Đau khớp gối ở người trẻ – Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Đau khớp gối hiện nay không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau khớp gối ở người trẻ có thể bắt nguồn từ lối sống nhưng cũng không loại trừ khả năng do bệnh lý. Chuyên gia của chúng tôi sẽ lý giải nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý phù hợp. 

1. Dấu hiệu đau khớp gối ở người trẻ

Tình trạng đau khớp gối này có thể bao gồm nhiều triệu chứng:

  • Đau khi chuyển động đầu gối
  • Hạn chế chuyển động của khớp gối
  • Nghe thấy tiếng kêu lục cục ở khớp gối
  • Sưng
  • Đỏ
  • Bầm tím

2. Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi

Đau khớp gối ở người trẻ

Đau nhức đầu gối ở người trẻ có thể chỉ là hệ quả của lối sống, đặc thù công việc. Nhưng nhiều trường hợp nó lại là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp. 

2.1. Lười vận động

Lười vận động đang ngày càng phổ biến ở một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Thói quen lướt điện thoại, xem tivi, ngồi chơi game… và không thường xuyên tập thể dục khiến xương khớp mất đi độ linh hoạt. Từ đó gây đau nhức xương khớp ở người trẻ 

2.2. Đặc thù công việc

Một trong những nguyên nhân gây đau đầu gối ở người trẻ tuổi là do đặc thù nghề nghiệp. Đó là những công việc đòi hỏi giữ nguyên tư thế trong thời gian dài như: nhân viên văn phòng, tài xế, công nhân may… Bên cạnh đó, những người lao động vất vả, hay bê vác vật nặng cũng có nguy cơ cao bị bệnh. 

2.3. Thói quen xấu trong sinh hoạt

Nhiều thói quen trong sinh hoạt tưởng chừng như vô hại lại có khả năng hủy hoại khớp gối của bạn. Đó có thể là thường xuyên đi giày cao gót, ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân… Những thói quen này lâu dần sẽ tạo áp lực lớn lên bề mặt sụn khớp, chèn ép lên các dây thần kinh đi qua khu vực đầu gối gây đau. 

2.4. Thừa cân, béo phì

Khớp gối là khớp chịu lực lớn của cơ thể. Do đó, việc trọng lượng cơ thể tăng cao sẽ gia tăng áp lực lên khớp này khiến nó dễ bị tổn thương hơn. 

2.5. Chấn thương

Người trẻ tuổi là đối tượng trong độ tuổi lao động, thường tham gia các môn thể thao. Do đó, khả năng gặp chấn thương do tai nạn lao động, chơi thể thao, tai nạn giao thông là rất lớn. Trong đó không loại trừ khả năng chấn thương gây tổn hại tới khớp gối. 

Các chấn thương dạng này thường liên quan tới rách dây chằng, rách sụn chêm, gãy xương, trật khớp… Đôi khi nó chỉ gây bầm tím, đau và có thể giảm bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nặng hơn hệ quả của chúng là đau dữ dội, sưng tấy và chân không thể di chuyển được.

2.6. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch có tác dụng tiết ra dịch bôi trơn khớp giúp khớp cử động dễ dàng. Khi lớp bao hoạt dịch này bị viêm sẽ giảm tiết dịch nhờn, gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp gối

2.7. Viêm khớp gối ở người trẻ tuổi

Những yếu tố như chấn thương, béo phì, chơi thể thao chuyên nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình viêm tại khớp. Lúc này ngoài cảm giác đau, người bệnh còn bị sưng khớp gối.

2.8. Viêm khớp dạng thấp

Là bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện nhầm màng hoạt dịch là yếu tố gây hại. Từ đó kích hoạt chế độ tấn công gây viêm khớp. Thông thường bệnh sẽ ảnh hưởng tới các khớp đối xứng. Do đó, ở trường hợp này người bệnh sẽ bị đau cả hai đầu gối. 

2.9. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng ngày càng nhiều người trẻ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân xuất phát từ chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hiện nay. 

Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến hai đầu xương chạm vào nhau. Nó gây ra các cơn đau nhức ở đầu gối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày. 

2.10 Gai khớp gối

Khi các mỏm gai xương ở khớp gối xuất hiện nó sẽ cản trở quá trình chuyển động của khớp. Bệnh nặng có thể gây mất khả năng vận động. 

2.11. Bất thường bẩm sinh trong cấu tạo của đầu gối

Có những người khi sinh ra đã có trục chân không thẳng khiến hai đầu gối chụm vào nhau, chân vòng kiềng. Qua thời gian khớp gối sẽ chịu lực không đều từ đó gây đau.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Ở một số trường hợp cơn đau chỉ thoáng qua hoặc biến mất sau khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc. Tuy nhiên, bạn cần tới gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng đau khớp gối ngày càng tăng nặng
  • Đau sau chấn thương, đặc biệt là nghe thấy tiếng động tại xương khớp khi gặp chấn thương
  • Không cử động được khớp gối một cách bình thường

4. Chẩn đoán

Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp.

  • Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, triệu chứng
  • Kiểm tra khả năng chuyển động của khớp gối, các biểu hiện lâm sàng
  • Chụp X-quang
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Siêu âm
  • Chọc dịch khớp
  • Xét nghiệm máu

5. Điều trị đau khớp gối ở người trẻ

Nguyên tắc điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi là giảm triệu chứng và điều trị nguyên nhân gây đau. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp khác nhau. 

5.1. Cố định đầu gối

Trong nhiều trường hợp việc cố định khớp gối là cần thiết. Nó sẽ ngăn người bệnh chuyển động gây trầm trọng hơn tổn thương. Từ đó tạo thời gian cho khớp được nghỉ ngơi, tự hồi phục. Các dụng cụ để cố định khớp gối gồm: băng thun, dây đai, nẹp.

5.2. Chườm giảm đau

Chườm giảm đau khớp gối

Đây là biện pháp điều trị tại nhà đi kèm với nghỉ ngơi. Người bệnh có thể sử dụng đá đựng trong chai, bọc trong khăn để chườm lên đầu gối. Thời gian chườm tối đa là 20 phút, 3 lần/ngày. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả sau 48 giờ sau chấn thương tại đầu gối mà không để lại vết thương hở.

5.3. Vật lý trị liệu

Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể điều trị các cơn đau dạng này thông qua nhiều phương pháp trị liệu. Có thể kể đến như: xoa nắn mô mềm, laser trị liệu, bài tập trị liệu…

5.4. Thuốc tây trị đau nhức khớp gối ở người trẻ tuổi

Dùng thuốc Tây có thể giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Meloxicam, Celecoxib, Diclofenac…
  • Corticosteroid: Prednisolon, Prednison…
  • Tiêm axit hyaluronic để bổ sung chất nhờn cho khớp gối
  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: giúp giảm viêm, kích thích quá trình tự chữa lành tại khớp

5.5. Bài thuốc dân gian

Do không muốn đối mặt với những tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều người đã lựa chọn các bài thuốc dân gian. Với nguyên liệu là các vị thảo dược thiên nhiên nên những bài thuốc này khá lành tính. Tuy nhiên, người bệnh cần kiên trì áp dụng và hiệu quả ở mỗi người là khác nhau.

Uống ngải cứu và mật ong

  • Lấy 300g ngải cứu tươi rửa sạch rồi giã nát
  • Vắt lấy nước cốt rồi cho 2 thìa mật ong vào khuấy đều
  • Uống 2 lần/ngày, sau bữa ăn

Uống nước sắc lá lốt

  • Lấy 15g lá lốt phơi khô sắc với 2 bát nước
  • Đến khi còn 1 bát thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước, uống trong ngày khi còn nóng, sau bữa ăn

Bài thuốc trị đau khớp gối

  • Chuẩn bị lá lốt, rễ cây bưởi bung, rễ vòi voi, rễ cây cỏ xước, mỗi loại 30g tươi
  • Thái nhỏ, sao vàng tất cả các nguyên liệu
  • Cho vào ấm sắc với 600ml tới khi còn 1/3 lượng nước thì tắt bếp
  • Chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày.

5.6. Phẫu thuật

Đây là phương pháp được lựa chọn trong trường hợp nghiêm trọng như cơn đau rất dữ dội, đau do chấn thương nguy hiểm, nhiễm trùng. Đặc biệt là các trường hợp không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa. Các dạng phẫu thuật bao gồm: phẫu thuật cấy ghép xương, tái tạo dây chằng, cấy ghép khum, cắt xương…

6. Đau khớp gối ở người trẻ khám ở đâu?

Những cơn đau nhức khớp gối ở người trẻ tuổi gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc. Thậm chí nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, nhiều người không khỏi lo lắng và tìm kiếm các địa chỉ khám chữa bệnh. Để chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp bạn cần tới các địa chỉ uy tín.

Phòng khám WinMedic được nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng lựa chọn. WinMedic quy tụ các bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại và phương pháp điều trị tiên tiến. 

Tại WinMedic, bạn sẽ được tư vấn, chăm sóc tận tình và theo dõi sát tình hình bệnh. Đặc biệt, Phòng khám không nghỉ trưa vào tất cả các ngày từ thứ 2 tới thứ 7. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho những người trẻ tuổi đang đi làm có thể tranh thủ thời gian nghỉ trưa tới khám và trị liệu.

Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về đau khớp gối ở người trẻ hãy gọi tới hotline 0917086003 để được tư vấn và đặt lịch hẹn. 

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *