Vẹo đốt sống lưng hay đốt sống lưng bị cong là tình trạng có thể phát hiện ở mọi giai đoạn của cuộc sống, bao gồm cả trẻ sơ sinh và người lớn. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình thể và sức khỏe, có thể gây tổn thương phổi và tim nếu không điều trị kịp thời. Tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng cột sống thắt lưng bị cong vẹo trong bài viết này.
Mục lục
Vẹo đốt sống lưng là gì?
Vẹo cột sống là tình trạng đốt sống lưng bị cong sang một bên
Vẹo cột sống là tình trạng đốt sống lưng bị cong hẳn sang một bên. Hiện cong vẹo cột sống được chia thành 2 nhóm chính là cong vẹo cột sống vô căn do không xác định được nguyên nhân với đối tượng người bệnh chính là trẻ vị thành viên và cong vẹo cột sống do thoái hóa với đối tượng chính là người trưởng thành.
Khi nhận biết đốt sống lưng bị cong ở trẻ em sẽ cần điều trị, nắn chỉnh sớm. Nếu không điều trị dứt điểm thì theo thời gian cơ thể trưởng thành có thể sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:10 Thói quen dẫn đến cong vẹo cột sống cần loại bỏ ngay
Nhận diện tình trạng bệnh đốt sống lưng bị cong
Tình trạng vẹo đốt sống lưng có thể nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài hoặc qua chẩn đoán hình ảnh từ phim chụp.
Dấu hiệu dễ nhận biết
Nhận biết đốt sống lưng bị cong qua dấu hiệu bên ngoài
Thông thường độ cong cột sống sẽ dao động ở 3 mức độ nhẹ (10 – 20 độ), trung bình (20 – 50 độ) và nặng (>50 độ). Những người đốt sống lưng bị cong sẽ được phân thành hai nhóm dấu hiệu nhận biết phổ biến:
- Cột sống thắt lưng bị cong chữ C: cột sống bị uốn cong hình chữ C theo một hướng sang trái hoặc sang phải. Tình trạng vẹo đốt sống lưng chữ C có thể xảy ra ở các vị trí dọc lưng gồm thắt lưng, cột sống dưới ngực – trên thắt lưng, lồng ngực.
- Cột sống thắt lưng bị cong chữ S: cột sống bị uốn cong kép gồm đường cong ở lưng trên và lưng dưới. Hai đường cong ngược chiều với nhau nên khiến cột sống nhìn giống như hình chữ S. Tình trạng này hiếm gặp và khó phát hiện hơn so với cong cột sống chữ C.
Chẩn đoán
Chẩn đoán vẹo cột sống bằng phim chụp MRI
Việc chẩn đoán bằng các dấu hiệu bên ngoài có thể sẽ không hiệu quả ở giai đoạn đầu của tình trạng bệnh. Vì thế, thông thường khi có dấu hiệu vẹo cột sống gây đau lưng thì người bệnh sẽ được chẩn đoán qua thăm khám, kiểm tra phản ứng, kiểm tra hình ảnh.
- Chẩn đoán bằng thăm khám: bác sĩ sẽ đo độ cong cột sống của người bệnh bằng dụng cụ chuyên dụng để xác định mức độ đốt sống lưng bị cong. Nếu khi đo cho ra kết quả góc >10 độ thì có thể khẳng định người bệnh bị cong vẹo cột sống.
- Kiểm tra phản ứng: bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng thần kinh của người bệnh bằng cách yêu cầu thực hiện các động tác cơ bản cần sự chuyển động của cột sống. Cùng với đó, bác sĩ sẽ ấn, nắn cột sống để đánh giá phản xạ các cơ dọc sống lưng.
- Kiểm tra hình ảnh: để xác định chính xác mức độ và tình trạng cột sống thắt lưng bị cong, người bệnh sẽ cần có phim chụp X-quang, CT hoặc MRI. Bác sĩ sẽ dựa trên hình ảnh chụp để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Điều trị đốt sống lưng bị cong như thế nào?
Tình trạng đốt sống lưng bị cong sau khi chẩn đoán, thăm khám sẽ có nhiều hướng điều trị có thể áp dụng cho người bệnh. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng thực tế và mức độ cong vẹo, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh kết hợp phương pháp để đảm bảo hiệu quả phục hồi.
Đeo dụng cụ hỗ trợ cột sống
Hiện nay trên thị trường có cung cấp các dụng cụ hỗ trợ điều chỉnh cong vẹo cột sống như các loại đai hay nẹp cố định. Sử dụng dụng cụ sẽ giúp ổn định cột sống, hỗ trợ duy trì tư thế đúng và giảm thiểu được các cơn đau trong quá trình vận động. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là chỉ hỗ trợ cho người bệnh bị cong vẹo ở mức độ nhẹ và cần kiên trì đeo đai, nẹp cố định trong thời gian dài.
Điều trị đốt sống lưng bị cong bằng thiết bị VLTL – PHCN
Kéo giãn điều trị tình trạng đốt sống lưng bị cong
Điều trị đốt sống lưng bị cong bằng thiết bị VLTL – PHCN là một phương pháp không phẫu thuật, không dùng thuốc phổ biến hiện nay. Phương pháp sử dụng kết hợp các thiết bị vật lý trị liệu để tác động xuyên sâu, phá vỡ cấu trúc gai xương của cột sống và điều chỉnh đốt sống trở lại bình thường.
Tại Winmedic, liệu trình điều trị tình trạng cong vẹo cột sống sẽ sử dụng các dòng máy sóng ngắn, máy kéo giãn, máy điện xung, máy sóng xung kích kết hợp với thao tác nắn chỉnh, xoa bóp. Hiệu quả khi điều trị sẽ giúp giảm đau, thư giãn cơ và tăng lưu thông tuần hoàn máu, kích thích phục hồi tự nhiên, cải thiện sự linh hoạt của cột sống.
Bài tập phục hồi chức năng
Thực hiện bài tập phục hồi chức năng
Các bài tập chữa vẹo cột sống là phương pháp cần thiết kết hợp trong điều trị để mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh. Người bệnh bị cong vẹo sẽ cần thực hiện các động tác, bài tập để phục hồi chức năng cột sống, xương khớp. Đối với người bị cong vẹo cột sống ở vùng ngực thì tác động tác luyện tập sẽ tập trung tác động ở vai. Còn với người bệnh bị cong vẹo ở thắt lưng thì các động tác luyện tập sẽ tác động ở vùng lưng dưới. Việc luyện tập cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và kiên trì để đảm bảo hiệu quả.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn phổ biến để cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên phẫu thuật tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro gây biến chứng cho người bệnh nên chỉ được xem là giải pháp cuối cùng khi mức độ cong vẹo nặng và các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.
Điều trị cong vẹo cột sống hiệu quả tại Winmedic
Trên đây là những thông tin về tình trạng đốt sống lưng bị cong. Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu đau đớn ở cột sống, bạn nên thăm khám và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống về lâu dài.
Winmedic luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và tư vấn cho bệnh nhân, mọi nhu cầu cần hỗ trợ về thăm khám hay điều trị, người bệnh hãy liên hệ hotline 0917 086 003!