Đau xương bả vai: Nguyên nhân – Triệu chứng – Cách điều trị

Biên tập viên: Nguyễn Hằng

Tham vấn y khoa: BSCK1 Đào Hữu Nguyên

Đau xương bả vai rất thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tình trạng này cản trở khả năng cử động của vai, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Xác định đúng nguyên nhân đóng vai trò tiên quyết trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

1. Tình trạng đau xương bả vai là gì?

Đau xương bả vai là gì

Xương bả vai có hình tam giác nằm ở phần lưng trên, có nhiệm vụ kết nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Đây cũng là bộ phận có nhiệm vụ chính trong các cử động của vai.

Vai có phạm vi hoạt động tương đối rộng, chính vì thế rất dễ xảy ra tổn thương. Lúc này, xương bả vai không tránh khỏi được việc bị ảnh hưởng, tạo ra các cơn đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau xương bả vai không đơn thuần là chấn thương vật lý.

Đau xương bả vai được xem là hệ quả của rối loạn hệ thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ, gây ra bởi các yếu tố khác nhau. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ ai, đặc biệt là những người hay phải dùng sức vai. Cần xác định đúng nguyên nhân để có hướng điều trị và dự phòng tái phát phù hợp.

2. Nguyên nhân gây đau xương bả vai

Có nhiều nguyên nhân khiến xương bả vai bị đau, trong đó phải kể đến:

2.1 Đau do căng cơ hoặc chấn thương

Đa số các trường hợp căng cơ hoặc chấn thương tác động lên một bên vai. Tùy vị trí, có thể gây đau bên trái hoặc bên phải. Các chấn thương này xảy ra do:

  • Té ngã hoặc tai nạn.
  • Bị căng cơ do ngủ sai tư thế.
  • Chịu áp lực do thường xuyên khuân vác vật nặng trên vai.

2.2 Đau do các bệnh lý, vấn đề về xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến xương bả vai bị đau. Một số bệnh lý có thể kể đến như:

2.3 Phổi gặp vấn đề

Các vấn đề sức khỏe phát sinh ở phổi cũng là nguyên nhân khiến bả vai bị đau, chẳng hạn như:

  • Bệnh ung thư phổi.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Vỡ phổi.

2.4 Nguyên nhân khác

Trong một số trường hợp, đau nhói vùng vai phát sinh do:

  • Các bệnh lý về gan và túi mật.
  • Viêm tụy.
  • Loét dạ dày.
  • Các biến chứng sau phẫu thuật.

Trong đó, các chuyên gia cho rằng các vấn đề ở túi mật sẽ gây nên tình trạng đau xương bả vai phải. Còn viêm tụy có thể gây ra các cơn đau ở vùng vai trái.

3. Các triệu chứng khi bị đau xương bả vai

Tùy thuộc vào loại chấn thương hay nguyên nhân gây bệnh mà biểu hiện gặp phải ở từng người có thể khác nhau. Một số dấu hiệu dễ nhận biết có thể kể đến như:

  • Cảm nhận được cơn đau từ sâu bên trong xương bả vai, có thể lan ra phía sau, trước vai và phần trên cánh tay.
  • Khó khăn trong việc cử động, xoay vai.
  • Yếu vai hoặc mất lực ở cánh tay trên.
  • Có thể xuất hiện cảm giác kim châm hoặc ngứa ran kèm đau rát, giảm vận động.

Nhận biết sớm các dấu hiệu này sẽ giúp người bệnh chủ động trong thăm khám, để được chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như có hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

4. Chẩn đoán đau xương bả vai

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, cũng như bệnh lý gây đau xương bả vai, bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra sau:

4.1 Kiểm tra tiền sử bệnh

  • Bác sĩ xem xét lịch sử y tế của người bệnh nhằm mục đích tìm kiếm các dấu hiệu liên quan đến bệnh tim hoặc vấn đề ở phổi. 
  • Hỏi kỹ hơn về triệu chứng, dấu hiệu đau. Ví dụ: Đau bao lâu, ngoài ra còn triệu chứng gì khác không?…
  • Kiểm tra nhịp tim, huyết áp, cân nặng, nhiệt độ,…

4.2 Xét nghiệm

Có thể bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh,…

  • Chụp X-quang, CT hoặc cộng hưởng từ MRI để quan sát chi tiết hình ảnh tim, phổ, bả vai.
  • Tiến hành xét nghiệm máu tìm kiếm dấu hiệu viêm, nhiễm trùng. Đồng thời xác định nồng độ enzyme cụ thể của một bệnh lý nhất định.
  • Điện tâm đồ đo nhịp tim.
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng.
  • Điện tâm đồ để đo nhịp tim đập nhanh
  • Sinh thiết mô phổi để tìm kiếm dấu hiệu tích tụ chất lỏng dư thừa trong màng phổi

5. Điều trị đau xương bả vai

Điều trị các cơn đau xương bả vai cần dựa trên nguyên nhân cụ thể và mức độ đau. Các biện pháp có thể gồm chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế:

Chăm sóc giảm đau tại nhà

5.1 Chăm sóc giảm đau tại nhà

Trong một số trường hợp đau do căng cơ hay chấn thương, bạn có thể cải thiện các cơn đau ngay tại nhà bằng cách hạn chế sự chèn ép lên dây thần kinh. Điều này giúp thư giãn và cải thiện phạm vi chuyển động của xương, khớp bả vai. 

  • Dành thời gian nghỉ ngơi

Các trường hợp làm việc quá sức, mang vác nặng gây đau nhức thì việc cần làm là nghỉ ngơi để xoa dịu cơn đau. Khi cơn đau đã giảm bớt, bạn có thể từ từ vận động trở lại bằng cách nâng tay lên, đặt tay xuống, xoay nhẹ khớp vai. 

  • Chườm nóng

Chườm nóng giúp máu lưu thông dễ dàng. Từ đó, các gân cơ được thư giãn và giảm đau nhanh chóng.

Cách thực hiện: Chuẩn bị túi chườm ấm đắp lên vùng xương bả vai bị đau. Có thể chườm rộng ra các vùng xung quanh. Tuy nhiên, không thực hiện phương pháp này trong trường hợp vùng bả vai bị sưng, viêm.

  • Xoa bóp, massage

Xoa bóp, massage giúp hệ thống gân cơ được thư giãn, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng.

Cách thực hiện: Xoa hai lòng bàn tay với nhau cho nóng. Tiến hành massage nhẹ nhàng lên vùng bả vai theo chuyển động tròn. Sau đó massage ra xung quanh. Nên kết hợp thêm các động tác day, ấn,… để nâng cao hiệu quả giảm đau.

5.2 Điều trị bảo tồn

Đau xương bả vai có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp hoặc các vấn đề tim, phổ khác. Do đó, để trị dứt điểm, cần điều trị bệnh lý gây ra các cơn đau. Để làm được điều này, người bệnh cần sớm thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: thuốc giảm đau, chống viêm, tiêu sưng,…
  • Vật lý trị liệu: Sử dụng laser công suất cao, điện xung, giảm áp, các bài tập vật lý trị liệu,…
  • Kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt.

5.3 Can thiệp phẫu thuật

Đối với các trường hợp đau nặng, thường xuyên tái phát, không đáp ứng được các cách điều trị kể trên, cần báo với bác sĩ để được kiểm tra và có sự điều chỉnh phù hợp.

Một số trường hợp nghiêm trọng bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí gây liệt vai. Do đó, phương pháp này rất hiếm khi được chỉ định cho người bệnh.

6. Phòng ngừa đau xương bả vai

Phòng bệnh là cách tốt nhất để chúng ta bảo vệ sức khỏe nói chung và bảo vệ xương khớp nói riêng. Ngay từ bây giờ hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, làm việc và sinh hoạt khoa học:

  • Hạn chế làm việc quá sức, tránh bê vác nặng trong thời gian dài. 
  • Trong trường hợp phải thường xuyên hoạt động vai, nên xoa bóp, chườm lạnh vào buổi tối hoặc lúc nghỉ ngơi để giảm đau mỏi.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao phù hợp với thể trạng bản thân giúp hệ xương khớp dẻo dai, nâng cao sức khỏe. Nên tập các bài cho vai, cánh tay để khôi phục chức năng của các dây thần kinh.
  • Ngủ đúng tư thế, tránh nằm nghiêng 1 bên quá lâu.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ quả chứa nhiều vitamin, và canxi từ tôm, cua, cá, thủy hải sản,…

7. Điều trị đau xương bả vai hiệu quả tại WinMedic

Đau xương bả vai có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh xương khớp nguy hiểm. Các biện pháp tại nhà chỉ cải thiện cơn đau tạm thời, bệnh có thể tái phát bất kỳ lúc nào với các triệu chứng nặng hơn. Người bệnh tránh chủ quan mà cần thăm khám sớm tại các địa chỉ uy tín để có hướng điều trị kịp thời.

Phòng khám WinMedic được đầu tư trang thiết bị hiện đại và cao cấp phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh đau xương bả vai. Trong số đó phải kể đến công nghệ điều trị bằng máy giảm áp Hill DT từ Mỹ. Đây là phương pháp điều trị 3 không: Không xâm lấn – Không cần dùng thuốc – Không tác dụng phụ, giúp cải thiện tình trạng đau xương bả vai an toàn, hiệu quả.

Điều trị bằng máy giảm áp Hill DT giúp người bệnh được thư giãn, giảm nhanh cảm giác tê, đau, khó chịu trong xương và khu vực xung quanh bả vai. Đồng thời cải thiện bệnh lý hiệu quả. Trước khi bắt đầu chữa trị, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Hill DT đã được chứng minh là kỹ thuật trị liệu công nghệ cao. Mang lại hiệu quả tối ưu trong điều trị các bệnh lý như: trượt đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, đau cổ vai gáy, phục hồi chức năng sau chấn thương,… 

Liên hệ điều trị – Phòng khám WinMedic:

  • Địa chỉ: Số 22 Bùi Thị Xuân, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0917086003
  • Thời gian làm việc: Từ 8h – 17h30 (từ thứ 2 – thứ 7, nghỉ chủ nhật).

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *