Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Nguyên nhân và điều trị

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng phổ biến khiến nhiều người không khỏi thắc mắc nguyên nhân gây bệnh do đâu? Tình trạng này có thể bắt nguồn từ lối sống thiếu khoa học. Nhưng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý xương khớp mà người trẻ cần lưu tâm.

1. Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng gia tăng

Đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp là một trong những triệu chứng phát sinh do các vấn đề ở cơ xương khớp. Tình trạng này có thể đi kèm cứng khớp, tê bì, sưng, viêm,… Dẫn đến khó khăn trong vận động, sinh hoạt thường ngày.

Trước đây, đau nhức xương khớp chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Nguyên nhân do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thế. Thế nhưng với lối sống hiện đại, tình trạng này ngày càng phổ biến ở người trẻ. Đặc biệt là các đối tượng như:

  • Nhân viên văn phòng.
  • Lái xe đường dài.
  • Công nhân lao động.
  • Những người làm công việc có tính chất bê vác nặng nhọc,…

2. Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ

Sai lệch trong tư thế, làm việc quá sức, thừa cân béo phì,… là những nguyên nhân khiến người trẻ có nguy cơ đối mặt với tình trạng này.

2.1 Đau nhức xương khớp do tư thế sai lệch

Sai lệch trong việc đứng, ngồi, nằm,… đều tạo áp lực lên hệ xương khớp. Đặc biệt là cột sống, khớp háng và khớp gối.

Nếu duy trì các tư thế sai lệch trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực đè nén. Điều này không chỉ khiến xương khớp bị tổn thương mà còn gây hại cho gân, cơ và các mô mềm xung quanh, dẫn đến đau nhức, tê bì.

2.2 Do thừa cân – béo phì

Tình trạng thừa cân, béo phì không còn hiếm gặp ở người trẻ tuổi. Ngoài ảnh hưởng đến ngoại hình, tình trạng này còn gây nguy hại rất lớn đến hệ thống xương khớp.

Trọng lượng lớn tạo gánh nặng lên hệ thống xương khớp. Nhất là khi di chuyển hay vận động. Lâu ngày kích hoạt tình trạng đau nhức, tê mỏi.

2.3 Đặc thù công việc gây đau nhức xương khớp

Những công việc có đặc thù phải mang vác nặng thường xuyên sẽ khiến xương khớp bị ảnh hưởng gây đau nhức ê ẩm. Bên cạnh đó, một số người làm việc trong môi trường phải duy trì tư thế tĩnh quá lâu cũng có thể gặp phải tình trạng cứng khớp, tê mỏi và đau nhức.

2.4 Do lười vận động

Thời đại công nghệ phát triển, chúng ta ngày càng có xu hướng thụ động, ít vận động hơn. Khớp xương ít được hoạt động sẽ trở nên kém linh hoạt, dễ bị tê cứng. Từ đó, tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp gây đau nhức ở người trẻ tuổi.

2.5 Đau do vận động quá mức

Đau do vận động quá mức

Ngược lại với không vận động, thì vận động quá mức cũng khiến người trẻ hứng chịu các cơn đau. Bởi lẽ, việc lạm dụng cơ bắp quá mức gây căng thẳng và chèn ép xương khớp.

Tình trạng này chủ yếu gặp ở các vận động viên thể thao, hoặc người hoạt động thể chất với cường độ cao. Không chỉ gây đau nhức, về lâu dài tình trạng này còn khiến hệ thống xương khớp bị tổn thương, dễ gặp phải chấn thương khi vận động.

2.6 Lạm dụng rượu bia và thuốc lá

Đây là tình trạng nhiều người trẻ đang gặp phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như xương khớp.

Theo nghiên cứu, nicotine trong thuốc lá và cồn trong rượu bia gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi và làm phá hủy mô xương. Điều này dẫn đến loãng xương, chết xương,…

3. Nhận biết triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ

Các triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ nhìn chung khá giống với người cao tuổi. Tùy từng người, từng nguyên nhân, triệu chứng có thể khác nhau:

  • Các khớp xương đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, nhất là khi cử động.
  • Cơn đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc nhiều khớp cùng lúc.
  • Đau sau khi vận động hoặc sau thời gian dài nghỉ ngơi.
  • Các khớp sưng, tấy đỏ, cảm giác ấm nóng khi sờ vào.
  • Đôi khi phát ra âm thanh khi vận động.
  • Gặp khó khăn đối với các vận động thông thường như: co duỗi chân, cầm nắm,…

4. Đau nhức xương khớp ở người trẻ cảnh báo bệnh gì?

Khi gặp tình trạng đau nhức xương khớp, đa số người trẻ thường chủ quan, nghĩ rằng bệnh sẽ tự khỏi. Thế nhưng, đôi khi tình trạng này lại là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp nguy hiểm như:

– Thoái hóa khớp: Sụn khớp bị bào mòn hoặc tổn thương gây ra các cơn đau khi vận động. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh như sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.

Viêm khớp dạng thấp: Xảy ra ở các khớp có tính đối xứng. Người bệnh có thể đau liên tục cả ngày, đau tăng lên vào đêm và gần sáng. Đôi khi nghỉ ngơi vẫn cảm nhận được cơn đau.

– Bệnh gút: Theo thống kê cứ 4 người bệnh gút thì có 1-2 người trong độ tuổi 30-40. Gút gây nên các cơn đau ở khớp ngón chân, tay. Bệnh có thể khởi phát đột ngột với triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau.

5. Chẩn đoán

Đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh. Chính vì vậy, việc thăm khám, kiểm tra là hết sức cần thiết.

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra để đánh giá mức độ đau, tình trạng viêm sưng cũng như khả năng vận động của các khớp bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bạn cũng được hỏi một số vấn đề liên quan và tiền sử bệnh để đưa ra chẩn đoán sơ bộ. Từ đó có chỉ định cụ thể hơn.

5.2 Chẩn đoán hình ảnh

Một số xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ khẳng định chính xác hơn nguyên nhân gây đau nhức xương khớp:

  • Chụp X-quang: Đánh giá tình trạng sụn khớp: có bị mất sụn hay tồn tại gai xương, tổn thương khác.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết bên trong xương khớp. Bao gồm cả gân cơ, dây chằng và mô mềm.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định khả năng mắc viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gout.

6. Điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ

Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp ở người trẻ cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh mà có giải pháp điều trị phù hợp:

6.1 Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc giúp làm giảm triệu chứng đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc mà cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

  • Thuốc uống: Thường bao gồm acetaminophen, aspirin, ibuprofen, naproxen…
  • Thuốc bôi: Thuốc chứa capsaicin thoa lên vùng da ở khớp bị đau nhức để giảm đau. Có thể sử dụng kết hợp thuốc uống.
  • Thuốc tiêm: Có 2 loại thuốc tiêm giảm đau phổ biến hiện nay là axit hyaluronic và steroid. 

Sử dụng thuốc tuy tiện lợi, giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Đặc biệt với thuốc tiêm steroid có thể phá hủy sụn khớp.

6.2 Chườm giảm đau

Chườm nóng và chườm lạnh có thể giúp giảm đau nhức trong các trường hợp viêm xương khớp, chấn thương khi hoạt động thể thao.

Cách thực hiện:

  • Chườm lạnh trước để cơn đau dịu bớt.
  • Khi cơn đau đã thuyên giảm, chườm nóng giúp mạch máu giãn nở, thúc đẩy làm lành tổn thương.

Cần cẩn trọng sử dụng phương pháp này với các trường hợp cao huyết áp hoặc mắc bệnh tim.

6.3. Châm cứu

Châm cứu giúp kích thích sản sinh hoocmon endorphin. Đây là một loại hoocmon giúp tăng hưng phấn, thư giãn. Từ đó giảm đau nhanh. Phương pháp này thường được kết hợp cùng các phương pháp khác để điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả.

6.4 Phẫu thuật chữa đau nhức xương khớp

Với các trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để thay khớp.

Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại khá nhiều rủi ro. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, phẫu thuật thất bại,… Do đó, phẫu thuật cần phải được thực hiện tại bệnh viện lớn, do các y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm thực hiện.

7. Phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người trẻ

Trước thực trạng ngày càng có nhiều người trẻ bị đau nhức xương khớp, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa, gồm có:

  • Luôn chú ý, giữ tư thế đúng khi đứng, ngồi, nằm trong làm việc cũng như trong sinh hoạt.
  • Hạn chế mang vác nặng. Tránh làm việc quá sức.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên ngủ trước 23h.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin, uống nhiều nước.
  • Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục.
  • Kiểm soát cân nặng ổn định.

Những người trẻ như chúng ta không nên chủ quan khi bị đau nhức xương khớp. Khi tình trạng này kéo dài, hay chuyển biến nghiêm trọng cần chủ động gặp bác sĩ. Chẩn đoán, điều trị kịp thời là cách loại bỏ mọi rủi ro liên quan.

8. Công nghệ Hill DT – Giải pháp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả

Trong các phương pháp giảm đau nhức xương khớp hiện nay, sử dụng máy Hill DT công nghệ giảm áp Mỹ để điều trị được đánh giá vượt trội hơn cả. Với cơ chế tác động giảm áp lực lên dây thần kinh và mô mềm xung quanh khớp, công nghệ Hill DT giúp cải thiện tình trạng đau nhức mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

Trước khi bắt đầu chữa trị, bác sĩ sẽ thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Thông qua máy Hill DT, người bệnh được trị liệu theo lập trình tùy vào trọng lượng và tình trạng của mình.

Tại Việt Nam, phòng khám WinMedic là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ giảm áp Hill DT và đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân bị đau nhức xương khớp. Trong đó có rất nhiều trường hợp trẻ tuổi.

Để giúp người bệnh sớm quay trở về cuộc sống thường ngày, các bác sĩ của WinMedic có thể kết hợp thêm nhiều phương pháp trị liệu khác nâng cao hiệu quả điều trị như:

  • Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân.
  • Sóng siêu âm, tia Laser công suất cao nhằm cao thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào sụn khớp, giảm tình trạng sưng viêm.
  • Xoa bóp vùng bằng máy áp lực hơi UAM8100, tác động nắn chỉnh cột sống bằng tay,… giúp thư giãn, giảm đau nhanh.
  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để phòng ngừa bệnh tái phát.

Các bác sĩ sẽ theo sát quá trình điều trị để kịp thời có phương án điều chỉnh, kết hợp phù hợp.

Để đặt lịch khám hoặc tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Q. Tân Bình, TP. HCM.
  • Hotline: 0917086003

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *