Cứng khớp gối – Nguyên nhân, cách điều trị và lưu ý bác sĩ!

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Cứng khớp gối không phải là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nó ảnh hưởng tới sinh hoạt, lao động hàng ngày. Vậy liệu tình trạng này có phải dấu hiệu của bệnh lý? Cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

1. Cứng khớp gối là gì?

Cứng khớp gối

Khớp gối đóng vai trò quan trọng trong hệ vận động của cơ thể. Nó được cấu thành bởi hai đầu xương đùi và xương chày, sụn khớp, dây chằng. Khi bất kỳ thành phần nào của khớp gối bị tổn thương sẽ đều ảnh hưởng tới khả năng vận động của khớp.  

Hiện tượng cứng khớp gối là tình trạng đầu gối bị co cứng. Người bệnh không thể co và duỗi chân bình thường. Chân phải mất một thời gian mới có thể duỗi thẳng. Nó có thể đi kèm cảm giác tê bì đầu gối. 

2. Triệu chứng cứng khớp gối

Dấu hiệu cứng khớp gối bao gồm việc khớp gối bị co cứng trong vòng 15 phút hoặc lâu hơn. Nó có thể đi kèm với:

  • Đau khớp
  • Nóng đỏ
  • Sưng nhẹ
  • Bầm tím
  • Mệt mỏi
  • Sốt 

3. Nguyên nhân gây cứng khớp gối

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đôi khi nó chỉ do tư thế sai, do nằm lâu… nhưng cũng có lúc nó bắt nguồn từ các yếu tố bệnh lý. 

3.1. Sai tư thế gây cứng khớp gối

Đôi khi cứng khớp sẽ xuất hiện thoáng qua. Đó là khi bạn quỳ gối, ngồi lên chân lâu hoặc nằm nghiêng đè lên một bên chân trong lúc ngủ. Các tư thế này sẽ làm giảm lượng máu lưu thông, chèn ép dây thần kinh tại đầu gối gây cứng tạm thời. Thêm vào đó việc lười vận động cũng làm mất đi tính linh hoạt của khớp. 

3.2. Chấn thương

Đôi khi bạn sẽ không để ý tới những lần vấp ngã trong sinh hoạt, chơi thể thao hay tai nạn lao động. Tuy nhiên đây rất có khả năng là nguyên nhân gây cứng khớp. Ngã gập gối, tác động mạnh vào đầu gối có thể gây tổn thương khớp gối. 

3.3. Rách sụn chêm

Sụn chêm là mảnh sụn hình chữ C. Nó có tác dụng giảm ma sát giữa hai đầu xương tại khớp gối. Sụn chêm có thể bị rách khi đột ngột xoắn đầu gối, va chạm mạnh khi chơi thể thao. Khi sụn này bị rách sẽ gây cứng khớp, đau, sưng gối.

3.4. Tổn thương dây chằng

Dây chằng nối đầu xương đùi với đầu xương mác và xương chày. Các tổn thương hay gặp là rách hoặc đứt dây chằng. Khi tổn thương xảy ra, bạn có thể bị đau cứng khớp gối, sưng đầu gối, mất khả năng chuyển động bình thường. 

3.5. Thoái hóa khớp gối

Nếu bạn bị cứng khớp gối khi ngủ dậy kèm theo đau sưng thì hãy cân nhắc tới việc bị thoái hóa khớp. Bệnh xảy ra khi sụn khớp bị hư tổn do quá trình lão hóa tự nhiên và lối sống thiếu khoa học. Ở giai đoạn nhẹ những cơn cứng khớp sẽ giảm bớt khi người bệnh xoa bóp. 

3.6. Viêm khớp gối

Ngoài cứng khớp, các triệu chứng của viêm khớp gối bao gồm mệt mỏi, giảm cân, ăn ngủ kém, da xanh sao. Viêm khớp gây tổn thương sụn và xương dưới sụn. 

3.7. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là việc hệ thống miễn dịch tấn công màng hoạt dịch của khớp gối. Từ đó gây viêm cả hai bên khớp gối cùng lúc. Mỗi lần bị cứng khớp gối sẽ kéo dài trên 1 giờ. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến dạng khớp, mòn xương.

3.8. Viêm bao hoạt dịch gây cứng khớp gối

Túi hoạt dịch là túi nhỏ chứa chất lỏng nằm trong khớp. Nó giúp khớp hoạt động trơn tru. Viêm bao hoạt dịch có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Nhưng phổ biến nhất là ở khuỷu tay, vai, hông, đầu gối.

3.8. Cứng khớp gối sau phẫu thuật

Cứng khớp là một biến chứng sau phẫu thuật. Lý do có thể đến từ việc bị nhiễm trùng, lỗi kỹ thuật trong khi phẫu thuật. Đó cũng có thể là do thời gian bất động khớp quá lâu. Đây cũng là nguyên nhân gây cứng khớp gối sau bó bột.

3.10. Bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng nồng độ axit uric trong máu cao, tích tụ tinh thể urat tại các khớp gây viêm. Nó thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối. Triệu chứng điển hình là sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp. Ngoài ra còn có hiện tượng cứng khớp. 

3.11. Lupus

Lupus cũng là một bệnh tự miễn khi hệ thống miễn dịch tấn công các cơ quan và mô trong cơ thể. Khi khớp bị tấn công nó có thể bị cứng, đau, sưng.

4. Cứng khớp gối có nguy hiểm không?.

Nếu tình trạng cứng khớp nghiêm trọng, là biểu hiện của bệnh lý mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng. 

  • Giảm khả năng vận động
  • Biến dạng khớp
  • Teo cơ
  • Tàn phế

5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Một số trường hợp việc tự điều trị tại nhà sẽ không mang lại kết quả, thậm chí sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Do đó, hay tới gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu:

  • Cứng khớp kéo dài ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà
  • Khó vận động, ngay cả việc co duỗi chân
  • Cứng khớp sau chấn thương
  • Đau dữ dội
  • Đi kèm với các triệu chứng: sưng to khớp gối, đỏ tấy, bầm tím, sốt…

6. Chẩn đoán cứng khớp gối

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân thông qua việc xác định chính xác nguyên nhân và loại trừ các tính trạng bệnh lý khác. Ngoài việc hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, triệu chứng, bác sĩ sẽ tiến hành:

  • Kiểm tra khả năng vận động của đầu gối
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Siêu âm 
  • Xét nghiệm dịch khớp gối

7. Điều trị cứng khớp gối

Bị cứng khớp gối phải làm sao là thắc mắc của không ít người. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với trường hợp xuất phát từ bệnh lý, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.

7.1. Cố định đầu gối

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bị chấn thương. Người bệnh sẽ đeo nẹp đầu gối trong vòng một vài tuần đầu. Điều này sẽ giúp hạn chế những cử động có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.  

7.2. Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng, viêm, đặc biệt thích hợp sau khi chấn thương. Bạn có thể dụng túi đá, chai nước đá hoặc khăn bọc đá chườm lên gối trong 15 phút. 

Chườm nóng giúp giãn cơ, tăng lưu thông máu. Cách đơn giản là sử dụng đệm nóng, chai nước ấm chườm vào đầu gối. Tắm vòi hoa sen và ngâm mình trong bồn tắm nước ấm cũng có tác dụng. 

7.3. Thuốc trị cứng khớp gối

Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn để giảm bớt tình trạng sưng viêm, đau cứng khớp cho người bệnh. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng chúng có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó để đảm bảo an toàn, người bệnh cần sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Thuốc giảm đau: paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID: ibuprofen, naproxen
  • Tiêm cortisone giúp giảm sưng, đau nghiêm trọng
  • Thuốc giãn cơ
  • Acid Hyaluronic dạng uống hoặc tiêm

7.4. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng vận động cho đầu gối. Bác sĩ, chuyên gia vật lý trị liệu sẽ thăm khám và xác định phương pháp trị liệu phù hợp với bạn. Đó có thể là bài tập, xoa bóp bấm huyệt, điện xung trị liệu… Đây là cách điều trị cứng khớp gối không xâm lấn được nhiều người lựa chọn. 

7.5. Các bài tập giúp giảm cứng khớp gối

Nhiều người bệnh cứng khớp gối được yêu cầu phải hạn chế vận động khớp trong một thời gian. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người bệnh được yêu cầu tập thể dục để hỗ trợ phục hồi khớp gối. Để biết rõ dạng bài tập nào phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh cũng như đảm bảo an toàn, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ.

Dưới đây là một số bài tập đơn giản người bệnh có thể tập dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

7.5.1. Bài tập giãn cơ chân

  • Đứng thẳng, cách tường một khoảng, tay vịn vào tường
  • Bước chân trái lên phía trước 
  • Từ từ gấp gối trái sao cho cẳng chân vuông góc với mặt sàn. Giữ tư thế này trong 30 giây.
  • Đổi chân và làm tương tự.
  • Thực hiện mỗi bên 7 lần.

7.5.2. Bài tập kéo gót chân và bắp chân

  • Đứng đối diện với tường
  • Vịn 2 tay vào tường
  • Bước chân trái ra sau xa nhất có thể. Chú ý ngón chân của cả 2 bàn chân phải hướng về phía tường. 
  • Nhún chân phải để đưa cả cơ thể sát vào tường. Lúc này bạn sẽ cảm thấy căng ở chân sau. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi chân.
  • Lặp lại mỗi chân 3 lần.

7.5.3. Bài tập duỗi cơ tứ đầu

  • Đứng thẳng, đối diện tường.
  • Tay phải vịn vào tường. Co đầu gối chân phải. Lấy tay trái nắm lấy cổ chân phải về phía mông sát nhất có thể. Giữ tư thế trong 30 giây rồi trở về tư thế ban đầu.
  • Lặp lại với chân còn lại.
  • Mỗi bên thực hiện 3 lần.

7.5. Phẫu thuật

Do tính rủi ro cùng thời gian dài để phục hồi chức năng sau phẫu thuật nên phương pháp này thường chỉ được sử dụng trong trường hợp bất khả kháng. Tức là khi người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc bệnh diễn biến nặng, nguy cơ biến chứng cao.

8. Điều trị cứng khớp gối tại WinMedic

Phòng khám WinMedic (số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh) đã điều trị cho nhiều bệnh nhân gặp tình trạng cứng khớp gối. Tại WinMedic, người bệnh sẽ được thăm khám tận tình, chăm sóc chu đáo từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia, nhân viên chuyên nghiệp.

Đến với WinMedic, bạn sẽ được trải nghiệm trị liệu bằng phương pháp tiên tiến và thiết bị hiện đại. 

Trị liệu khử electron bằng máy ET21: Giúp chống oxy hóa, tăng khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch NK chỉ sau 15 phút điều trị. Máy ứng dụng hệ thống hoạt động an toàn. Màn hình LCD điều khiển cảm ứng nên dễ thực hiện, thao tác đơn giản.

– Laser công suất cao: Sử dụng chế độ xung để điều trị giảm đau. Khả năng xuyên thấu cao giúp điều trị mô sâu, tăng cường trao đổi chất. Các xung cực ngắn với tốc độ lặp lại rất cao kích thích các tận cùng thần kinh, ức chế tín hiệu dẫn truyền đau trong hệ thần kinh. Từ đó giảm đau nhanh cho người bệnh. 

Điện xung trị liệu, siêu âm trị liệu… 

Bác sĩ sẽ theo sát quá trình điều trị, sự đáp ứng của người bệnh để đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Sau điều trị, người bệnh sẽ vẫn nhận được sự tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ chuyên gia. 

Những thông tin về dấu hiệu cứng khớp gối và cách điều trị trong bài hy vọng hữu ích đối với bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0917086003 để được hỗ trợ sớm nhất.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *