Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh về xương khớp đang dần phổ biến hiện nay. Bệnh nhân có thể điều trị thoái hóa khớp gối bằng việc áp dụng linh hoạt ba phương pháp: dùng thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Nội dung ba phương pháp này cụ thể ra sao? Cùng Winmedic tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh lý thường xuyên xảy ra ở người cao tuổi. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp, yếu tố thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp gối phát triển là quá trình lao động chân tay nặng nhọc từ thời trẻ, bệnh béo phì hay hoạt động sai tư thế.
Đôi khi thoái hóa khớp gối là hậu quả của các chấn thương về khớp như: đứt dây chằng khớp gối, nứt vỡ xương bánh chè hay nứt vỡ lồi cầu dưới xương đùi. Ngoài ra, thoái hóa khớp gối cũng có thể do viêm nhiễm hoặc rủi ro sau phẫu thuật.

Do vậy ngoài việc chữa trị thoái hóa khớp gối, người bệnh cũng cần điều trị dứt điểm các bệnh liên quan, ngăn ngừa tái phát và biến chứng thoái hóa nghiêm trọng hơn
Điều trị thoái hóa khớp gối áp dụng thuốc
Phương pháp chữa trị thoái hóa khớp gối với thuốc bản chất là chữa trị theo triệu chứng của bệnh như viêm, đau mà không giải quyết dứt điểm nguyên nhân thoái hóa. Thuốc được bác sĩ chỉ định nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt.
Một số loại thuốc giảm đau được chỉ định là:
- Thuốc không kê toa (các loại thuốc phổ thông, uống khi cần giảm đau): paracetamol (acetaminophen), aspirin, ibuprofen…
- Thuốc kê đơn: các loại thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2
- Các loại thuốc bôi ngoài dạng kem hoặc gel

Bệnh nhân lạm dụng thuốc có thể gây tình trạng kháng kháng sinh, bắt buộc phải tăng liều lượng. Ngoài ra tác dụng phụ của thuốc có thể gây hay tới thận, dạ dày, gây nên các bệnh về đường ruột.
Theo nhiều chuyên gia về xương khớp, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng thuốc tới mức tối đa khi bệnh chưa tiến triển nặng. Thay vào đó, hãy áp dụng linh hoạt các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp gối không xâm lấn để hạn chế bệnh tiến triển nặng, duy trì quá trình điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
Phẫu thuật thoái hóa khớp gối
Phẫu thuật là liệu pháp pháp điều trị thoái hóa khớp gối bắt buộc khi bệnh tiến triển nặng, chức năng vận động bị hạn chế. Liệu pháp phẫu thuật sẽ đi kèm với rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật.
Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:
Phương pháp nội soi làm sạch khớp gối
Áp dụng cho bệnh nhân đau khớp gối và hạn chế vận động đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả. Không áp dụng với bệnh nhân thoái hóa giai đoạn 4 và giai đoạn 2, 3 trên nền viêm đa khớp dạng thấp.
Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương bên dưới sụn khớp gối
Áp dụng cho bệnh nhân trẻ, thoái hóa khớp gối sau chấn thương, có diện tích khuyết sụn từ vừa trở xuống. Phương pháp này khi áp dụng với ghép tế bào sụn gốc tự thân đạt hiệu quả cao khi điều trị thoái hóa khớp gối giai đoạn 2 hoặc 3.
Phương pháp ghép tế bào sụn gốc tự thân

Chỉ định cho bệnh nhân trẻ tuổi, sụn mới tổn thương, diện tích sụn khuyết nhỏ và vừa. Phương pháp này yêu cầu bệnh nhân trải qua 2 lần phẫu thuật, mở khớp gối và có chi phí khá cao. Phương pháp trị thoái hóa khớp gối này cũng có rủi ro bong mảnh ghép hoặc tăng sinh quá mức tổ chức sụn ghép gây phản tác dụng, phẫu thuật thất bại.
Phẫu thuật ghép xương sụn khớp gối tự thân hoặc đồng loại
Xương sụn tự thân có thể liền với xương tại nơi ghép, bám chặt và duy trì chức năng như sụn bình thường. Phương pháp được sử dụng với các tổn thương sụn nhỏ, tổn thương đơn độc. Tuy nhiên một số rủi ro của phương pháp này như: cần 2 cuộc phẫu thuật lấy và ghép sụn; tổn thương vị trí lấy sụn; mảnh sụn chưa liền có thể rơi vào khớp làm kẹt khớp; vấn đề thải ghép.
Phẫu thuật thay khớp gối
Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thay khớp gối trong điều trị thoái hóa khớp gối khi bệnh ở giai đoạn muộn (giai đoạn 3 và 4). Đi kèm với đó là chi phí phẫu thuật rất cao, tuổi thọ khớp mới chỉ khoảng 10 – 15 năm. Do đó, các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng cách phẫu thuật này trừ trường hợp bất khả kháng.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối với không dùng thuốc
Điều trị thoái hóa khớp gối với các phương pháp không xâm lấn giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh, đảm bảo an toàn cho cơ thể trong quá trình chữa trị. Do vậy người bệnh cần thực hiện đều đặn các phương pháp này hằng ngày.
Chế độ ăn tốt cho khớp gối

Các thực phẩm tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa như omega-3, vitamin C, beta-carotene… được tìm thấy trong cá biển, rau củ, xương hầm, bơ, dưa hấu, nho,… Lợi ích mà các dưỡng chất kia mang lại bao gồm:
- Duy trì cân nặng ổn định
- Tăng cường sức khỏe sụn khớp gối
- Giảm tình trạng viêm khớp
Xem thêm: Chế độ ăn cho người thoái hóa khớp gối: 6 món nên ăn và 3 thứ nên tránh
Duy trì cân nặng phù hợp
Duy trì cân nặng lý tưởng giúp giảm áp lực lên khớp gối, từ đó làm chậm tiến trình thoái hóa khớp gối. Không những vậy, giảm cân cũng giúp ngăn ngừa các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường,.. gây các biến chứng ảnh hưởng xấu tới khớp gối.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm các bài tập vận động khớp gối cường độ thấp như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga, các bài tập với dụng cụ hỗ trợ. Mục đích của các bài tập nhằm cải thiện tính linh hoạt cho khớp gối, hạn chế các cơn đau đặc biệt với người cao tuổi.
Xem thêm: Các bài tập Yoga hữu ích cho người thoái hóa khớp gối
Trị liệu giảm đau thoái hóa khớp gối

Chườm lạnh hoặc chườm nóng làm dịu cơn đau khớp gối hiệu quả. Bệnh nhân lưu ý dùng chườm lạnh trước khi phát hiện khớp gối bị đau. Sau khi cơn đau thuyên giảm thì chuyển sang chườm nóng để hạn chế tình trạng cứng khớp.
Tập VLTL – PHCN cho khớp gối
Các bài tập vật lý trị liệu được chỉ định cho người bệnh trong quá trình điều trị thoái hóa khớp gối và sau phẫu thuật khớp gối. Đây là liệu pháp chữa trị hỗ trợ nhằm cải thiện chức năng vận động và nâng đỡ của khớp gối. Từ đó bệnh nhân có thể tự chủ trong việc di chuyển, sinh hoạt thường ngày.
Xem thêm: Top phòng khám vật lý trị liệu tốt nhất tại Tp HCM
Người bệnh thực hiện các bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng cần tuân theo chỉ dẫn từ bác sĩ về phương pháp tập, thời gian tập, tư thế tập chính xác để đem lại hiệu quả cao nhất, tránh phát sinh biến chứng.

Một số phương pháp hỗ trợ quá trình chữa trị thoái hóa khớp gối khác
Massage, xoa bóp khớp gối giúp giảm bớt phần nào cơn đau khớp gối nhưng chỉ có tác dụng nhất thời. Phương pháp này được khuyến khích sử dụng thường xuyên bởi dễ áp dụng.
Cải thiện giấc ngủ, giúp bệnh nhân tạm thời quên đi cơn đau khớp gối. Người bệnh cần xây dựng thói quen ngủ đúng giờ; không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ; áp dụng các tư thế ngủ giảm đau khớp gối; giữ cho không gian ngủ thoải mái, thoáng đãng.
Một số lưu ý trong chữa trị thoái hóa khớp gối
- Việc áp dụng các biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối nên căn cứ vào tình trạng bệnh lý thực tế, tuân theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi áp dụng phương pháp VLTL – PHCN không xâm lấn, người bệnh cần kết hợp thêm các chế độ ăn uống, luyện tập để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Trong trường hợp vừa trải qua ca phẫu thuật khớp gối, bệnh nhân cần giữ vết mổ luôn sạch và khô tới khi lành hẳn. Có thể sử dụng băng gạc nhằm giảm sự cọ xát từ quần áo lên vết mổ.
- Quan trọng nhất, bệnh nhân cần ý thức được tình trạng bệnh của mình. Từ đó xây dựng lối sống lành mạnh, thúc đẩy quá trình phục hồi khớp gối, ngăn bệnh tiến triển xấu.
Điều trị thoái hóa khớp gối là một quá trình kéo dài, yêu cầu sự kiên nhẫn và chăm chỉ của người bệnh. Bên cạnh việc hợp tác chữa trị cùng bác sĩ, các bệnh nhân hãy tự giác bảo vệ chức năng khớp gối qua việc sinh hoạt, ăn uống và luyện tập một cách khoa học. Để được thăm khám, tư vấn và có hướng điều trị tốt nhất về các tình trạng bệnh lý cơ xương khớp, bạn hãy liên hệ ngay tới Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng Winmedic
- Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Hotline: 0917 086 003 Tel: 0286 6866 115
- Website: https://winmedic.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/Winmedic20/