Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Thoát vị đĩa đệm cổ là tình trạng có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng gây ra những cơn đau nhức, tê bì ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt, vận động của người bệnh. Trong bài viết này, Winmedic sẽ chia sẻ chi tiết hơn về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, chẩn đoán và cách phòng ngừa, điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trên cơ thể con người có 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng tạo thành cột sống. Trong đó, cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống, ký hiệu từ C1-C7 nối liền với nhau bằng đĩa đệm, có chức năng nâng đỡ cột sống cổ giúp chúng ta vận động dễ dàng, hạn chế chấn thương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm ở cột sống cổ thoát khỏi bao xơ. Điều này hình thành sự chèn ép lên rễ thần kinh và lỗ tủy sống, tạo ra các cơn đau nhức dữ dội. Hầu hết các trường hợp sẽ bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C4, C5 và C6. Tuy nhiên, trên thực tế hầu hết đốt sống cổ nào cũng có thể bị tổn thương. 

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là kết quả của sự hao mòn dần do chấn thương, lão hóa, gây ra bởi một hoặc một số các nguyên nhân sau:

Thoát vị do tuổi tác

Theo thời gian trôi qua, cơ thể con người bị lão hóa cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến xương khớp, cột sống. Tuổi tác tăng cao khiến lượng nước trong đĩa đệm bị giảm, khả năng hoạt động và đàn hồi của đĩa đệm cũng bị giảm sút, ít linh hoạt. Khớp xương bị khô nên khi vận động, xoay cổ sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương, thoát vị đĩa đệm.

thoat vi dia dem cot song co 2

Nguyên nhân thoát vị do tuổi tác

Di truyền trong gia đình

Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Đặc biệt, nếu trong gia đình người bệnh trước đó có người bị thoát vị đĩa đệm cổ thì cũng có khả năng bạn bị di truyền, nguy cơ mắc bệnh cao.

Tư thế sai gây thoát vị đốt sống cổ

thoat vi dia dem cot song co 3

Nguyên nhân thoát vị do vận động sai tư thế

Vận động sai tư thế có thể tạo thêm áp lực cho cột sống cổ và làm gia tăng nguy cơ gặp các vấn đề liên quan đến đĩa đệm. Ngoài ra, những người thường xuyên làm việc vất vả, mang vác đồ đạc nặng trên vai cũng tạo áp lực lớn lên vị trí cột sống cổ. Lâu dài việc làm việc quá sức sẽ là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ.

Thoát vị do lối sống sinh hoạt kém lành mạnh

Những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, thiếu tập thể dục đều có thể góp phần làm suy yếu sức khỏe của đĩa đệm. Sinh hoạt kém lành mạnh sẽ khiến khả năng lưu thông tuần hoàn máu và phục hồi tự nhiên suy giảm. Cơ thể lúc này không được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và dẫn tới tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống.

3. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào vị trí đĩa đệm và tình trạng đĩa đệm có đè lên dây thần kinh hay không? Một số dấu hiệu đặc trưng có thể kể đến như:

3.1 Cảm thấy đau nhức 

Đây là dấu hiệu điển hình và dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh này, xảy ra khi cột sống bị tổn thương, dây thần kinh bị chèn ép do dịch thoát khỏi bao hoạt dịch. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột ở vùng cổ và lan ra các vị trí khác của cơ thể như: bả vai, cánh tay, đầu,… Một số trường hợp có thể xuất hiện hội chứng cổ vai cánh tay.

thoat vi dia dem cot song co 4

Các cơn đau là triệu chứng lâm sàng của tình trạng thoát vị cột sống cổ

 3.2 Cảm thấy tê bì một vài vị trí

Vị trí tê bì sẽ phụ thuộc vào dây thần kinh bị chèn ép. Thông thường, người bệnh thường cảm thấy tê bì, dị cảm ở vùng cánh tay, bàn tay rồi đến ngón tay. Tình trạng tê bì có thể lan dọc đường đi của dây thần kinh và gây tê bì lên nhiều vị trí khác. Trong trường hợp tủy sống bị chèn ép, người bệnh sẽ có cảm giác tê bì tại tứ chi. 

3.3 Hạn chế phạm vi cử động

Vùng cơ quanh cổ căng cứng, khó khăn trong củ động. Các hành động đơn giản như cúi, ngửa cổ, đưa tay ra sau lưng cũng trở nên khó khăn. Nếu cố gắng để thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, căng cứng và khó chịu vùng cổ.

>> Xem thêm : Đau mỏi vai gáy- Nguyên nhân, giải pháp chữa trị hiệu quả

4. Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

thoat vi dia dem cot song co 5

Nhiều biến chứng nguy hiểm khi không điều trị kịp thời

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống cổ nếu không điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng phát sinh, nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Thiếu máu não: thoát vị đĩa đệm cổ khiến lưu thông tuần hoàn máu kém, dẫn đến thiếu máu não, giảm khả năng suy nghĩ, cơ thể mệt mỏi.
  • Hẹp ống sống: thoát vị đĩa đệm có thể đi kèm với chứng hẹp ống sống khu vực cổ. Dấu hiệu nhận biết tình trạng như đau mỏi ở vai gáy, chân tay tê yếu,…
  • Chèn ép tủy: khi thoát vị ở mức độ nghiêm trọng, tủy sống sẽ bị chèn ép gây khó khăn trong sinh hoạt, vận động hàng ngày.
  • Liệt vĩnh viễn: khi chèn ép tủy liên tục và kéo dài mà không điều trị kịp thời sẽ làm suy yếu các cơ, khiến người bệnh bị liệt vĩnh viễn.

5. Chẩn đoán

thoat vi dia dem cot song co 6

Chẩn đoán tình trạng thoát vị qua phim chụp MRI

Việc chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cổ có thể thực hiện theo cách nhận biết dấu hiệu lâm sàng trong từng giai đoạn hoặc nhận biết qua các kết quả cận lâm sàng.

  • Chẩn đoán lâm sàng ở giai đoạn đau cấp qua các cơn đau lưng sau chấn thương hay vận động quá sức Cơn đau có thể tái phát lại khi người bệnh tiếp tục vận động mạnh. 
  • Chẩn đoán lâm sàng ở giai đoạn chèn ép rễ thần kinh qua các biểu hiện cơn đau lan xuống chân, đau đớn khi di chuyển, hắt hơi hay đau đớn cả trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chẩn đoán cận lâm sàng bằng cách chụp X-quang, cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp để xác định vị trí, mức độ tổn thương của cột sống cổ.

6. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Có nhiều phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm. Trước khi xem xét phẫu thuật, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, tập vật lý trị liệu hoặc một số phương pháp điều trị bảo tồn khác.

6.1 Điều trị bằng thuốc

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng thuốc tiêm

Thuốc tây có tác dụng cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng chỉ mang tính tạm thời, không điều trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh:

Thuốc uống: Ibuprofen và naproxen có tác dụng giảm đau, giảm căng cứng cơ. Tuy nhiên nếu lạm dụng có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Thậm chí gây hại cho gan mật, dạ dày,…

Thuốc tiêm: Bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid ngoài màng cứng cột sống. Tuy nhiên phương pháp cũng chỉ mang tính tình thế, giúp giảm đau, chống viêm nhanh mà không đưa đĩa đệm về vị trí bình thường.

6.2 Vật lý trị liệu cải thiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

thoat vi dia dem cot song co 7

Vật lý trị liệu máy móc kết hợp bài tập phục hồi hiệu quả cho bệnh nhân thoát vị

Vật lý trị liệu nổi lên là một trong những cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hiệu quả, an toàn cho người bệnh. Vật lý trị liệu là phương pháp kết hợp điều trị bằng các máy móc, thiết bị hiện đại, tác động xuyên sâu và loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh. 

Liệu trình vật lý trị liệu bằng sẽ kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng, tác động nắn chỉnh để giúp giảm đau, giãn cơ, cải thiện tình trạng bệnh lý cho người bệnh. Ưu điểm của vật lý trị liệu là điều trị bảo tồn, không xâm lấn, dùng thuốc nên đảm bảo an toàn, hiệu quả cao cho người bệnh.

Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể áp dụng:

  • Nắn chỉnh cột sống: Giảm đau, hỗ trợ đưa nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí.
  • Điều trị bằng các thiết bị giảm áp: Thư giãn cơ xung quanh cổ vai gáy, giảm tình trạng căng cứng, đau nhức.
  • Sử dụng laser công suất cao, sóng xung kích, điện xung,…: Dẫn truyền dinh dưỡng cho nhân nhầy đĩa đệm, giảm đau nhức hiệu quả.

6.3 Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được đưa ra trong một số trường hợp bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh nhân có lỗi đĩa đệm cột sống cổ nhiều tầng, thoát vị mãn tính, không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn, xuất hiện gai xương ở những tầng lân cận,…

Theo thống kê, chỉ có khoảng 5% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thực hiện phẫu thuật. Sau phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc chu đáo theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng hậu phẫu như: nhiễm trùng, xuất huyết,…

=>> Tham khảo: Địa chỉ khám chữa thoát vị đĩa đệm ở tp hcm uy tín.

7. Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

thoat vi dia dem cot song co 8

Định kỳ thăm khám phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ

Chủ động phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ sẽ giúp hạn chế biến chứng nghiêm trọng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc của người bệnh. Một số lưu ý về phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ như:

  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày để tăng cường dẻo dai cho xương khớp, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Khi làm việc hay vận động, mang vác đồ vật nên duy trì tư thế đúng như giữ thẳng lưng, di chuyển đi lại nhẹ nhàng, tránh ngồi lì quá lâu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung canxi, vitamin và tuyệt đối không hút thuốc, dùng chất kích thích, rượu bia.
  • Khám thoát vị đĩa đệm cột sống cổ định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời điều trị, chăm sóc cơ thể

8. Giảm áp Hill DT – Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ công nghệ Mỹ

Winmedic tiên phong điều trị thoát vị đĩa đệm số 1 tại TPHCM

Dù sử dụng thuốc hay điều trị phẫu thuật cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, các công nghệ hiện đại ra đời với mong muốn hướng đến điều trị 3 không: “Không đau, không xâm lấn, không dùng thuốc” đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cho người bệnh.

Trong số các phương pháp đó, Hill DT là công nghệ được ứng dụng điều trị thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nói riêng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là công nghệ giảm áp hàng đầu tại Mỹ hoạt động trên nguyên tắc kéo giãn – tách, trượt khớp bề mặt, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm tại các đốt sống cổ di chuyển về vị trí ban đầu. 

Tùy vào tình trạng, mức độ tổn thương người bệnh gặp phải, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ lập trình chế độ điều trị phù hợp giúp tăng cường chuyển hóa nước và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm. Sau quá trình giảm áp, tình trạng đau nhức, co cứng cổ,… sẽ được cải thiện rõ rệt.

9. Kết luận chung

Các đốt sống tại cổ rất dễ bị tổn thương và gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng, thậm chí là liệt vĩnh viễn. 

Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp kết hợp lối sống sinh hoạt lành mạnh là cách tốt nhất để khắc phục và ngăn ngừa bệnh tái phát. Trong đó, công nghệ giảm áp cột sống Hill DT là phương pháp được áp dụng hiệu quả cho bệnh nhân.

Mọi thông tin cần tư vấn thêm về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng như phương pháp điều trị giảm áp cột sống Hill DT, người bệnh có thể liên hệ hotline 0917086003. Hoặc đến trực tiếp phòng khám WinMedic tại Số Số 26 Phạm Cự Lượng, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

XEM THÊM:

Nguồn tham khảo

Winmedic giúp độc giả tìm kiếm nguồn thông tin chính xác nhất dựa trên các công trình nghiên cứu Y học đã được công bố, thẩm định trong và ngoài nước. Các tài liệu chúng tôi đưa ra đều được nghiên cứu và kiểm duyệt kỹ lưỡng đảm bảo thông tin cập nhật mới và khách quan nhất. Quý độc giả có thể tham khảo thêm chính sách biên tập của chúng tôi để xác nhận nội dung mà mình đọc được là chính xác và hữu ích.

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *