Hướng dẫn tư thế nằm, ngồi tốt nhất cho người thoát vị đĩa đệm 2021

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Tư thế nằm, ngồi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải thiện các bệnh lý xương khớp nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng. Việc nằm, ngồi sai cách có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, giảm hiệu quả điều trị. Tham khảo ngay những tư thế nằm, ngồi tốt nhất cho người thoát vị đĩa đệm dưới đây không chỉ giúp bạn cải thiện bệnh tốt hơn mà còn tránh mắc phải những sai lầm trong điều trị.

1. Tầm quan trọng của nằm, ngồi đúng tư thế với người thoát vị đĩa đệm

Tư thế nằm, ngồi tốt cho người thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có tiến triển mãn tính với các triệu chứng tái phát thành từng đợt, có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh khiến người bệnh mất khả năng vận động vĩnh viễn. Đặc biệt, bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu người bệnh không chú ý đến các tư thế vận động, nhất là nằm và ngồi.

Khi ngồi hoặc nằm sai tư thế sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cột sống. Thậm chí, trong một số trường hợp còn gây biến dạng cột sống khiến người bệnh có nguy cơ liệt chi dưới. Ngược lại, nếu người bệnh nằm ngủ hoặc ngồi làm việc đúng tư thế có thể hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

Về cơ bản, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh không nên nằm hay ngồi quá nhiều, chỉ nằm khi ngủ với các tư thế phù hợp. Với những người bệnh có đặc thù công việc phải ngồi nhiều, cần kết hợp thư giãn bằng việc đi lại hoặc tập một số động tác nhẹ nhàng.

2. Hướng dẫn tư thế ngồi tốt nhất cho người thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, tỉ lệ nhân viên văn phòng bị thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng. Nguyên nhân phần lớn do tư thế làm việc sai trong thời gian dài. Theo các chuyên gia cơ xương khớp, trong quá trình ngồi làm việc, người bệnh cần chú ý:

2.1 Điều chỉnh lại tư thế ngồi đúng

Tư thế ngồi tốt nhất cho người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phối hợp nhiều yếu tố:

  • Giữ lưng thẳng, tựa vào ghế: Điều này giúp hỗ trợ cột sống, các khớp xương chịu được sức nặng của cơ thể khi ngồi.
  • Giữ khuỷu tay ngang bằng với bàn: Nhất là khi làm việc với máy tính.
  • Giữ đầu gối ngang hông: Hạn chế tình trạng căng ở hông, lưng dưới, đặc biệt trong trường hợp phải ngồi làm việc trong thời gian dài.

Tư thế ngồi tốt cho người thoát vị đĩa đệm

2.2 Hỗ trợ phần lưng

Nên chọn một chiếc ghế làm việc phù hợp, thiết kế hỗ trợ cột sống, giúp hạn chế áp lực lên đĩa đệm. Trong trường hợp nơi làm việc không có sẵn ghế như vậy, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một chiếc đệm hoặc gối tựa lưng để hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ cột sống. 

2.3 Cách để chân phù hợp khi ngồi

Ngoài việc giữ lưng thẳng, khuỷu tay ngang với mặt bàn, người bệnh cần chú ý để chân chạm đất, tránh bắt chéo hoặc khoanh chân lên ghế gây áp lực lên đĩa đệm.

Nhìn chung, khi ngồi người bệnh nên cố gắng để hông, đầu gối ngang hàng. Bên cạnh đó, có thể kê chân cao hơn một chút để cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng dụng cụ kê chân để cải thiện tư thế.

Bên cạnh tư thế ngồi đúng, người bệnh nên kết hợp đứng dậy vận động sau khoảng 40-60 phút để thư giãn cơ thể và giảm áp lực mà cột sống phải chịu đựng.

3. Tư thế nằm tốt nhất cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh việc ngồi đúng, người bệnh cũng cần chú ý tư thế nằm. Điều này không chỉ giúp bạn có một giấc ngủ ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe tổng thể.

3.1 Tư thế nằm nghiêng – co gối

Tư thế này cực kỳ tốt cho người bệnh thoát vị cột sống thắt lưng. Người bệnh chỉ cần nằm nghiêng sang một bên và co đầu gối lại. Tác dụng của tư thế:

  • Giúp cột sống được kéo giãn.
  • Khoảng cách giữa các khớp xương được mở rộng, từ đó phân tán bớt lực chèn ép lên đĩa đệm.
  • Giúp cơ chân linh hoạt hơn.

Tư thế nằm nghiêng co gối

3.2 Nằm nghiêng – Kê gối giữa hai chân

Ở tư thế này, người bệnh vẫn nằm ở tư thế nghiêng, nhưng chân chỉ co nhẹ chứ không gập hẳn như tư thế trên. Ở tư thế này, người bệnh cần kết hợp thêm một chiếc gối nhỏ kẹp giữa hai đầu gối.

Bên cạnh đó, bạn có thể đặt thêm một chiếc gối ở giữa khu vực cột sống lưng với giường giúp nâng đỡ phần xương chậu. Điều này có tác dụng giảm áp lực lên các đốt sống lưng, cải thiện bệnh hiệu quả.

3.3 Nằm ngửa – kê gối dưới khoeo chân

Nằm ngửa là tư thế được các chuyên gia thoát vị đĩa đệm đánh giá cao trong việc giảm đau và cải thiện giấc ngủ.

Ở tư thế này, toàn bộ lưng người bệnh được tiếp xúc với mặt giường. Chân duỗi thẳng, kê một chiếc gối nhỏ đặt phía sau đầu gối. Tư thế này giúp cân bằng lực và điều chỉnh đường cong sinh lý cột sống vốn có của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể đặt thêm một chiếc gối mỏng dưới vùng thắt lưng để nâng đỡ và hỗ trợ cột sống. Từ đó, giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống lưng hiệu quả.

3.4 Tư thế nằm sấp – kê gối dưới bụng

Tư thế này phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nằm sấp giúp xoa dịu vùng cổ và lưng trên. Từ đó, giúp hai khu vực này được thư giãn. Việc kê thêm một chiếc gối sẽ ngăn vùng thắt lưng không bị uốn cong quá mức.

Mặc dù vậy, nằm sấp là tư thế không được các bác sĩ đánh giá cao bởi có thể tác động tiêu cực đến tim và phổi.

Nằm sấp kê gối dưới bụng

4. Những tư thế người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh

Tránh các tư thế nằm sai cũng góp phần không nhỏ giúp kiểm soát bệnh. Một số tư thế có thể khiến lưng và cột sống phải chịu áp lực mạnh bao gồm:

  • Ngồi cúi người, khom lưng khiến các dây chằng bị căng giãn, ảnh hưởng trực tiếp tới đĩa đệm cột sống.
  • Ngồi xổm, ngồi khoanh chân, bắt chéo chân khiến cột sống chịu sức ép cao.
  • Vặn mình khi ngồi làm tăng nguy cơ giãn dây chằng lưng, gây đau đớn.
  • Tư thế đi bộ sai: bước chân quá dài, tạo áp lực lên đĩa đệm khiến các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Nâng vật nặng sai cách làm cong vẹo cột sống, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.

5. Lựa chọn gối phù hợp cho người thoát vị đĩa đệm

Gối là một phần quan trọng giúp người bệnh có tư thế nằm đúng đồng thời mang lại giấc ngủ ngon. Do đó việc lựa chọn gối phù hợp rất quan trọng với người bệnh.

Chất liệu gối: Cần có tính đàn hồi tốt, nên chọn gối được sản xuất từ cao su nhân tạo, có độ êm ái và đàn hồi cao.

Gợi ý loại gối nên dùng:

  • Gối cao su: Có tính đàn hồi cao, phù hợp với những người bệnh ở độ tuổi thanh niên và trung niên, giúp giảm thiểu áp lực cột sống khi phải thường xuyên làm việc, lao động nặng nhọc.
  • Gối lò xo và đệm bông ép: Có độ chắc chắn cao, độ cứng vừa phải, phù hợp với người cao tuổi do tính nâng đỡ.

6. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp cho người bệnh

Điều trị thoát vị đĩa đệm tại Winmedic

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc hay phẫu thuật có thể giúp người bệnh giảm đau, chữa lành các tổn thương nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng; tổn thương các cơ quan gan, thận; có nguy cơ tái phát bệnh cao.

Để khắc phục nhược điểm này, Phòng khám WinMedic đã ứng dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không phẫu thuật bằng công nghệ giảm áp Hill DT – Đây là công nghệ giảm áp hàng đầu tại Mỹ, được áp dụng trong điều trị tại nhiều nước trên thế giới.

Cơ chế hoạt động động của phương pháp này là tác động tách và trượt các khớp bề mặt, mở rộng và kéo giãn đốt sống theo trục dọc. Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho các đĩa đệm bị trượt ra ngoài quay về vị trí vốn có. Giúp tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng, nước vào trong đĩa đệm.

Hill DT sử dụng công nghệ cảm biến tải trọng tinh vi có khả năng đo lường mức độ đáp ứng điều trị và lực kháng của người bệnh trong mỗi liệu trình. Với cường độ 10.000 xung/mm và hệ thống kéo nghiêng với 8 giao thức điều trị giúp lực kéo tác động đến đúng vị trí đĩa đệm. Trong đó:

  • Giảm áp vùng cổ sử dụng lực kéo từ 5-35 lbs với góc nghiêng từ 0-15 độ.
  • Giảm áp vùng thắt lưng sử dụng lực kéo từ 5-100 lbs, góc nghiêng từ 0-25 độ.
  • Thời gian kéo giãn giảm áp diễn ra khoảng 27 phút/ lần điều trị.

Trước khi thực hiện, các bác sĩ WinMedic sẽ giải thích chi tiết về tác dụng, chỉ định cũng như chống chỉ định, cách thư giãn khi điều trị, giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về phương pháp mình được điều trị.

Liên hệ 0917086003 để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch thăm khám, điều trị với bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/healthy-sleep/best-sleeping-position-for-lower-back-pain

https://nyboneandjoint.com/blog/the-best-ways-to-sit-and-sleep-if-you-have-a-herniated-disc/

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *