Trượt đĩa đệm là một tình trạng bắt gặp phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Tác động của tình trạng này có thể dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tìm hiểu chi tiết hơn về các mức độ, triệu chứng và cách điều trị trượt đĩa đệm cột sống trong bài viết dưới đây của Winmedic.
Mục lục
Vậy trượt đĩa đệm là gì?
Trượt đĩa đệm là gì?
Trượt đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi đĩa đệm bị phồng và rách, trượt ra khỏi vị trí cột sống bình thường. Đặc trưng của tình trạng này là lớp gel mềm ở bên trong sẽ bị tràn ra ngoài. Người bệnh bị trượt đĩa đệm cột sống sẽ gặp khó khăn trong khi hoạt động và di chuyển bởi các cơn đau nhức nhối khó chịu, lan rộng xuống dưới mông và chân.
Các mức độ của bệnh trượt đĩa đệm
Trượt đĩa đệm có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng.Các mức độ phổ biến của tình trạng trượt khu vực đĩa đệm như:
3 mức độ của tình trạng bệnh
- Mức độ nhẹ: vị trí đĩa đệm bị lệch ra một chút so với vị trí thông thường, không gây áp lực lên dây thần kinh. Triệu chứng cơn đau nhẹ, thỉnh thoảng xuất hiện và có thể chấm dứt khi nghỉ ngơi, xoa bóp phù hợp.
- Mức độ vừa phải: đĩa đệm bị lệch một phần khá lớn và gây áp lực lên dây thần kinh. Triệu chứng cơn đau xuất hiện liên tục, tức ngực và gặp khó khăn trong vận động, sinh hoạt.
- Mức độ nghiêm trọng: đĩa đệm hoàn toàn vị lệch vị trí và chèn ép khu vực dây thần kinh. Triệu chứng cơn đau dữ dội kéo dài, âm ỉ và làm hạn chế khả năng di chuyển rõ rệt.
Các triệu chứng trượt đĩa đệm cột sống
Các cơn đau nhức ở cột sống là triệu chứng đặc trưng của bệnh
Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng trượt khu vực đĩa đệm thường không rõ ràng và sẽ dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Một số triệu chứng đặc trưng của tình trạng như:
- Đau nhức và khó chịu ở khu vực cột sống, đĩa đệm. Cơn đau đau do trượt đĩa đệm có thể lan từ thắt lưng xuống chân, các ngón chân
- Xuất hiện cảm giác ngứa ngáy và tê bì do dây thần kinh bị chèn ép
- Rối loạn cảm giác, đặc biệt là khi cầm nắm đồ vật
- Khả năng vận động bị hạn chế, giảm linh hoạt khi di chuyển hàng ngày
- Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt
Ngoài ra, có những triệu chứng nghiêm trọng ở người bệnh trượt đĩa đệm cột sống như:
- Tiểu tiện bị rối loạn, khó tiểu hoặc tiểu không kiểm soát
- Yếu cơ, teo cơ do sinh hoạt và vận động bị hạn chế
- Mất cảm giác trong các vùng như bắp đùi trong, phía sau chân, xung quanh hậu môn.
Chẩn đoán
Chẩn đoán tình trạng bệnh qua phim chụp MRI
Để có liệu trình điều trị trượt đĩa đệm cột sống phù hợp, người bệnh sẽ cần thăm khám và chẩn đoán tình trạng bệnh thực tế. Việc chẩn đoán tình trạng thực tế của người bệnh sẽ được thực hiện qua những phương pháp:
- Chụp X-quang: quy ước chụp theo các tư thế đứng thẳng, nghiêng, cúi và ưỡn tối đa. Phim chụp sẽ giúp chẩn đoán chính xác về vị trí và mức độ đốt sống bị trượt.
- Chụp cắt lớp (CT Scan): phim chụp giúp đánh giá hiệu quả cấu trúc xương, định hình chính xác vị trí, mức độ và các tổn thương ở cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): phim chụp sẽ giúp xác định nguyên nhân gây trượt đốt sống, từ đó biết được tình trạng bệnh thực tế của người bệnh để có hướng điều trị hợp lý.
Điều trị trượt đĩa đệm
Điều trị sử dụng thuốc
Bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc cho người bệnh
- Thuốc Tây: tùy theo mức độ và triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc chống động kinh, thuốc giãn cơ hay thực hiện tiêm giảm đau ở cột sống.
- Thuốc dân gian: với tình trạng trượt nhẹ, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp an toàn và lành tính như dùng các bài thuốc dân gian như lá lốt, ngải cứu, xương rồng,…
Điều trị không dùng thuốc
Nắn chỉnh, massage giảm đau, giãn cơ
Bên cạnh điều trị sử dụng thuốc, với các tình trạng trượt nhẹ, người bệnh có thể thực hiện điều trị không dùng thuốc bằng một số phương pháp như:
- Nắn chỉnh, massage: giảm đau nhanh chóng, ngắn hạn, phù hợp cho người bệnh bị đau lưng dưới.
- Châm cứu: giảm đau nhanh chóng vùng lưng và cổ cho người bệnh
- Yoga: các động tác dẻo dai của yoga kết hợp với bài tập thở, tập thiền định đem lại hiệu quả tốt, giảm đau, cải thiện các vấn đề xương khớp.
- Sử dụng nhiệt: chườm nóng và chườm lạnh cũng là phương pháp giúp giảm đau do trượt đĩa đệm nhanh chóng, hiệu quả. Trực tiếp chườm nóng, chườm lạnh và duy trì thực hiện từ 2 – 3 lần sẽ giúp thư giãn cơ, giảm đau và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu
Liệu pháp kéo giãn cột sống
Kéo giãn, giảm áp cột sống hiệu quả ngay sau điều trị
Liệu pháp tối ưu giúp giảm thiểu cơn đau do trượt đĩa đệm hiệu quả, tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay là sử dụng máy kéo giãn cột sống. Kéo giãn cột sống là liệu pháp không xâm lấn, không dùng thuốc có hiệu quả giúp giảm đau và giảm căng thẳng, áp lực ở khu vực đĩa đệm, cột sống.
Máy kéo giãn cột sống khi sử dụng sẽ cố định vị trí cột sống lưng, cổ của người bệnh và tạo ra lực kéo nhẹ, áp suất âm tác động tới cột sống. Áp suất âm sẽ giúp kéo giãn các đốt sống một cách nhẹ nhàng, tạo ra không gian ở cột sống, giảm chèn ép và áp lực lên khu vực đĩa đệm, thần kinh.
Việc điều trị kéo giãn cho người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào tình trạng bệnh thực tế. Thời gian phương pháp kéo giãn cột sống có thể dao động từ 20 – 30 phút và hiệu quả giảm đau, giãn cơ có thể nhận thấy rõ ràng ngay sau khi kết thúc điều trị.
Trên bài viết là những thông tin chi tiết về tình trạng trượt đĩa đệm cột sống. Khi nhận thấy triệu chứng hay các cơn đau đặc trưng của tình trạng, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được hỗ trợ thăm khám, điều trị.
Nếu bạn cần hỗ trợ thăm khám, điều trị trượt đĩa đệm cột sống, liên hệ ngay tới hotline 0917 086 003 của Winmedic để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhất!