xanh, hoa quả, chất chống oxy hóa, thịt…
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần để sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về tình trạng đau thắt lưng, nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu bạn là người sinh sống và làm việc tại TP.HCM, muốn tìm địa chỉ thăm khám và điều trị đau lưng dưới, hãy tham khảo phòng khám WinMedic. Với ưu điểm về bác sĩ, cơ sở vật chất, kinh nghiệm, chắc chắn đây sẽ là địa chỉ tin cậy giúp bạn sớm đẩy lùi tình trạng đau thắt lưng.
XEM THÊM:
- Đau lưng lan xuống hông: Chẩn đoán và cách điều trị tại WinMedic
- Đau lưng không cúi được phải làm sao? Áp dụng ngay 6 cách giảm đau này
- Hội chứng thắt lưng hông – Dấu hiệu, nguyên nhân & cách điều trị
- [Thoái hóa cột sống thắt lưng] Triệu chứng ban đầu không nên bỏ qua