Phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp

Tham vấn y khoa: Hoàng Cường

Biên tập viên: Linh Chi

Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp đều là những tình trạng bệnh lý về xương khớp khiến bệnh nhân hạn chế khả năng vận động. Tuy đều là bệnh về xương khớp nhưng hai tình trạng bệnh lý này có rất nhiều điểm khác biệt. Trong khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng tới nhiều phần của xương khớp và cơ thể thì viêm xương khớp chủ yếu gây nên những cơn đau khớp. Để phân biệt hai tình trạng bệnh lý này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau từ Winmedic nhé!

Điểm chung của viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp

Cả viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp đều khiến phần khớp bị tổn thương. Vùng khớp bị hạn chế khả năng vận động dẫn đến những cơn đau khớp. Ở tuổi già, hệ thống miễn dịch trong cơ thể suy giảm, quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ. Do vậy đây là lứa tuổi dễ mắc cả hai bệnh này. Ngoài ra nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.

Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis)  xảy ra do rối loạn miễn dịch. Hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô và tế bào trong cơ thể.

Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp diễn ra theo 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn I: Giai đoạn bệnh khởi phát, người bệnh cảm thấy bị đau khớp, cứng khớp hoặc sưng đỏ do viêm màng trên khớp. Các tế bào miễn dịch thâm nhập vào vùng viêm dẫn đến tổn thương màng hoạt dịch của khớp.
  • Giai đoạn II: Vùng viêm lan truyền rộng hơn tới vùng sụn khớp và gây tổn thương sụn khớp. Khớp bị thu hẹp và người bệnh cảm thấy bị hạn chế vận động khớp.
  • Giai đoạn III: Giai đoạn trở nặng, sụn khớp bị mài mòn hoàn toàn sau quá trình tổn thương làm lộ xương dưới sụn. Sự viêm lan tới xương khiến xương bị mòn và ma sát với nhau. Người bệnh cảm thấy đau khớp dữ dội, sưng tấy, cứng khớp, suy nhược cơ thể và có thể mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn muộn, quá trình viêm giảm đi, hình thành thêm các mô xơ và xương chùng gây ra chứng dính khớp. Chức năng khớp bị ngừng khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động

Người bệnh viêm khớp dạng thấp cảm thấy đau khớp và xơ cứng khớp, đặc biệt vào buổi sáng. Tình trạng này thuyên giảm khi bệnh nhân cử động nhiều lần.

Triệu chứng của tình trạng viêm xương khớp

Viêm xương khớp (Osteoarthritis) là tình trạng bệnh phổ biến nhất của xương khớp. Tình trạng này bắt gặp nhiều ở người cao tuổi.

viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp
Tình trạng viêm xương khớp

Các triệu chứng của viêm xương khớp bao gồm:

  • Đau nhức khi vận động khớp, có thể đỡ hơn khi nghỉ ngơi. Với một số bệnh nhân, về đêm cơn đau có thể nặng hơn
  • Cứng khớp khi vừa thức dậy hoặc sau thời gian nghỉ ngơi. Hiện tượng đau cứng kéo dài khoảng 30 phút 
  • Sưng trong và quanh khớp, đặc biệt với người thường xuyên vận động khớp
  • Khớp bị hạn chế cử động, bị lỏng hoặc không ổn định

Ở cả bệnh viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, bệnh nhân đều cảm thấy đau nhức khớp và khó cử động, đặc biệt vào buổi sáng. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp sẽ kéo dài hơn. Lưu ý rằng bệnh nhân có thể mắc đồng thời hai căn bệnh này.

So sánh nguyên nhân viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy đến khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm lớp màng bao quanh khớp, thay vì bảo vệ. Tình trạng này làm dày bao hoạt dịch, dẫn đến phá hủy sụn và xương trong khớp. Bên cạnh đó, gân và dây chằng liên kết các khớp cũng yếu đi, bị giãn ra. Lâu dần tình trạng này khiến khớp suy giảm tính liên kết và biến dạng.

Nguyên nhân sâu xa của viêm khớp dạng thấp có thể do gen, yếu tố môi trường (vi khuẩn, virus) và cả hoóc-môn giới tính.

Nguyên nhân viêm xương khớp

Nguyên nhân gây bệnh viêm xương khớp là do các mô trong khớp, đặc biệt là mô sụn đầu khớp bị phá vỡ do quá trình lão hóa. Thông thường phần đầu sụn là lớp đệm cho khớp cử động linh hoạt, giúp giảm ma sát các đầu xương khi khớp hoạt động. Khi bệnh nhân bị viêm xương khớp, sụn khớp bị phá hủy một phần khiến các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau, gây nên những cơn đau khớp. 

viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp
Nguyên nhân viêm xương khớp

Một số yếu tố khác thúc đẩy quá trình lão hóa sụn khớp bao gồm:

  • Yếu tố tuổi tác, càng lớn tuổi lão hóa diễn ra càng nhanh
  • Thừa cân, béo phì
  • Tiền sử bị chấn thương khớp hoặc đã từng phẫu thuật khớp.
  • Lạm dụng cử động khớp
  • Do bẩm sinh, khớp không hình thành đúng cách.
  • Do yếu tố di truyền, tiền sử gia đình bị viêm xương khớp.

Có thể thấy một số nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp như yếu tố di truyền khá tương đồng nhau nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Nhìn chung, viêm khớp dạng thấp xảy đến do rối loạn miễn dịch còn viêm xương khớp là kết quả của quá trình lão hóa theo thời gian.

Cách phòng ngừa các bệnh về khớp hiệu quả 

Bỏ hút thuốc lá

Theo CDC Hoa Kỳ, hút thuốc khiến việc duy trì các hoạt động thể chất trở nên khó khăn, thúc đẩy quá trình hình thành triệu chứng các bệnh xương khớp trong đó có viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.

Giữ chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn khoa học
Chế độ ăn khoa học

Chế độ ăn tốt cho xương khớp bổ sung rất nhiều chất có lợi cho việc phát triển và giữ cho khớp chắc khỏe. Bạn cần ưu tiên bổ sung canxi, vitamin D,… từ sữa, đậu nành, rau củ, cá hồi, ngũ cốc,…Ngoài ra cần hạn chế dung nạp quá nhiều các chất béo, tinh bột, đường, muối gây béo phì và rối loạn chức năng miễn dịch.

Xem thêm: Các món ăn tốt cho người bị gãy xương

Chăm chỉ tập thể dục thể thao, vận động khớp

Việc luyện tập thể dục thể thao hằng ngày không những giúp cơ thể dẻo dai mà còn duy trì hệ xương chắc khỏe, linh hoạt khớp để đẩy lùi các bệnh về khớp. Luyện tập còn giúp giảm đau và cứng khớp, hạn chế sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Một số bài tập phổ biến bạn có thể áp dụng là đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,… Lưu ý rằng trước mỗi buổi tập, bạn cần khởi động kỹ càng tránh các chấn thương về xương khớp. Nên tập với cường độ vừa phải, kết hợp đa dạng các bài tập và thực hiện các động tác tập đúng chuẩn. 

Lắng nghe tình trạng cơ thể

Trong quá trình vận động, nếu cảm thấy khớp bị đau hoặc cứng bạn hãy ngừng hoạt động đó lại. Tình trạng này có thể do bạn tập quá sức hoặc sai tư thế. Nếu như đã khắc phục những điều trên mà tình trạng đau nhức xương khớp vẫn tái diễn thì rất có khả năng bạn đang mắc các vấn đề về xương khớp, bao gồm viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp.

viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp
Rèn luyện sức khỏe phòng tránh các bệnh xương khớp

Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám khi bạn cảm thấy xương khớp không khỏe mạnh. Theo các bác sĩ tại phòng khám Winmedic, việc phát hiện và điều trị sớm không những ngăn chặn tình trạng phát triển của bệnh kịp thời mà còn tiết kiệm chi phí, thời gian cho bệnh nhân, hạn chế để lại hậu quả sau này.

Viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là hai trong số những căn bệnh phổ biến về xương khớp hiện nay. Ngoài việc sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh, bạn nên duy trì thói quen sống lành mạnh, giữ xương chắc khỏe để phòng tránh bệnh từ xa.

Liên hệ ngay tới: Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Winmedic để được tư vấn, hỗ trợ thăm khám và đưa hướng điều trị phù hợp nhất!

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 0917 086 003          Tel: 0286 6866 115
  • Website: https://winmedic.vn/ 
  • Fanpage: https://www.facebook.com/Winmedic20/

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *